Ngay từ khi sinh ra em Hồ Hữu Hạnh (11 tuổi) ở ấp 2, xã Gia Canh, huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai đã không có đôi tay như bao đứa trẻ bình thường khác. Nhưng, không vì khiếm khuyết đôi tay mà em chịu đầu hàng số phận.
Học giỏi, làm được hầu hết công việc hằng ngày từ quét nhà, rửa chén bát, giặt quần áo, nhặt rau, ra đồng nhổ cỏ, tự đi xe đạp và hằng ngày Hạnh còn chở hai người em đến trường.
Với đôi chân kỳ diệu và nỗ lực phi thường, cậu bé “chim cánh cụt” Hồ Hữu Hạnh đã thắp sáng niềm tin cho nhiều bạn trẻ, đặc biệt là những người có cùng hoàn cảnh như em vươn lên trong cuộc sống trở thành người có ích cho gia đình, cho xã hội.
Chúng tôi đến thăm em Hạnh cùng với đoàn công tác của Nhóm Đối thoại Việt-Mỹ về chất độc da cam/dioxin do giáo sư, bác sỹ Nguyễn Thị Ngọc Phượng (Phó Chủ tịch Hội nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam) dẫn đầu.
Hình ảnh đầu tiên gây ấn tượng mạnh cho những người mới lần đầu gặp em là một cậu bé khôi ngô, khuôn mặt rạng rỡ, thông minh, đặc biệt em luôn nở nụ cười tươi khi nói chuyện.
Chị Bùi Thị Hợp, mẹ của em Hồ Hữu Hạnh cho biết, cách đây 20 năm, vợ chồng chị rời tỉnh Nghệ An vào khu vực huyện Định Quán lập nghiệp, bươn chải kiếm sống bằng đủ mọi nghề, sau đó có người thuê trông giữ và làm rẫy ở khu vực đồi Đông Bắc ở huyện Định Quán, một địa điểm mà trong chiến tranh, quân đội Mỹ đã rải chất độc da cam/dioxin xuống khu vực này.
Nhiều năm sống và uống nguồn nước suối, nước ngầm trong khu vực này, anh Hồ Hữu Thân, chồng chị đã đau ốm liên tục.
Chị Hạnh cho biết, thời gian mang bầu bé Hạnh, chị đã đi khám nhiều lần và bác sỹ nói rằng thai nhi phát triển không bình thường. Ngày bé Hạnh sinh ra, có người trong gia đình ngất đi khi biết bé không có đôi tay. Nén dòng nước mắt vì thương con, vợ chồng chị Hợp an ủi nhau dành tình yêu thương nuôi nấng con cho tốt.
Điều mà gia đình chi Hợp, anh Thân không ngờ là Hạnh không những lớn lên bình thường như bao đứa trẻ khác, mà còn ít bệnh tật, đau ốm hơn anh trai và hai người em của mình. Chị Hợp nói, mỗi một giai đoạn Hạnh luôn nỗ lực gấp hai gấp ba lần anh trai và hai đứa em. Hằng ngày, mọi sinh hoạt cá nhân như tắm giặt, ăn uống, vệ sinh cá nhân tự thân Hạnh làm hết và không chịu để người khác làm thay. Đến bữa cơm, nhìn Hạnh tập ăn bằng thìa kẹp vào ngón chân múc, cả nhà ai cũng nghẹn ngào.
Năm lên 5 tuổi, những đám bạn cùng trang lứa đều được cắp sách đến trường, nhưng Hạnh phải ở nhà. Bố mẹ Hạnh nghĩ rằng, con mình không có tay làm sao mà đi học, làm sao mà viết. Nhiều lần Hạnh đã trốn bố mẹ đi theo bạn đến trường và chỉ dám đứng ngoài cửa sổ nhìn vào xem các bạn học. Những ngày sau đó em đã về nhà tập kẹp que vào chân và viết ra sân. Thấy con ham học, sau đó gia đình chị Hợp đã xin nhà trường cho cháu được cùng học với bạn bè.
Tuy không có đôi tay, nhưng với nỗ lực vượt lên số phận, từ lớp 1 đến lớp 5, năm nào Hạnh cũng đạt được danh hiệu học sinh giỏi. Hạnh cho biết, em rất đam mê tin học, ước mơ lớn nhất của em là sau này lớn lên sẽ trở thành kỹ sư công nghệ thông tin. Niềm đam mê tin học của em đã trở thành hiện thực, khi mới đây một đơn vị đã tặng em bộ máy vi tính.
Đến nay Hạnh đã có thể điều khiển máy tính và thực hiện các lệnh trên bàn phím như những người bình thường. Hạnh còn khoe, em đã sử dụng thành thạo các chương trình Word, Excel và một số kỹ năng cơ bản của máy tính. Gia đình em Hạnh cho biết, thời gian qua, được sự quan tâm của chính quyền địa phương, đặc biệt là Hội nạn nhân chất độc da cam tỉnh Đồng Nai, Hạnh luôn được các tổ chức từ thiện, những nạn nhân da cam trong và ngoài nước đến thăm và tặng quà cho em.
Hôm đến thăm Hạnh, em còn được một nạn nhân chất độc da cam/dioxin ở Mỹ và Canada tặng một bộ camera, loa và tai nghe kết nối vào máy vi tính, để em có thể trò chuyện với những người này qua mạng internet.
Với đôi chân kỳ diệu và một nghị lực phấn đấu không ngừng của em Hồ Hữu Hạnh, cùng với sự động viên quan tâm của gia đình và xã hội sẽ là sức mạnh để Hạnh vượt qua được những khiếm khuyết của bản thân để trở thành người có ích cho gia đình, cho xã hội./.
Học giỏi, làm được hầu hết công việc hằng ngày từ quét nhà, rửa chén bát, giặt quần áo, nhặt rau, ra đồng nhổ cỏ, tự đi xe đạp và hằng ngày Hạnh còn chở hai người em đến trường.
Với đôi chân kỳ diệu và nỗ lực phi thường, cậu bé “chim cánh cụt” Hồ Hữu Hạnh đã thắp sáng niềm tin cho nhiều bạn trẻ, đặc biệt là những người có cùng hoàn cảnh như em vươn lên trong cuộc sống trở thành người có ích cho gia đình, cho xã hội.
Chúng tôi đến thăm em Hạnh cùng với đoàn công tác của Nhóm Đối thoại Việt-Mỹ về chất độc da cam/dioxin do giáo sư, bác sỹ Nguyễn Thị Ngọc Phượng (Phó Chủ tịch Hội nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam) dẫn đầu.
Hình ảnh đầu tiên gây ấn tượng mạnh cho những người mới lần đầu gặp em là một cậu bé khôi ngô, khuôn mặt rạng rỡ, thông minh, đặc biệt em luôn nở nụ cười tươi khi nói chuyện.
Chị Bùi Thị Hợp, mẹ của em Hồ Hữu Hạnh cho biết, cách đây 20 năm, vợ chồng chị rời tỉnh Nghệ An vào khu vực huyện Định Quán lập nghiệp, bươn chải kiếm sống bằng đủ mọi nghề, sau đó có người thuê trông giữ và làm rẫy ở khu vực đồi Đông Bắc ở huyện Định Quán, một địa điểm mà trong chiến tranh, quân đội Mỹ đã rải chất độc da cam/dioxin xuống khu vực này.
Nhiều năm sống và uống nguồn nước suối, nước ngầm trong khu vực này, anh Hồ Hữu Thân, chồng chị đã đau ốm liên tục.
Chị Hạnh cho biết, thời gian mang bầu bé Hạnh, chị đã đi khám nhiều lần và bác sỹ nói rằng thai nhi phát triển không bình thường. Ngày bé Hạnh sinh ra, có người trong gia đình ngất đi khi biết bé không có đôi tay. Nén dòng nước mắt vì thương con, vợ chồng chị Hợp an ủi nhau dành tình yêu thương nuôi nấng con cho tốt.
Điều mà gia đình chi Hợp, anh Thân không ngờ là Hạnh không những lớn lên bình thường như bao đứa trẻ khác, mà còn ít bệnh tật, đau ốm hơn anh trai và hai người em của mình. Chị Hợp nói, mỗi một giai đoạn Hạnh luôn nỗ lực gấp hai gấp ba lần anh trai và hai đứa em. Hằng ngày, mọi sinh hoạt cá nhân như tắm giặt, ăn uống, vệ sinh cá nhân tự thân Hạnh làm hết và không chịu để người khác làm thay. Đến bữa cơm, nhìn Hạnh tập ăn bằng thìa kẹp vào ngón chân múc, cả nhà ai cũng nghẹn ngào.
Năm lên 5 tuổi, những đám bạn cùng trang lứa đều được cắp sách đến trường, nhưng Hạnh phải ở nhà. Bố mẹ Hạnh nghĩ rằng, con mình không có tay làm sao mà đi học, làm sao mà viết. Nhiều lần Hạnh đã trốn bố mẹ đi theo bạn đến trường và chỉ dám đứng ngoài cửa sổ nhìn vào xem các bạn học. Những ngày sau đó em đã về nhà tập kẹp que vào chân và viết ra sân. Thấy con ham học, sau đó gia đình chị Hợp đã xin nhà trường cho cháu được cùng học với bạn bè.
Tuy không có đôi tay, nhưng với nỗ lực vượt lên số phận, từ lớp 1 đến lớp 5, năm nào Hạnh cũng đạt được danh hiệu học sinh giỏi. Hạnh cho biết, em rất đam mê tin học, ước mơ lớn nhất của em là sau này lớn lên sẽ trở thành kỹ sư công nghệ thông tin. Niềm đam mê tin học của em đã trở thành hiện thực, khi mới đây một đơn vị đã tặng em bộ máy vi tính.
Đến nay Hạnh đã có thể điều khiển máy tính và thực hiện các lệnh trên bàn phím như những người bình thường. Hạnh còn khoe, em đã sử dụng thành thạo các chương trình Word, Excel và một số kỹ năng cơ bản của máy tính. Gia đình em Hạnh cho biết, thời gian qua, được sự quan tâm của chính quyền địa phương, đặc biệt là Hội nạn nhân chất độc da cam tỉnh Đồng Nai, Hạnh luôn được các tổ chức từ thiện, những nạn nhân da cam trong và ngoài nước đến thăm và tặng quà cho em.
Hôm đến thăm Hạnh, em còn được một nạn nhân chất độc da cam/dioxin ở Mỹ và Canada tặng một bộ camera, loa và tai nghe kết nối vào máy vi tính, để em có thể trò chuyện với những người này qua mạng internet.
Với đôi chân kỳ diệu và một nghị lực phấn đấu không ngừng của em Hồ Hữu Hạnh, cùng với sự động viên quan tâm của gia đình và xã hội sẽ là sức mạnh để Hạnh vượt qua được những khiếm khuyết của bản thân để trở thành người có ích cho gia đình, cho xã hội./.
Sỹ Tuyên (TTXVN/Vietnam+)