Khai thác vàng sa khoáng trái phép trên sông Lam, đoạn chảy qua huyện Tương Dương và các khe suối thuộc các xã Yên Na, Yên Tĩnh, Yên Hòa, Yên Thắng, Nga My... của huyện Tương Dương, Nghệ An, đã diễn ra suốt nhiều năm nay với quy mô ngày càng mở rộng và hoạt động công khai.
Tình trạng này đến nay vẫn chưa được chính quyền địa phương kiên quyết dẹp bỏ.
Trên địa bàn huyện Tương Dương hiện có 15 doanh nghiệp hoạt động khai thác khoáng sản, trong đó có 11 doanh nghiệp khai thác vàng ở 14 điểm mỏ. Vì vậy, nếu không quản lý và xử lý kiên quyết thì không chỉ ảnh hưởng đến an ninh trật tự mà còn tác động nghiêm trọng đến môi trường và làm cạn kiện nguồn tài nguyên.
Hiện, công tác quản lý nhà nước về khoáng sản của Tương Dương vẫn còn lúng túng, nhất là xử lý vi phạm thiếu quyết liệt. Một số đối tượng từ các tỉnh khác đến, cùng với người dân địa phương tập trung khai thác trái phép, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, khiến lòng sông Lam ngổn ngang đất đá, nước sông chuyển vàng, đặc quánh, nhiều đoạn tắc kín dòng chảy, xâm hại đến các công trình giao thông, thủy lợi.
Nguyên nhân là ý thức của một số cán bộ, nhân dân về bảo vệ tài nguyên khoáng sản còn hạn chế, ý thức chấp hành kém, dẫn đến hiện tượng bao che cho người khác vi phạm, bất chấp cả tính mạng con người. Bên cạnh đó, lực lượng, kinh phí cho công tác truy quét, đẩy đuổi các đối tượng vi phạm còn nhiều bất cập. Công tác kiểm tra, xử lý của các cấp, các ngành chưa thường xuyên, thiếu kiên quyết.
Mặc dù trước đó Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành công văn chỉ đạo các địa phương phải kiểm tra và thực hiện các biện pháp đấu tranh, ngăn chặn tình trạng khai thác vàng sa khoáng trái phép, những địa phương nào để xảy ra tình hình trên thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân địa phương đó phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịchỦy bân nhân dân tỉnh, nhưng tình hình trên vẫn chưa giảm./.
Tình trạng này đến nay vẫn chưa được chính quyền địa phương kiên quyết dẹp bỏ.
Trên địa bàn huyện Tương Dương hiện có 15 doanh nghiệp hoạt động khai thác khoáng sản, trong đó có 11 doanh nghiệp khai thác vàng ở 14 điểm mỏ. Vì vậy, nếu không quản lý và xử lý kiên quyết thì không chỉ ảnh hưởng đến an ninh trật tự mà còn tác động nghiêm trọng đến môi trường và làm cạn kiện nguồn tài nguyên.
Hiện, công tác quản lý nhà nước về khoáng sản của Tương Dương vẫn còn lúng túng, nhất là xử lý vi phạm thiếu quyết liệt. Một số đối tượng từ các tỉnh khác đến, cùng với người dân địa phương tập trung khai thác trái phép, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, khiến lòng sông Lam ngổn ngang đất đá, nước sông chuyển vàng, đặc quánh, nhiều đoạn tắc kín dòng chảy, xâm hại đến các công trình giao thông, thủy lợi.
Nguyên nhân là ý thức của một số cán bộ, nhân dân về bảo vệ tài nguyên khoáng sản còn hạn chế, ý thức chấp hành kém, dẫn đến hiện tượng bao che cho người khác vi phạm, bất chấp cả tính mạng con người. Bên cạnh đó, lực lượng, kinh phí cho công tác truy quét, đẩy đuổi các đối tượng vi phạm còn nhiều bất cập. Công tác kiểm tra, xử lý của các cấp, các ngành chưa thường xuyên, thiếu kiên quyết.
Mặc dù trước đó Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành công văn chỉ đạo các địa phương phải kiểm tra và thực hiện các biện pháp đấu tranh, ngăn chặn tình trạng khai thác vàng sa khoáng trái phép, những địa phương nào để xảy ra tình hình trên thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân địa phương đó phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịchỦy bân nhân dân tỉnh, nhưng tình hình trên vẫn chưa giảm./.
Viết Hùng (TTXVN)