Nhựa có thể ngăn chặn hiệu quả tia bức xạ vũ trụ

Các vật liệu nhẹ như nhựa có thể giúp các phi hành gia ngăn chặn hiệu quả các tia bức xạ nguy hiểm trong quá trình du lịch không gian.
Các vật liệu nhẹ hơn, điển hình như nhựa có thể giúp các phi hành gia ngăn chặnhiệu quả các tia bức xạ nguy hiểm trong quá trình du lịch không gian.

Phát hiện trên của các nhà khoa học Mỹ được đăng tải trên tạp chí trựctuyến Liên minh Địa vật lý Mỹ mang tên "Thời tiết không gian" số ra ngày 12/6.

Nhóm nghiên cứu thuộc trường Đại học New Hampshire và Viện Nghiên cứu TâyNam của Mỹ đã phát hiện điều này dựa trên việc quan sát các hiệu ứng bức xạ(CRaTER: miệng núi lửa) thông qua kính viễn vọng tia vũ trụ trên tàu vũ trụ thămdò mặt trăng của Mỹ (LRO). Nhựa có thể giúp giảm những rủi ro sức khỏe đối vớinhững người thực hiện sứ mệnh tương lai tiến sâu vào không gian vũ trụ.

Theo các nhà nghiên cứu, nhôm luôn là nguyên liệu chính trong chế tạo tàuvũ trụ, nhưng khả năng kim loại này bảo vệ con người chống lại các tia nănglượng cao từ vũ trụ lại tương đối thấp và có thể khiến chi phí vận hành của tàuvũ trụ tăng cao gấp nhiều lần so với vật liệu nhựa.

Trong một phát biểu, trưởng nhóm nghiên cứu Cary Zeitlin cho biết: "Đây lànghiên cứu đầu tiên áp dụng hình thức quan sát từ không gian để xác nhận xemchất dẻo và các vật liệu nhẹ khác liệu có thể ngăn chặn các tia bức xạ vũ trụhiệu quả hơn nhôm hay không."

Ông Zeitlin cho rằng việc che chắn tia vũ trụ không thể giải quyết hoàntoàn vấn đề nhiễm phóng xạ trong không gian sâu, nhưng sẽ tạo ra sự khác biệt rõràng về hiệu quả của vật liệu khác nhau.

So sánh nhựa-nhôm được thực hiện trong những thử nghiệm ở các phòng thínghiệm trên mặt đất thông qua sử dụng chùm hạt phân tử nặng, mô phỏng các tia vũtrụ.

Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng hiệu quả che chắn của nhựa trongkhông gian hoàn toàn phù hợp với những gì họ phát hiện từ các thí nghiệm chùm.

Các nhà nghiên cứu sử dụng công cụ CRaTER để đánh giá lượng bức xạ của cáctia vũ trụ sau khi đi qua vật liệu được gọi là nhựa mô tương đương (mô phỏng môcơ trên cơ thể người).

Các quan sát CRaTER đã xác nhận các mô hình và các phép đo trên mặt đất,có nghĩa là vật liệu che chắn nhẹ có thể được sử dụng an toàn cho những sứ mệnhlâu dài, cung cấp thuộc tính cấu trúc có thể chịu được sự khắc nghiệt của vũtrụ./.

Thạch Thảo (Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Ảnh minh họa. (Nguồn: AFP)

Nhật Bản thành công với "canh bạc" tế bào gốc

Với hơn 110 tỷ yên (tương đương 760 triệu USD) đầu tư từ chính phủ, cùng hàng tỷ USD từ các nhà tài trợ tư nhân và doanh nghiệp, Nhật Bản đang dẫn đầu thế giới trong lĩnh vực điều trị bằng tế bào gốc.

Các nghiên cứu chỉ ra rằng nhiều loại độc tố từ môi trường có thể làm tăng nguy cơ mắc Parkinson, đặc biệt là thuốc trừ sâu. (Nguồn: Vietnam+)

Thuốc trừ sâu làm tăng nguy cơ mắc bệnh Parkinson

Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí y khoa BMJ dự đoán rằng số người mắc bệnh Parkinson trên toàn thế giới có thể tăng hơn gấp đôi - từ 11,9 triệu người vào 2021 lên hơn 25 triệu người vào 2050.