Cùng với không khí gấp gáp chuẩn bị cho Đại lễ 1.000 năm Thăng Long của các cấp, nhiều cơ sở kinh doanh ăn uống tại Hà Nội cũng cập rập căng băng rôn, khẩu hiệu… "ăn theo" Đại lễ.
Một số quảng cáo, khuyến mại đã thực sự gây phản cảm cho xã hội vì đánh mất tính trang nghiêm của Đại lễ này.
Bia hơi, rắn hổ, ba ba... cũng... Đại lễ
Mấy hôm nay, hễ đi tập thể dục qua quán bia Hải Xồm, số 91 đường Hoàng Quốc Việt (Cầu Giấy), bác Lê Văn Xuân lại dừng lại nhìn tấm băng rôn to đùng trước quán. Trên nền đỏ của băng rôn là những dòng chữ màu vàng, trắng trang trọng: “Bia Hải Xồm hướng tới đại lễ 1000 năm Thăng Long khuyến mãi bia 100% từ 6/8/2010.” Địa chỉ nơi khuyến mãi cũng được ghi rõ ở phố Vĩnh Phúc, Ba Đình.
“Thật lố lăng, việc uống bia thì có liên quan gì đến Đại lễ nghìn năm Thăng Long mà nhà hàng lại chăng băng rôn như vậy. Tôi cho rằng, hành động này sẽ làm tụt giảm sự uy nghiêm, trang trọng của Đại lễ,” bác Xuân bức xúc.
Đồng tình, một cán bộ của Tổng Cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (Bộ Khoa học và Công nghệ), có địa chỉ nằm đối diện với quán bia trên cho hay, đây là “chiêu” mới thu hút khách của quán bia.
Anh lập luận, trên tấm băng rôn khá “lập lờ” với việc ghi ngày khuyến mãi mà không có ngày kết thúc. “Nhỡ họ treo đầu dê, bán thịt chó để khi khách đến đó uống bia rồi lại bảo đã hết khuyến mãi, chẳng hóa ra tham thì thâm à.”
Thực tế, càng gần ngày kỷ niệm Đại lễ, nhiều cơ sở kinh doanh càng lợi dụng sự kiện trọng đại để thu hút khách hàng. Có vẻ “chịu chi” hơn quán bia Hải Xồm, nhà hàng Quốc Phương Trại (Việt Hưng, Long Biên) đã in hàng loạt tờ rơi phát rải rác trên phố.
Tờ rơi của nhà hàng này còn được thiết kế chuyên nghiệp, in đẹp với hai thứ tiếng Anh - Việt. Câu slogan "Anniversary 1000 Years Thang Long" được in đậm, nổi rõ trên đầu con rắn hổ mang đang ngóc cổ.
Chi tiết khuyến mãi được ghi trang trọng bằng song ngữ: "Tặng chai rượu đặc biệt cho bàn 6 người và giảm giá 10% cho bàn đặt trước (từ 10/9 tới 10/10)" được đính kèm hình ảnh cắt tiết rắn và thịt ba ba.
Chị Thêu, bán hàng nước ở phố Quán Sứ (Hoàn Kiếm) – người đưa phóng viên tờ rơi này cho biết, chị không khỏi sởn da gà khi thấy tờ rơi có in hình đầu rắn hổ mang rất to, đang phì nọc.
“Có lẽ, quán trà đá của tôi cũng sẽ tận dụng cơ hội, treo biển giảm giá mừng Đại lễ để câu khách mới được,” chị Thêu tếu.
Nhân danh Đại lễ để "tát nước theo mưa"
Trao đổi với phóng viên Vietnam+, Phó giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Minh Thái, giảng viên trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội) cho hay, về nguyên tắc, không thể cấm được việc mọi người hưởng ứng Đại lễ.
Theo Tiến sĩ Minh Thái, thành phố Hà Nội hướng tới Đại lễ 1000 năm về cả sinh hoạt vật chất lẫn tinh thần. Do đó, việc cư xử có văn hóa với ăn, mặc, ở cũng là một trong những vấn đề cần người ngoài quan tâm. Thế nhưng, ăn uống như thế nào để ra nét riêng về ẩm thực của người Hà Nội mới là quan trọng.
“Một nhà hàng mà đạt đủ tiêu chuẩn vệ sinh, bán theo cách của người Hà Nội thì treo băng rôn cũng không có gì quá đáng.”
Tuy nhiên, tiến sĩ Minh Thái cho rằng không nên nhân danh tinh thần kỷ niệm Đại lễ mà làm việc phi văn hóa, "treo đầu dê bán thịt chó" cho khách. Từ đó, bà khuyến nghị cơ quan chức năng kiểm tra kỹ các địa điểm lợi dụng Đại lễ để làm thương hiệu, kiên quyết dẹp bỏ những nơi không đúng quy định
Còn nhà nghiên cứu văn hóa Bùi Thiết thì cho rằng, hiện nay người ta rất hay lợi dụng Đại lễ 1000 năm Thăng Long để trục lợi.
“Nhân Đại lễ, nhà hàng treo băng rôn khẩu hiệu khuyến mãi, các dự án 'mọc ra như nấm sau mưa'... Ví dụ dễ thấy nhất, những đoạn vỉa hè còn rất tốt, người ta đã đào lên làm lại, mà làm mới chất lượng không bằng cũ,” ông nói.
Rồi ông đưa ra một cuốn sách của nhà xuất bản nọ, nói về 36 gương mặt nghệ sĩ Thăng Long – Hà Nội và cho rằng, sách được in một cách “đại ba vạ.”
Dẫn chứng, ông nói việc lựa chọn 36 gương mặt là không chính xác, không có tiêu chí (người chết và người sống chung một quyển sách, hay mức độ nổi tiếng, giỏi giang của người được chọn không thống nhất…). Thậm chí, trong số các gương mặt nghệ sĩ ấy, có người hoạt động trong lĩnh vực lịch sử.
Ông Thiết cho rằng, nếu làm xô bồ, treo khẩu hiệu ra điều ủng hộ Đại lễ thì chẳng khác nào “dùng cái nghiêm chỉnh quảng cáo cho cái không nghiêm chỉnh” để nâng thương hiệu mà thôi./.
Một số quảng cáo, khuyến mại đã thực sự gây phản cảm cho xã hội vì đánh mất tính trang nghiêm của Đại lễ này.
Bia hơi, rắn hổ, ba ba... cũng... Đại lễ
Mấy hôm nay, hễ đi tập thể dục qua quán bia Hải Xồm, số 91 đường Hoàng Quốc Việt (Cầu Giấy), bác Lê Văn Xuân lại dừng lại nhìn tấm băng rôn to đùng trước quán. Trên nền đỏ của băng rôn là những dòng chữ màu vàng, trắng trang trọng: “Bia Hải Xồm hướng tới đại lễ 1000 năm Thăng Long khuyến mãi bia 100% từ 6/8/2010.” Địa chỉ nơi khuyến mãi cũng được ghi rõ ở phố Vĩnh Phúc, Ba Đình.
“Thật lố lăng, việc uống bia thì có liên quan gì đến Đại lễ nghìn năm Thăng Long mà nhà hàng lại chăng băng rôn như vậy. Tôi cho rằng, hành động này sẽ làm tụt giảm sự uy nghiêm, trang trọng của Đại lễ,” bác Xuân bức xúc.
Đồng tình, một cán bộ của Tổng Cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (Bộ Khoa học và Công nghệ), có địa chỉ nằm đối diện với quán bia trên cho hay, đây là “chiêu” mới thu hút khách của quán bia.
Anh lập luận, trên tấm băng rôn khá “lập lờ” với việc ghi ngày khuyến mãi mà không có ngày kết thúc. “Nhỡ họ treo đầu dê, bán thịt chó để khi khách đến đó uống bia rồi lại bảo đã hết khuyến mãi, chẳng hóa ra tham thì thâm à.”
Thực tế, càng gần ngày kỷ niệm Đại lễ, nhiều cơ sở kinh doanh càng lợi dụng sự kiện trọng đại để thu hút khách hàng. Có vẻ “chịu chi” hơn quán bia Hải Xồm, nhà hàng Quốc Phương Trại (Việt Hưng, Long Biên) đã in hàng loạt tờ rơi phát rải rác trên phố.
Tờ rơi của nhà hàng này còn được thiết kế chuyên nghiệp, in đẹp với hai thứ tiếng Anh - Việt. Câu slogan "Anniversary 1000 Years Thang Long" được in đậm, nổi rõ trên đầu con rắn hổ mang đang ngóc cổ.
Chi tiết khuyến mãi được ghi trang trọng bằng song ngữ: "Tặng chai rượu đặc biệt cho bàn 6 người và giảm giá 10% cho bàn đặt trước (từ 10/9 tới 10/10)" được đính kèm hình ảnh cắt tiết rắn và thịt ba ba.
Chị Thêu, bán hàng nước ở phố Quán Sứ (Hoàn Kiếm) – người đưa phóng viên tờ rơi này cho biết, chị không khỏi sởn da gà khi thấy tờ rơi có in hình đầu rắn hổ mang rất to, đang phì nọc.
“Có lẽ, quán trà đá của tôi cũng sẽ tận dụng cơ hội, treo biển giảm giá mừng Đại lễ để câu khách mới được,” chị Thêu tếu.
Nhân danh Đại lễ để "tát nước theo mưa"
Trao đổi với phóng viên Vietnam+, Phó giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Minh Thái, giảng viên trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội) cho hay, về nguyên tắc, không thể cấm được việc mọi người hưởng ứng Đại lễ.
Theo Tiến sĩ Minh Thái, thành phố Hà Nội hướng tới Đại lễ 1000 năm về cả sinh hoạt vật chất lẫn tinh thần. Do đó, việc cư xử có văn hóa với ăn, mặc, ở cũng là một trong những vấn đề cần người ngoài quan tâm. Thế nhưng, ăn uống như thế nào để ra nét riêng về ẩm thực của người Hà Nội mới là quan trọng.
“Một nhà hàng mà đạt đủ tiêu chuẩn vệ sinh, bán theo cách của người Hà Nội thì treo băng rôn cũng không có gì quá đáng.”
Tuy nhiên, tiến sĩ Minh Thái cho rằng không nên nhân danh tinh thần kỷ niệm Đại lễ mà làm việc phi văn hóa, "treo đầu dê bán thịt chó" cho khách. Từ đó, bà khuyến nghị cơ quan chức năng kiểm tra kỹ các địa điểm lợi dụng Đại lễ để làm thương hiệu, kiên quyết dẹp bỏ những nơi không đúng quy định
Còn nhà nghiên cứu văn hóa Bùi Thiết thì cho rằng, hiện nay người ta rất hay lợi dụng Đại lễ 1000 năm Thăng Long để trục lợi.
“Nhân Đại lễ, nhà hàng treo băng rôn khẩu hiệu khuyến mãi, các dự án 'mọc ra như nấm sau mưa'... Ví dụ dễ thấy nhất, những đoạn vỉa hè còn rất tốt, người ta đã đào lên làm lại, mà làm mới chất lượng không bằng cũ,” ông nói.
Rồi ông đưa ra một cuốn sách của nhà xuất bản nọ, nói về 36 gương mặt nghệ sĩ Thăng Long – Hà Nội và cho rằng, sách được in một cách “đại ba vạ.”
Dẫn chứng, ông nói việc lựa chọn 36 gương mặt là không chính xác, không có tiêu chí (người chết và người sống chung một quyển sách, hay mức độ nổi tiếng, giỏi giang của người được chọn không thống nhất…). Thậm chí, trong số các gương mặt nghệ sĩ ấy, có người hoạt động trong lĩnh vực lịch sử.
Ông Thiết cho rằng, nếu làm xô bồ, treo khẩu hiệu ra điều ủng hộ Đại lễ thì chẳng khác nào “dùng cái nghiêm chỉnh quảng cáo cho cái không nghiêm chỉnh” để nâng thương hiệu mà thôi./.
Trung Hiền (Vietnam+)