Tạp chí Forbes (Mỹ) mới đây đã công bố danh sách những nhân vật có nhiều thế lực nhất về chính trị, kinh tế, tài chính (quyền lực nhất) thế giới mà những lời nói và hành động của họ có ảnh hưởng tới một số lượng lớn trong tổng số 7,1 tỷ người trên hành tinh này.
Trong danh sách này, Tổng thống Mỹ Barack Obama được xếp ở vị trí thứ nhất. Đây là năm thứ hai liên tiếp ông Obama đứng ở vị trí danh giá này. Theo Forbes, ông Obama đã giành chiến thắng quyết định trong cuộc bầu cử Tổng thống ở Mỹ năm 2012 và sẽ có quỹ thời gian 4 năm để thúc đẩy các chương trình nghị sự của mình.
Hiện nay, Tổng thống Obama đang phải đối mặt nhiều thách thức lớn, trong đó có nguy cơ khủng hoảng về ngân sách, tỷ lệ thất nghiệp cao và tình trạng bất ổn ở khu vực Trung Đông. Tuy nhiên, ông Obama vẫn là tổng tư lệnh của quân đội hùng hậu nhất thế giới và là người đứng đầu siêu cường kinh tế.
Đứng ở vị trí thứ hai trong danh sách là Thủ tướng Đức Angela Merkel. So với năm 2011, bà Merkel đã tiến thêm 2 bậc trên bảng xếp hạng bởi vì, theo Forbes, “người đàn bà thép” của Đức chính là xương sống của Liên minh châu Âu (EU) với 27 nước thành viên và đang nắm giữ số phận của đồng tiền chung châu Âu. Bà Merkel đã chứng tỏ tầm ảnh hưởng của mình khi thể hiện lập trường cứng rắn về các biện pháp thắt lưng buộc bụng để giải quyết cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu.
Đứng ngay sau bà Merkel là Tổng thống Nga Vladimir Putin, người đã được bầu lại làm tổng thống nhiệm kỳ thứ ba (kéo dài 6 năm) hồi tháng 3/2012 sau bốn năm hoán đổi vị trí với Thủ tướng Dmitri Medvedev. Ông Putin được coi là một người lãnh đạo vững vàng của một trong những cường quốc hạt nhân hùng mạnh nhất thế giới, một ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc và có trữ lượng dầu khí lớn bậc nhất thế giới.
Với khối tài sản trị giá 65 tỷ USD, người giàu thứ hai thế giới Bill Gates được xếp ở vị trí thứ tư. Vị cựu Chủ tịch Microsoft này hiện là đồng Chủ tịch Quỹ Bill & Melinda Gates. Gates đã tham gia nhiều hoạt động nhân đạo, trong đó đáng chú ý có sứ mệnh loại bỏ các căn bệnh truyền nhiễm và chết người.
Theo ước tính của ông Gates, sứ mệnh này có thể cứu giúp 8 triệu người vào năm 2020. Tuy nhiên, vị tỷ phú này vẫn chưa muốn dừng ở lại đó. Ông vẫn đang thuyết phục các tỷ phú khác ký vào “Cam kết cho tặng” để đóng góp một nửa tài sản hoặc hơn của họ cho các hoạt động nhân đạo. Năm 2012, có thêm 23 tỷ phú ký cam kết, nâng tổng số tỷ phú tham gia chương trình này lên con số 92.
Giáo hoàng Benedict XVI được Forbes xếp ở vị trí thứ năm. Giải thích về xếp hạng này, tạp chí này cho biết theo học thuyết “Quyền lực Tối thượng của Giáo hoàng”, Giáo hoàng Benedict XVI có quyền lực tối cao, đầy đủ, ngay lập tức và toàn thể” đối với các linh hồn của 1,2 tỷ tín đồ Thiên chúa giao trên khắp thế giới. Với tư cách nhà lãnh đạo của Vatican, ông cũng được coi là một nguyên thủ quốc gia.
Năm 2012, Tổng thống Braxin Dilma Rousseff là người có mức độ thăng tiến mạnh nhất khi vươn lên vị trí 18 trong danh sách những người quyền lực nhất thế giới. Bà Rousseff cũng đứng ở vị trí thứ ba trong danh sách những người phụ nữ quyền lực nhất thế giới.
Cùng với bà Rousseff, Tim Cook - Giám đốc Điều hành Apple - cũng có những bước tiến lớn khi vươn lên vị trí thứ 35 trong bảng xếp hạng sau khi kế thừa vị trí của Steve Jobs ở Apple, tập đoàn có giá trị lớn nhất thế giới. Hồi tháng 9/2012, cổ phiếu Apple đã đạt mức cao kỷ lục của mọi thời đại (hơn 700 USD/cổ phiếu).
Ở chiều ngược lại, Mark Zuckerberg - nhà sáng lập kiêm Giám đốc điều hành mạng xã hội Facebook là người bị tụt hạng mạnh nhất. Ông đã bị loại khỏi danh sách top 10 người quyền lực nhất thế giới và chỉ được xếp ở vị trí thứ 25 bởi vì cổ phiếu của Facebook bị rớt giá liên tục sau đợt phát hành cổ phiếu lần đầu (IPO). Mặc dù vậy, Zuckerberg, 29 tuổi, vẫn được coi là một trong những người trẻ nhất trong danh sách này.
Cùng với Zuckerberg, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un là một trong những nhân vật trẻ tuổi ở trong danh sách những người quyền lực nhất thế giới (đứng ở vị trí thứ 44)
Trong quá trình xem xét, Forbes đã loại một số nhân vật nổi tiếng thế giới ra khỏi danh sách những người quyền lực nhất thế giới. Trong số này, đáng chú ý có Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton; nguyên Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc Hồ Cẩm Đào (năm 2011 đứng ở vị trí số hai); cựu Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy; và cựu Thủ tướng Italy Silvio Berlusconi.
Trong khi đó, những người mới gia nhập danh sách 71 người quyền lực nhất thế giới gồm: Reid Hoffman, đồng sáng lập mạng LinkedIn (xếp ở vị trí 71); Elon Musk, doanh nhân đứng đằng sau các tập đoàn PayPal và Tesla Motors (xếp ở vị trí thứ 66)./.
Trong danh sách này, Tổng thống Mỹ Barack Obama được xếp ở vị trí thứ nhất. Đây là năm thứ hai liên tiếp ông Obama đứng ở vị trí danh giá này. Theo Forbes, ông Obama đã giành chiến thắng quyết định trong cuộc bầu cử Tổng thống ở Mỹ năm 2012 và sẽ có quỹ thời gian 4 năm để thúc đẩy các chương trình nghị sự của mình.
Hiện nay, Tổng thống Obama đang phải đối mặt nhiều thách thức lớn, trong đó có nguy cơ khủng hoảng về ngân sách, tỷ lệ thất nghiệp cao và tình trạng bất ổn ở khu vực Trung Đông. Tuy nhiên, ông Obama vẫn là tổng tư lệnh của quân đội hùng hậu nhất thế giới và là người đứng đầu siêu cường kinh tế.
Đứng ở vị trí thứ hai trong danh sách là Thủ tướng Đức Angela Merkel. So với năm 2011, bà Merkel đã tiến thêm 2 bậc trên bảng xếp hạng bởi vì, theo Forbes, “người đàn bà thép” của Đức chính là xương sống của Liên minh châu Âu (EU) với 27 nước thành viên và đang nắm giữ số phận của đồng tiền chung châu Âu. Bà Merkel đã chứng tỏ tầm ảnh hưởng của mình khi thể hiện lập trường cứng rắn về các biện pháp thắt lưng buộc bụng để giải quyết cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu.
Đứng ngay sau bà Merkel là Tổng thống Nga Vladimir Putin, người đã được bầu lại làm tổng thống nhiệm kỳ thứ ba (kéo dài 6 năm) hồi tháng 3/2012 sau bốn năm hoán đổi vị trí với Thủ tướng Dmitri Medvedev. Ông Putin được coi là một người lãnh đạo vững vàng của một trong những cường quốc hạt nhân hùng mạnh nhất thế giới, một ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc và có trữ lượng dầu khí lớn bậc nhất thế giới.
Với khối tài sản trị giá 65 tỷ USD, người giàu thứ hai thế giới Bill Gates được xếp ở vị trí thứ tư. Vị cựu Chủ tịch Microsoft này hiện là đồng Chủ tịch Quỹ Bill & Melinda Gates. Gates đã tham gia nhiều hoạt động nhân đạo, trong đó đáng chú ý có sứ mệnh loại bỏ các căn bệnh truyền nhiễm và chết người.
Theo ước tính của ông Gates, sứ mệnh này có thể cứu giúp 8 triệu người vào năm 2020. Tuy nhiên, vị tỷ phú này vẫn chưa muốn dừng ở lại đó. Ông vẫn đang thuyết phục các tỷ phú khác ký vào “Cam kết cho tặng” để đóng góp một nửa tài sản hoặc hơn của họ cho các hoạt động nhân đạo. Năm 2012, có thêm 23 tỷ phú ký cam kết, nâng tổng số tỷ phú tham gia chương trình này lên con số 92.
Giáo hoàng Benedict XVI được Forbes xếp ở vị trí thứ năm. Giải thích về xếp hạng này, tạp chí này cho biết theo học thuyết “Quyền lực Tối thượng của Giáo hoàng”, Giáo hoàng Benedict XVI có quyền lực tối cao, đầy đủ, ngay lập tức và toàn thể” đối với các linh hồn của 1,2 tỷ tín đồ Thiên chúa giao trên khắp thế giới. Với tư cách nhà lãnh đạo của Vatican, ông cũng được coi là một nguyên thủ quốc gia.
Năm 2012, Tổng thống Braxin Dilma Rousseff là người có mức độ thăng tiến mạnh nhất khi vươn lên vị trí 18 trong danh sách những người quyền lực nhất thế giới. Bà Rousseff cũng đứng ở vị trí thứ ba trong danh sách những người phụ nữ quyền lực nhất thế giới.
Cùng với bà Rousseff, Tim Cook - Giám đốc Điều hành Apple - cũng có những bước tiến lớn khi vươn lên vị trí thứ 35 trong bảng xếp hạng sau khi kế thừa vị trí của Steve Jobs ở Apple, tập đoàn có giá trị lớn nhất thế giới. Hồi tháng 9/2012, cổ phiếu Apple đã đạt mức cao kỷ lục của mọi thời đại (hơn 700 USD/cổ phiếu).
Ở chiều ngược lại, Mark Zuckerberg - nhà sáng lập kiêm Giám đốc điều hành mạng xã hội Facebook là người bị tụt hạng mạnh nhất. Ông đã bị loại khỏi danh sách top 10 người quyền lực nhất thế giới và chỉ được xếp ở vị trí thứ 25 bởi vì cổ phiếu của Facebook bị rớt giá liên tục sau đợt phát hành cổ phiếu lần đầu (IPO). Mặc dù vậy, Zuckerberg, 29 tuổi, vẫn được coi là một trong những người trẻ nhất trong danh sách này.
Cùng với Zuckerberg, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un là một trong những nhân vật trẻ tuổi ở trong danh sách những người quyền lực nhất thế giới (đứng ở vị trí thứ 44)
Trong quá trình xem xét, Forbes đã loại một số nhân vật nổi tiếng thế giới ra khỏi danh sách những người quyền lực nhất thế giới. Trong số này, đáng chú ý có Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton; nguyên Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc Hồ Cẩm Đào (năm 2011 đứng ở vị trí số hai); cựu Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy; và cựu Thủ tướng Italy Silvio Berlusconi.
Trong khi đó, những người mới gia nhập danh sách 71 người quyền lực nhất thế giới gồm: Reid Hoffman, đồng sáng lập mạng LinkedIn (xếp ở vị trí 71); Elon Musk, doanh nhân đứng đằng sau các tập đoàn PayPal và Tesla Motors (xếp ở vị trí thứ 66)./.
Để xây dựng danh sách trên, Forbes đã lựa chọn hàng trăm ứng cử viên tiềm tàng thuộc các tầng lớp xã hội khác nhau từ khắp nơi trên thế giới. Sau đó, tạp chí này đã sử dụng 4 tiêu chí cụ thể để "xác định" quyền lực của họ gồm số lượng người mà ứng cử viên đó có ảnh hưởng tới; nguồn lực tài chính mà các ứng cử viên đang kiểm soát (thước đo là tổng sản phẩm quốc nội (GDP) đối với các nguyên thủ quốc gia và tài sản - doanh thu của các tập đoàn đối với các lãnh đạo tập đoàn); phạm vi trên các lĩnh vực khác nhau; sự tích cực trong việc sử dụng quyền lực. |
Thanh Tùng (TTXVN)