Đêm Giao thừa, hạ mâm cỗ cúng xuống, rót chén rượu, chén rượu trơ khấc một mình. Chỉ có một mình Sáng trơ trọi giữa lán, nơi công trường thủy điện Sơn La lớn vào bậc nhất cả nước, một mình một quả đồi, giữa đêm đen heo hút, đặc quánh và im phăng phắc của cánh rừng bản Khua Vai (huyện Mường La, tỉnh Sơn La) hoang vắng, cách hàng cây số không có lấy một mái nhà.
“Chén rượu mới nâng lên ngang cằm đã hòa cùng nước mắt. Bàn tay bỗng rung lên bần bật, tưởng như mình không đủ sức để nâng ly rượu chạm môi. Thời khắc đất trời chuyển giao thiêng liêng này, ở quê, là niềm vui đoàn tụ sum vầy…,” anh Nguyễn Văn Sáng (ở Ngọc Vân, Tân Yên, Bắc Giang) xúc động khi nhớ lại những kỷ niệm của mình.
Anh đã có ba cái tết gắn với những công trình thủy điện. Tết năm 2004, 2005 ở thủy điện Bản Vẽ, tỉnh Nghệ An và năm 2007, ở thủy điện Sơn La. Ở Bản Vẽ, công trường có một đội năm người ở lại, cũng chuẩn bị đầy đủ hương vị ngày Tết với thịt mỡ dưa hành, bánh chưng xanh. Nhưng Tết năm 2007 là Tết anh nhớ và buồn nhất.
Vân vê điếu thuốc lá trong tay, anh Sáng bảo, năm đó, đúng ra anh không phải trực, càng không phải đi vào tận sâu trong rừng như thế, vì nơi anh làm việc gần thị trấn Mường La. Nhưng không cầm lòng được khi cậu đồng nghiệp tuyến trong nằn nì: “Bảy tháng nay em chưa được về nhà. Ra Giêng, em trai em lại đi bộ đội, phải mấy năm nữa mới gặp nó, anh trực Tết giúp em,” thế là chỉ 10 ngày trước Tết, thay vì khoác balô về quê ở Bắc Giang đón năm mới với gia đình, anh lại vào sâu giữa bản Khua Vai, đón năm mới với… rừng già.
“Buồn là vậy, nhưng tôi luôn tự nhủ mình phải cố gắng, phải quyết tâm, vì công việc, vì dòng điện tương lai và vì cả bản thân mình nữa. Chính lúc đó, ý chí con người lại mạnh mẽ khác thường,” anh Sáng phân trần cho giây phút yếu lòng.
Không chỉ mình anh Sáng, ăn Tết giữa rừng đã trở thành chuyện thường tình của những kỹ sư, công nhân xây dựng công trình trên khắp các nẻo đường đất nước.
Những ngày cận Tết Tân Mão này, anh Sáng lại đang tất bật lo cho hơn 30 người sẽ đón xuân 2011 trên công trường Vũng Áng, tỉnh Hà Tĩnh, thuộc Công ty Cổ phần Linama 691. Công trình đang thi công nên công nhân sẽ phải làm tới tận 30 Tết, chỉ nghỉ ngày mùng Một, mùng Hai, mùng Ba lại tiếp tục làm việc để kịp tiến độ.
Ngoài phía Bắc, nơi cánh rừng Nậm He, xã Mường Tùng, huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên, anh Nguyễn Văn Giang, Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Điện Biên Sông Đà 7, cũng đang chuẩn bị chào xuân Tân Mão. Đó là điểm sâu nhất của công trình thủy điện Nậm He mà Công ty anh đang xây dựng, cách đường liên tỉnh tới 10km, không điện-đường-trường-trạm, biệt lập tới mức không có cả sóng điện thoại để liên lạc với bên ngoài.
Ngoài anh Giang túc trực nơi cuối tuyến, còn có nhiều đồng nghiệp khác của anh cũng phải ở lại ăn Tết cùng bà con dân tộc người Thái. Tính cả Tết Tân Mão này, anh Hoàng Thanh Tùng đã có 3 năm đón Tết trên công trình thủy điện Nậm He, liên tục từ năm 2008 đến nay, Tết năm nào anh cũng ở lại bản Mường Tùng.
Anh Tùng vui vẻ kể, không có pháo hoa, pháo giấy, nhưng những người kỹ sư, công nhân nơi công trường lại có một loại pháo rất độc đáo, rất đặc trưng cho nghề xây dựng của mình, đó là tiếng nổ máy vang rền giục giã. Năm nào cũng thế, khi kim đồng hồ điểm đúng giao thừa, bài hát chúc mừng năm mới vang lên trên tivi, anh Tùng hăm hở chạy thật nhanh ra một chiếc máy nào đó gần nhất, khởi động để nghe tiếng máy nổ giòn, và để lấy may cho năm mới.
Nhưng khi những tiếng pháo ấy ngưng lại, thì không khí như chùng xuống. Không ai bảo ai, mọi người đều để tâm trí mình trôi về với quê hương, với gia đình, với vợ con, với bữa cơm tất niên sum vầy đoàn tụ. Những dòng nước mắt lặng lẽ chảy vào trong.
“Tết là một phần của tâm hồn người Việt, nên điều đó là khó tránh khỏi. Nhưng chúng tôi vẫn cố gắng vì công việc,” anh chia sẻ.
Sự cố gắng ấy có lẽ đã thể hiện rõ nhất trong việc đã mấy năm liền anh không về ăn tết với vợ con. Và trên khắp dọc dài Tổ quốc, nơi đại công trường Việt Nam trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, có rất nhiều những con người vẫn hy sinh thầm lặng như anh./.
“Chén rượu mới nâng lên ngang cằm đã hòa cùng nước mắt. Bàn tay bỗng rung lên bần bật, tưởng như mình không đủ sức để nâng ly rượu chạm môi. Thời khắc đất trời chuyển giao thiêng liêng này, ở quê, là niềm vui đoàn tụ sum vầy…,” anh Nguyễn Văn Sáng (ở Ngọc Vân, Tân Yên, Bắc Giang) xúc động khi nhớ lại những kỷ niệm của mình.
Anh đã có ba cái tết gắn với những công trình thủy điện. Tết năm 2004, 2005 ở thủy điện Bản Vẽ, tỉnh Nghệ An và năm 2007, ở thủy điện Sơn La. Ở Bản Vẽ, công trường có một đội năm người ở lại, cũng chuẩn bị đầy đủ hương vị ngày Tết với thịt mỡ dưa hành, bánh chưng xanh. Nhưng Tết năm 2007 là Tết anh nhớ và buồn nhất.
Vân vê điếu thuốc lá trong tay, anh Sáng bảo, năm đó, đúng ra anh không phải trực, càng không phải đi vào tận sâu trong rừng như thế, vì nơi anh làm việc gần thị trấn Mường La. Nhưng không cầm lòng được khi cậu đồng nghiệp tuyến trong nằn nì: “Bảy tháng nay em chưa được về nhà. Ra Giêng, em trai em lại đi bộ đội, phải mấy năm nữa mới gặp nó, anh trực Tết giúp em,” thế là chỉ 10 ngày trước Tết, thay vì khoác balô về quê ở Bắc Giang đón năm mới với gia đình, anh lại vào sâu giữa bản Khua Vai, đón năm mới với… rừng già.
“Buồn là vậy, nhưng tôi luôn tự nhủ mình phải cố gắng, phải quyết tâm, vì công việc, vì dòng điện tương lai và vì cả bản thân mình nữa. Chính lúc đó, ý chí con người lại mạnh mẽ khác thường,” anh Sáng phân trần cho giây phút yếu lòng.
Không chỉ mình anh Sáng, ăn Tết giữa rừng đã trở thành chuyện thường tình của những kỹ sư, công nhân xây dựng công trình trên khắp các nẻo đường đất nước.
Những ngày cận Tết Tân Mão này, anh Sáng lại đang tất bật lo cho hơn 30 người sẽ đón xuân 2011 trên công trường Vũng Áng, tỉnh Hà Tĩnh, thuộc Công ty Cổ phần Linama 691. Công trình đang thi công nên công nhân sẽ phải làm tới tận 30 Tết, chỉ nghỉ ngày mùng Một, mùng Hai, mùng Ba lại tiếp tục làm việc để kịp tiến độ.
Ngoài phía Bắc, nơi cánh rừng Nậm He, xã Mường Tùng, huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên, anh Nguyễn Văn Giang, Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Điện Biên Sông Đà 7, cũng đang chuẩn bị chào xuân Tân Mão. Đó là điểm sâu nhất của công trình thủy điện Nậm He mà Công ty anh đang xây dựng, cách đường liên tỉnh tới 10km, không điện-đường-trường-trạm, biệt lập tới mức không có cả sóng điện thoại để liên lạc với bên ngoài.
Ngoài anh Giang túc trực nơi cuối tuyến, còn có nhiều đồng nghiệp khác của anh cũng phải ở lại ăn Tết cùng bà con dân tộc người Thái. Tính cả Tết Tân Mão này, anh Hoàng Thanh Tùng đã có 3 năm đón Tết trên công trình thủy điện Nậm He, liên tục từ năm 2008 đến nay, Tết năm nào anh cũng ở lại bản Mường Tùng.
Anh Tùng vui vẻ kể, không có pháo hoa, pháo giấy, nhưng những người kỹ sư, công nhân nơi công trường lại có một loại pháo rất độc đáo, rất đặc trưng cho nghề xây dựng của mình, đó là tiếng nổ máy vang rền giục giã. Năm nào cũng thế, khi kim đồng hồ điểm đúng giao thừa, bài hát chúc mừng năm mới vang lên trên tivi, anh Tùng hăm hở chạy thật nhanh ra một chiếc máy nào đó gần nhất, khởi động để nghe tiếng máy nổ giòn, và để lấy may cho năm mới.
Nhưng khi những tiếng pháo ấy ngưng lại, thì không khí như chùng xuống. Không ai bảo ai, mọi người đều để tâm trí mình trôi về với quê hương, với gia đình, với vợ con, với bữa cơm tất niên sum vầy đoàn tụ. Những dòng nước mắt lặng lẽ chảy vào trong.
“Tết là một phần của tâm hồn người Việt, nên điều đó là khó tránh khỏi. Nhưng chúng tôi vẫn cố gắng vì công việc,” anh chia sẻ.
Sự cố gắng ấy có lẽ đã thể hiện rõ nhất trong việc đã mấy năm liền anh không về ăn tết với vợ con. Và trên khắp dọc dài Tổ quốc, nơi đại công trường Việt Nam trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, có rất nhiều những con người vẫn hy sinh thầm lặng như anh./.
Phạm Mai (Vietnam+)