Nhu cầu yếu khiến giá gạo của Ấn Độ và Việt Nam đi xuống

Nhu cầu tại Việt Nam ở mức thấp. Tuần này, giá gạo 5% tấm của Việt Nam giảm xuống còn 345-350 USD/tấn, so với mức 350-360 USD/tấn hồi tuần trước.
Đóng gói sản phẩm gạo xuất khẩu. (Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN)
Đóng gói sản phẩm gạo xuất khẩu. (Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN)

Giá gạo xuất khẩu của Ấn Độ và Việt Nam giảm trong tuần này do nhu cầu khá yếu, trong khi việc đồng baht mạnh lên làm giảm sức cạnh tranh của gạo Thái Lan vào thời điểm nhà xuất khẩu gạo lớn thứ hai thế giới này đang nỗ lực tìm kiếm những đơn hàng mới.

Tại thị trường Ấn Độ, giá gạo đồ 5% tấm đứng ở mức 365-367 USD/ tấn trong tuần này, thấp hơn so với 366-369 USD/tấn ghi nhận hồi tuần trước.

Một nhà xuất khẩu tại thành phố Kakinada, bang Andhra Pradesh cho hay các khách hàng châu Phi đang có lượng gạo dự trữ khá dồi dào, vì vậy họ không vội mua thêm.

Ngoài ra, giới quan sát cho biết hoạt động gieo trồng lúa gạo vào mùa Hè tại Ấn Độ cũng có thể bị trì hoãn, do mùa mưa năm nay dự kiến sẽ đến chậm hơn.

Nhu cầu tại Việt Nam ở mức thấp. Tuần này, giá gạo 5% tấm của Việt Nam giảm xuống còn 345-350 USD/tấn, so với mức 350-360 USD/tấn hồi tuần trước.

[Giá gạo Ấn Độ và Thái Lan đều tăng do đồng nội tệ mạnh lên]

Một thương nhân tại Thành phố Hồ Chí Minh cho biết thị trường đang khá yên ắng và rất ít hoạt động chào bán diễn ra.

Còn tại Thái Lan, giá gạo 5% tấm hầu như không đổi ở mức 393-404 USD/tấn. Giới quan sát cho biết nhu cầu đối với gạo Thái Lan chưa có dấu hiệu cải thiện và ít khả năng có được những vụ giao dịch lớn trong cả ngắn và trung hạn.

Một thương nhân ở Bangkok cho biết rằng họ đã đặt kỳ vọng vào thị trường Trung Đông sau tháng lễ Ramadan. Tuy nhiên, cho đến nay không có dấu hiệu về bất kỳ một vụ giao dịch lớn nào và hầu hết các thương nhân đang bán gạo cho khách hàng thường xuyên của họ.

Việc đồng baht tiếp tục mạnh lên, chạm mức cao nhất so với đồng USD trong gần bốn tháng là 31,17 baht đổi 1 USD hôm 13/6, tiếp tục gây áp lực lên giá gạo Thái Lan, đồng thời khiến mặt hàng này trở nên đắt đỏ hơn so với các đối thủ cạnh tranh./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Càphê đặc sản của Đắk Lắk đã có mặt ở thị trường các nước châu Âu, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Canada, Trung Quốc. (Ảnh: Tuấn Anh/TTXVN)

Xây dựng càphê đặc sản vươn tầm thế giới

Là thủ phủ càphê Việt Nam, Đắk Lắk đang từng bước xây dựng hệ sinh thái càphê đặc sản nhằm nâng cao giá trị sản phẩm và khẳng định thương hiệu trên thị trường thế giới.

Người dân thành phố Hồ Chí Minh mua vàng trong ngày giá vàng tăng cao. (Ảnh: Hương Giang/TTXVN)

Giao dịch sôi động trong ngày giá vàng tăng kỷ lục

Theo một chủ tiệm vàng trên địa bàn quận Bình Thạnh, hoạt động mua bán sôi động diễn ra nhiều ngày nay trong bối cảnh giá vàng thế giới liên tục tăng, kéo theo đà tăng của thị trường trong nước.

Rượu vang được bày bán tại cửa hàng ở Paris, Pháp. (Ảnh: THX/TTXVN)

Người dân châu Âu sẽ quay lưng với hàng hóa Mỹ?

Dữ liệu gần đây về thuế quan và quyết định mua sắm của người tiêu dùng EU cho thấy: khi giá một sản phẩm tăng do thuế nhập khẩu cao hơn, người tiêu dùng sẽ tìm đến lựa chọn thay thế rẻ hơn.

Giá hồ tiêu đang tăng lên quanh mức 160.000 đồng/kg. ( Ảnh: Hoài Thu/TTXVN)

Hồ tiêu vào vụ, giá cao nhất trong gần 10 năm qua

Giá hồ tiêu đang tăng lên quanh mức 160.000 đồng/kg, cao nhất trong gần 10 năm qua, khiến nông dân phấn khởi, đặc biệt khi nhu cầu tiêu thụ trên thị trường thế giới được dự báo vẫn tiếp tục cao.