Các kỳ đại hội là những mốc son lịch sử quan trọng của Đảng Cộng sản Việt Nam. VietnamPlus xin tiếp tục giới thiệu về các kỳ Đại hội Đảng:
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng: Tổng kết cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, đưa đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội
Bằng cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 mà đỉnh cao là Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân Việt Nam đã làm nên chiến thắng vĩ đại: giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. Cách mạng Việt Nam chuyển sang giai đoạn mới. Lần đầu tiên trên đất nước hòa bình, độc lập và thống nhất, nhân dân khắp mọi miền Tổ quốc nô nức tham gia cuộc tổng tuyển cử, bầu Quốc hội chung của cả nước.
Trong không khí phấn khởi, tin tưởng, Đại hội đại biểu lần thứ IV của Đảng diễn ra từ ngày 14 đến 20/12/1976, tại Hà Nội. Dự Đại hội có 1.008 đại biểu thay mặt hơn 1,55 triệu đảng viên cả nước và 29 đoàn đại biểu quốc tế.
Đại hội tổng kết cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam, nêu những bài học kinh nghiệm lớn với nhiều nội dung phong phú, sâu sắc, đồng thời khẳng định con đường cách mạng của cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội. Đường lối, chủ trương xuyên suốt giai đoạn này là thực hiện chính sách hòa hợp dân tộc, cải tạo xã hội chủ nghĩa, hàn gắn vết thương chiến tranh, từng bước khôi phục, phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục; xây dựng cơ sở vật chất của chủ nghĩa xã hội; củng cố quốc phòng, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự-an toàn xã hội, tăng cường công tác xây dựng Đảng để nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng trong giai đoạn mới. Đại hội xác định đẩy mạnh công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa là nhiệm vụ trọng tâm của cả thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
Đại hội quyết định đổi tên Đảng Lao động Việt Nam thành Đảng Cộng sản Việt Nam và thông qua điều lệ mới của Đảng. Đại hội đặt lại chức Tổng Bí thư thay chức Bí thư thứ nhất; bầu Ban Chấp hành Trung ương gồm 101 ủy viên chính thức và 32 ủy viên dự khuyết. Bộ Chính trị gồm 14 ủy viên chính thức và 3 ủy viên dự khuyết. Ông Lê Duẩn được bầu làm Tổng Bí thư.
Đại hội lần thứ IV của Đảng có ý nghĩa cực kỳ quan trọng: Là Đại hội toàn thắng của sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất nước nhà, cả nước đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V của Đảng: Tất cả vì Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, vì hạnh phúc của nhân dân
Từ Đại hội lần thứ IV đến Đại hội V của Đảng là những năm đầu cách mạng Việt Nam chuyển sang giai đoạn mới, đất nước thống nhất bước vào xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Dưới ánh sáng Nghị quyết Đại hội lần IV của Đảng, toàn Đảng, toàn dân và toàn quân đã ra sức khôi phục, cải tạo và phát triển kinh tế giành thắng lợi trên nhiều lĩnh vực.
Song nền kinh tế-xã hội của đất nước gặp nhiều khó khăn, thách thức mới. Đảng, Nhà nước ban hành một số chủ trương, chính sách mới về phát triển kinh tế. Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IV (tháng 8/1979) bàn về giải pháp khắc phục những yếu kém trong quản lý kinh tế và cải tạo xã hội chủ nghĩa, điều chỉnh những chủ trương, chính sách kinh tế, xóa bỏ rào cản, mở đường cho sản xuất phát triển; đổi mới công tác kế hoạch hóa, kết hợp kế hoạch với thị trường, kết hợp 3 lợi ích: Nhà nước, tập thể, cá nhân người lao động...
Nghị quyết Trung ương 6 (khóa IV) đã tạo động lực mới cho kinh tế nông, lâm, ngư nghiệp và công nghiệp hàng tiêu dùng phát triển. Chỉ thị 100 tháng 10/1981 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về khoán sản phẩm đến nhóm và người lao động trong hợp tác xã nông nghiệp đã bước đầu tạo khí thế mới trong sản xuất. Nông nghiệp có chiều hướng phát triển tốt, công nghiệp quốc doanh xuất hiện một số điển hình đạt hiệu quả kinh tế cao, tiểu thủ công nghiệp phát triển khá.
Công tác quản lý kinh tế bắt đầu chuyển đúng hướng. Các lĩnh vực văn hóa-xã hội cũng có nhiều chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được vẫn còn không ít khó khăn như: chưa thu hẹp được những mất cân đối nghiêm trọng của nền kinh tế quốc dân; thu nhập quốc dân chưa bảo đảm cho tiêu dùng xã hội, nền kinh tế chưa tạo được tích lũy.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V của Đảng đã họp từ ngày 27 đến 31/3/1982 tại Hà Nội. Dự Đại hội có 1.033 đại biểu, thay mặt hơn 1,72 triệu đảng viên trong cả nước và 47 đoàn đại biểu quốc tế.
Đại hội nghe Báo cáo Chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng và nhiều báo cáo quan trọng khác. Đại hội đã chỉ ra nguyên nhân khách quan, chủ quan của khó khăn, yếu kém. Đại hội đã thẳng thắn nêu lên nguyên nhân chủ quan, đó là những sai lầm về lãnh đạo và quản lý kinh tế, quản lý xã hội. Việc nắm và hiểu tình hình thực tế, việc cụ thể hóa đường lối và chấp hành đường lối của Đảng có những khuyết điểm, sai lầm. Chưa thấy hết khó khăn, phức tạp của con đường đi lên chủ nghĩa xã hội từ một nền kinh tế mà sản xuất nhỏ còn phổ biến, duy trì quá lâu cơ chế quản lý hành chính, quan liêu bao cấp, chậm thay đổi các chính sách...
Trên cơ sở đó, Đại hội vạch ra phương hướng, nhiệm vụ, mục tiêu chủ yếu về kinh tế-xã hội từ năm 1981 đến 1985, đề ra hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Đại hội khẳng định tiếp tục thực hiện đường lối cách mạng xã hội chủ nghĩa mà Đại hội lần thứ IV của Đảng đã đề ra.
Đại hội thông qua Điều lệ (sửa đổi) của Đảng và bầu Ban Chấp hành Trung ương Đảng gồm 116 ủy viên chính thức và 36 ủy viên dự khuyết; ông Lê Duẩn được Ban Chấp hành Trung ương bầu lại làm Tổng Bí thư.
Sau Đại hội, tình hình kinh tế, nhất là tình hình thị trường giá cả tiếp tục diễn biến xấu, tiền lương thực tế liên tục bị giảm sút. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 8 đã bàn và quyết định vấn đề cải cách một bước giá cả, tiền lương, tài chính, tiền tệ để xóa bỏ quan liêu, bao cấp, chuyển hẳn sang hạch toán kinh tế và kinh doanh xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh sản xuất và kinh doanh có hiệu quả.
Ngày 10/7/1986, Tổng Bí thư Lê Duẩn từ trần. Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp phiên đặc biệt vào ngày 14/7/1986, bầu ông Trường Chinh giữ chức Tổng Bí thư.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng: Đổi mới toàn diện đất nước vì thắng lợi của chủ nghĩa xã hội
Thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ IV, lần thứ V và các nghị quyết Ban Chấp hành Trung ương của các nhiệm kỳ đại hội đó, nhân dân Việt Nam đã phấn đấu vượt qua khó khăn, đạt nhiều thành tựu quan trọng. Công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa đã tiến thêm một bước. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đó, nền kinh tế-xã hội Việt Nam đứng trước nhiều khó khăn. Việt Nam đã mắc những sai lầm trong bố trí cơ cấu kinh tế, nhất là ở lĩnh vực đầu tư và xây dựng cơ bản của những năm 1976-1980, đã để lại hậu quả nặng nề.
Thực tiễn đất nước đặt Đảng trước những thách thức to lớn, đòi hỏi phải đổi mới phương pháp lãnh đạo, trước hết là đổi mới tư duy. Đại hội đại biểu lần thứ VI của Đảng diễn ra từ ngày 15 đến 18/12/1986, tại Hà Nội. Dự Đại hội có 1.129 đại biểu thay mặt gần 1,9 triệu đảng viên trong toàn Đảng, và 32 đoàn đại biểu quốc tế.
Trên cơ sở phân tích, đánh giá đúng tình hình của đất nước... Đại hội VI đã đề ra đường lối đổi mới. Đại hội xác định đổi mới toàn diện trên mọi lĩnh vực, trọng tâm trước mắt là đổi mới chính sách kinh tế, giữ vững ổn định chính trị là tiền đề bảo đảm thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới. Về phương hướng cơ bản của chính sách kinh tế-xã hội, Đại hội nêu rõ, tư tưởng chỉ đạo là bố trí lại cơ cấu sản xuất, điều chỉnh lớn cơ cấu đầu tư, bố trí lại nền kinh tế quốc dân theo cơ cấu hợp lý; đổi mới cơ cấu kinh tế giữa các ngành, thực hiện bằng được ba chương trình mục tiêu về lương thực, thực phẩm; hàng tiêu dùng và xuất khẩu. Xây dựng và củng cố quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa, sử dụng và cải tạo đúng đắn các thành phần kinh tế. Phát huy mạnh mẽ động lực khoa học kỹ thuật. Mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại. Thực hiện công bằng xã hội, lối sống có văn hóa; đảm bảo an toàn xã hội, khôi phục trật tự, kỷ cương trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội...
Đại hội đã nêu 4 bài học kinh nghiệm. Một là, trong toàn bộ hoạt động của mình, Đảng phải quán triệt tư tưởng “lấy dân làm gốc,” xây dựng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động. Trong điều kiện Đảng cầm quyền phải đặc biệt chăm lo củng cố sự liên hệ giữa Đảng và nhân dân. Mọi chủ trương của Đảng phải xuất phát từ lợi ích của nhân dân lao động. Hai là, Đảng phải luôn luôn xuất phát từ thực tế, tôn trọng và hành động theo quy luật khách quan. Ba là, phải biết kết hợp sức mạnh của dân tộc với sức mạnh của thời đại trong điều kiện mới. Bốn là, phải xây dựng Đảng ngang tầm nhiệm vụ chính trị của một đảng cầm quyền lãnh đạo nhân dân tiến hành cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa. Vấn đề cấp bách là tăng cường sức chiến đấu và nâng cao năng lực lãnh đạo, năng lực tổ chức thực tiễn của Đảng. Phải giữ vững nguyên tắc tập trung dân chủ trong sinh hoạt đảng cũng như trong lãnh đạo phát triển kinh tế-xã hội.
Đại hội quyết định bổ sung và sửa đổi một số điểm cụ thể trong Điều lệ Đảng cho phù hợp với tình hình mới; và bầu Ban Chấp hành Trung ương khóa VI, gồm 124 ủy viên chính thức và 49 ủy viên dự khuyết. Ông Nguyễn Văn Linh được bầu làm Tổng Bí thư của Đảng.../.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng: Tổng kết cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, đưa đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội
Bằng cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 mà đỉnh cao là Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân Việt Nam đã làm nên chiến thắng vĩ đại: giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. Cách mạng Việt Nam chuyển sang giai đoạn mới. Lần đầu tiên trên đất nước hòa bình, độc lập và thống nhất, nhân dân khắp mọi miền Tổ quốc nô nức tham gia cuộc tổng tuyển cử, bầu Quốc hội chung của cả nước.
Trong không khí phấn khởi, tin tưởng, Đại hội đại biểu lần thứ IV của Đảng diễn ra từ ngày 14 đến 20/12/1976, tại Hà Nội. Dự Đại hội có 1.008 đại biểu thay mặt hơn 1,55 triệu đảng viên cả nước và 29 đoàn đại biểu quốc tế.
Đại hội tổng kết cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam, nêu những bài học kinh nghiệm lớn với nhiều nội dung phong phú, sâu sắc, đồng thời khẳng định con đường cách mạng của cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội. Đường lối, chủ trương xuyên suốt giai đoạn này là thực hiện chính sách hòa hợp dân tộc, cải tạo xã hội chủ nghĩa, hàn gắn vết thương chiến tranh, từng bước khôi phục, phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục; xây dựng cơ sở vật chất của chủ nghĩa xã hội; củng cố quốc phòng, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự-an toàn xã hội, tăng cường công tác xây dựng Đảng để nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng trong giai đoạn mới. Đại hội xác định đẩy mạnh công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa là nhiệm vụ trọng tâm của cả thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
Đại hội quyết định đổi tên Đảng Lao động Việt Nam thành Đảng Cộng sản Việt Nam và thông qua điều lệ mới của Đảng. Đại hội đặt lại chức Tổng Bí thư thay chức Bí thư thứ nhất; bầu Ban Chấp hành Trung ương gồm 101 ủy viên chính thức và 32 ủy viên dự khuyết. Bộ Chính trị gồm 14 ủy viên chính thức và 3 ủy viên dự khuyết. Ông Lê Duẩn được bầu làm Tổng Bí thư.
Đại hội lần thứ IV của Đảng có ý nghĩa cực kỳ quan trọng: Là Đại hội toàn thắng của sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất nước nhà, cả nước đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V của Đảng: Tất cả vì Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, vì hạnh phúc của nhân dân
Từ Đại hội lần thứ IV đến Đại hội V của Đảng là những năm đầu cách mạng Việt Nam chuyển sang giai đoạn mới, đất nước thống nhất bước vào xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Dưới ánh sáng Nghị quyết Đại hội lần IV của Đảng, toàn Đảng, toàn dân và toàn quân đã ra sức khôi phục, cải tạo và phát triển kinh tế giành thắng lợi trên nhiều lĩnh vực.
Song nền kinh tế-xã hội của đất nước gặp nhiều khó khăn, thách thức mới. Đảng, Nhà nước ban hành một số chủ trương, chính sách mới về phát triển kinh tế. Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IV (tháng 8/1979) bàn về giải pháp khắc phục những yếu kém trong quản lý kinh tế và cải tạo xã hội chủ nghĩa, điều chỉnh những chủ trương, chính sách kinh tế, xóa bỏ rào cản, mở đường cho sản xuất phát triển; đổi mới công tác kế hoạch hóa, kết hợp kế hoạch với thị trường, kết hợp 3 lợi ích: Nhà nước, tập thể, cá nhân người lao động...
Nghị quyết Trung ương 6 (khóa IV) đã tạo động lực mới cho kinh tế nông, lâm, ngư nghiệp và công nghiệp hàng tiêu dùng phát triển. Chỉ thị 100 tháng 10/1981 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về khoán sản phẩm đến nhóm và người lao động trong hợp tác xã nông nghiệp đã bước đầu tạo khí thế mới trong sản xuất. Nông nghiệp có chiều hướng phát triển tốt, công nghiệp quốc doanh xuất hiện một số điển hình đạt hiệu quả kinh tế cao, tiểu thủ công nghiệp phát triển khá.
Công tác quản lý kinh tế bắt đầu chuyển đúng hướng. Các lĩnh vực văn hóa-xã hội cũng có nhiều chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được vẫn còn không ít khó khăn như: chưa thu hẹp được những mất cân đối nghiêm trọng của nền kinh tế quốc dân; thu nhập quốc dân chưa bảo đảm cho tiêu dùng xã hội, nền kinh tế chưa tạo được tích lũy.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V của Đảng đã họp từ ngày 27 đến 31/3/1982 tại Hà Nội. Dự Đại hội có 1.033 đại biểu, thay mặt hơn 1,72 triệu đảng viên trong cả nước và 47 đoàn đại biểu quốc tế.
Đại hội nghe Báo cáo Chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng và nhiều báo cáo quan trọng khác. Đại hội đã chỉ ra nguyên nhân khách quan, chủ quan của khó khăn, yếu kém. Đại hội đã thẳng thắn nêu lên nguyên nhân chủ quan, đó là những sai lầm về lãnh đạo và quản lý kinh tế, quản lý xã hội. Việc nắm và hiểu tình hình thực tế, việc cụ thể hóa đường lối và chấp hành đường lối của Đảng có những khuyết điểm, sai lầm. Chưa thấy hết khó khăn, phức tạp của con đường đi lên chủ nghĩa xã hội từ một nền kinh tế mà sản xuất nhỏ còn phổ biến, duy trì quá lâu cơ chế quản lý hành chính, quan liêu bao cấp, chậm thay đổi các chính sách...
Trên cơ sở đó, Đại hội vạch ra phương hướng, nhiệm vụ, mục tiêu chủ yếu về kinh tế-xã hội từ năm 1981 đến 1985, đề ra hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Đại hội khẳng định tiếp tục thực hiện đường lối cách mạng xã hội chủ nghĩa mà Đại hội lần thứ IV của Đảng đã đề ra.
Đại hội thông qua Điều lệ (sửa đổi) của Đảng và bầu Ban Chấp hành Trung ương Đảng gồm 116 ủy viên chính thức và 36 ủy viên dự khuyết; ông Lê Duẩn được Ban Chấp hành Trung ương bầu lại làm Tổng Bí thư.
Sau Đại hội, tình hình kinh tế, nhất là tình hình thị trường giá cả tiếp tục diễn biến xấu, tiền lương thực tế liên tục bị giảm sút. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 8 đã bàn và quyết định vấn đề cải cách một bước giá cả, tiền lương, tài chính, tiền tệ để xóa bỏ quan liêu, bao cấp, chuyển hẳn sang hạch toán kinh tế và kinh doanh xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh sản xuất và kinh doanh có hiệu quả.
Ngày 10/7/1986, Tổng Bí thư Lê Duẩn từ trần. Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp phiên đặc biệt vào ngày 14/7/1986, bầu ông Trường Chinh giữ chức Tổng Bí thư.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng: Đổi mới toàn diện đất nước vì thắng lợi của chủ nghĩa xã hội
Thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ IV, lần thứ V và các nghị quyết Ban Chấp hành Trung ương của các nhiệm kỳ đại hội đó, nhân dân Việt Nam đã phấn đấu vượt qua khó khăn, đạt nhiều thành tựu quan trọng. Công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa đã tiến thêm một bước. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đó, nền kinh tế-xã hội Việt Nam đứng trước nhiều khó khăn. Việt Nam đã mắc những sai lầm trong bố trí cơ cấu kinh tế, nhất là ở lĩnh vực đầu tư và xây dựng cơ bản của những năm 1976-1980, đã để lại hậu quả nặng nề.
Thực tiễn đất nước đặt Đảng trước những thách thức to lớn, đòi hỏi phải đổi mới phương pháp lãnh đạo, trước hết là đổi mới tư duy. Đại hội đại biểu lần thứ VI của Đảng diễn ra từ ngày 15 đến 18/12/1986, tại Hà Nội. Dự Đại hội có 1.129 đại biểu thay mặt gần 1,9 triệu đảng viên trong toàn Đảng, và 32 đoàn đại biểu quốc tế.
Trên cơ sở phân tích, đánh giá đúng tình hình của đất nước... Đại hội VI đã đề ra đường lối đổi mới. Đại hội xác định đổi mới toàn diện trên mọi lĩnh vực, trọng tâm trước mắt là đổi mới chính sách kinh tế, giữ vững ổn định chính trị là tiền đề bảo đảm thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới. Về phương hướng cơ bản của chính sách kinh tế-xã hội, Đại hội nêu rõ, tư tưởng chỉ đạo là bố trí lại cơ cấu sản xuất, điều chỉnh lớn cơ cấu đầu tư, bố trí lại nền kinh tế quốc dân theo cơ cấu hợp lý; đổi mới cơ cấu kinh tế giữa các ngành, thực hiện bằng được ba chương trình mục tiêu về lương thực, thực phẩm; hàng tiêu dùng và xuất khẩu. Xây dựng và củng cố quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa, sử dụng và cải tạo đúng đắn các thành phần kinh tế. Phát huy mạnh mẽ động lực khoa học kỹ thuật. Mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại. Thực hiện công bằng xã hội, lối sống có văn hóa; đảm bảo an toàn xã hội, khôi phục trật tự, kỷ cương trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội...
Đại hội đã nêu 4 bài học kinh nghiệm. Một là, trong toàn bộ hoạt động của mình, Đảng phải quán triệt tư tưởng “lấy dân làm gốc,” xây dựng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động. Trong điều kiện Đảng cầm quyền phải đặc biệt chăm lo củng cố sự liên hệ giữa Đảng và nhân dân. Mọi chủ trương của Đảng phải xuất phát từ lợi ích của nhân dân lao động. Hai là, Đảng phải luôn luôn xuất phát từ thực tế, tôn trọng và hành động theo quy luật khách quan. Ba là, phải biết kết hợp sức mạnh của dân tộc với sức mạnh của thời đại trong điều kiện mới. Bốn là, phải xây dựng Đảng ngang tầm nhiệm vụ chính trị của một đảng cầm quyền lãnh đạo nhân dân tiến hành cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa. Vấn đề cấp bách là tăng cường sức chiến đấu và nâng cao năng lực lãnh đạo, năng lực tổ chức thực tiễn của Đảng. Phải giữ vững nguyên tắc tập trung dân chủ trong sinh hoạt đảng cũng như trong lãnh đạo phát triển kinh tế-xã hội.
Đại hội quyết định bổ sung và sửa đổi một số điểm cụ thể trong Điều lệ Đảng cho phù hợp với tình hình mới; và bầu Ban Chấp hành Trung ương khóa VI, gồm 124 ủy viên chính thức và 49 ủy viên dự khuyết. Ông Nguyễn Văn Linh được bầu làm Tổng Bí thư của Đảng.../.
Thanh Phương (TTXVN/Vietnam+)