Vượt qua tất cả các cửa ải, ngày 28/6, Bộ trưởng Tài chính Pháp Christine Lagarde đã chính thức trở thành nữ Tổng giám đốc đầu tiên trong lịch sử 66 năm của thiết chế cho vay đa phương lớn nhất thế giới - Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF).
Bỏ lại sau lưng những trở ngại trong cuộc chạy đua cho chức vụ tối cao trong IMF, bà Lagarde hiện gánh trên vai những trọng trách to lớn trên cương vị mới để gây dựng một hệ thống tài chính toàn cầu vững vàng hơn, đủ sức vượt qua các cuộc khủng hoảng trong tương lai.
Nhiệm vụ trước mắt của vị tân Tổng giám đốc IMF là đối phó với cuộc khủng hoảng nợ công đang diễn ra tại châu Âu.
Quyết định bổ nhiệm bà Lagarde được công bố trong thời điểm các nhà lãnh đạo châu Âu đang ngồi trên lửa trong cuộc giải cứu khẩn cấp đối với Hy Lạp, vốn đang ngấp nghé bên bờ vực vỡ nợ.
IMF đã đóng góp số tiền lớn nhất trong lịch sử hoạt động là 30 tỷ euro trong gói cứu trợ trị giá 110 tỷ euro dành cho Hy Lạp. Nước này vẫn rất cần khoản cho vay thứ 5 trị giá 12 tỷ euro trong gói cứu trợ này và thậm chí là một gói cứu trợ thứ hai để có thể tránh nguy cơ vỡ nợ. Châu Âu bị chỉ trích là đã do dự và thiếu thống nhất dẫn tới sự tốn kém trong việc cứu trợ Hy Lạp.
Những người chỉ trích cũng cho rằng gói cứu trợ chỉ có tác dụng kéo dài khủng hoảng nợ ở Hy Lạp và đẩy nước này vào suy thoái sâu hơn. Đây là vấn đề mà bà Lagarde sẽ phải đương đầu ngay khi đảm nhận vị trí mới.
Với nhiệm vụ thứ hai là củng cố nền kinh tế toàn cầu vừa trải qua một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng, tân Tổng giám đốc IMF sẽ phải thúc đẩy các nhà lãnh đạo trên thế giới nỗ lực hơn nữa để giảm thâm hụt thương mại cũng như những mất cân đối khác.
Trong vấn đề cắt giảm thâm hụt thương mại, bà Lagarde có thể có những va chạm với Trung Quốc, nước có thặng dư thương mại khổng lồ và một đồng tiền được định giá quá thấp. Trong năm nay, IMF có thể sẽ xem xét lại và tăng cường sự giám sát đối với những rủi ro của kinh tế toàn cầu, nhằm tránh những cuộc khủng hoảng trong tương lai.
Vào đầu tháng tới, IMF sẽ công bố các báo cáo phân tích về những rủi ro của nền kinh tế toàn cầu xuất phát từ những mất cân đối và các chính sách ở các nền kinh tế lớn nhất như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Anh và khu vực đồng tiền chung euro (Eurozone). Là một nhà lãnh đạo người châu Âu, bà Lagarde có trách nhiệm phải đảm bảo tính khách quan, trung thực và đáng tin cậy của những báo cáo này.
Một thách thức khác đối với bà Lagarde là thực hiện cam kết gia tăng quyền bỏ phiếu của các nền kinh tế mới nổi trong IMF, điều đã khiến tên tuổi của người tiền nhiệm của bà là ông Dominique Strauss-Kahn được đề cao không chỉ ở trong nước mà cả trên thế giới.
Về hoạt động của IMF, bà Lagarde cam kết sẽ tiến hành những cải cách nhằm làm cho thiết chế này có thể phản ứng trong các tình huống nhanh hơn, hiệu quả hơn và hợp pháp hơn. Bà nhấn mạnh mục tiêu tối thượng trên cương vị người đứng đầu IMF là đảm bảo rằng tổ chức này sẽ phụng sự tất cả các nước thành viên với trọng tâm và tinh thần không thay đổi. Bà cam kết sẽ làm việc một cách khách quan, với tư cách là người đại diện cho cả 187 nước thuộc IMF chứ không chỉ như một đại diện của nước Pháp.
Mặc dù không phải là một nhà kinh tế, bà Lagarde đã chứng tỏ năng lực của mình trong việc đối phó với cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu vừa qua cũng như trong vai trò chủ chốt trong các cuộc thương lượng về gói cứu trợ dành cho Hy Lạp. Bà cho rằng đây không phải là lúc Hy Lạp có thể chần chừ trong việc thông qua các biện pháp khắc khổ, điều kiện để tiếp tục nhận được sự hỗ trợ từ bên ngoài. Hy Lạp cần nhanh chóng ổn định tình hình tài chính công và gây dựng lại khả năng cạnh tranh của mình. Bà Lagarde được kỳ vọng sẽ là góp phần giải quyết cuộc khủng nợ tại châu Âu hiện nay.
Người ta có lý để tin rằng người từng là một luật sư, một bộ trưởng được tạp chí Fobes đánh giá là một trong những phụ nữ quyền lực nhất thế giới này có thể làm cho IMF phát huy hơn nữa vai trò của mình đối với nền kinh tế toàn cầu./.
Bỏ lại sau lưng những trở ngại trong cuộc chạy đua cho chức vụ tối cao trong IMF, bà Lagarde hiện gánh trên vai những trọng trách to lớn trên cương vị mới để gây dựng một hệ thống tài chính toàn cầu vững vàng hơn, đủ sức vượt qua các cuộc khủng hoảng trong tương lai.
Nhiệm vụ trước mắt của vị tân Tổng giám đốc IMF là đối phó với cuộc khủng hoảng nợ công đang diễn ra tại châu Âu.
Quyết định bổ nhiệm bà Lagarde được công bố trong thời điểm các nhà lãnh đạo châu Âu đang ngồi trên lửa trong cuộc giải cứu khẩn cấp đối với Hy Lạp, vốn đang ngấp nghé bên bờ vực vỡ nợ.
IMF đã đóng góp số tiền lớn nhất trong lịch sử hoạt động là 30 tỷ euro trong gói cứu trợ trị giá 110 tỷ euro dành cho Hy Lạp. Nước này vẫn rất cần khoản cho vay thứ 5 trị giá 12 tỷ euro trong gói cứu trợ này và thậm chí là một gói cứu trợ thứ hai để có thể tránh nguy cơ vỡ nợ. Châu Âu bị chỉ trích là đã do dự và thiếu thống nhất dẫn tới sự tốn kém trong việc cứu trợ Hy Lạp.
Những người chỉ trích cũng cho rằng gói cứu trợ chỉ có tác dụng kéo dài khủng hoảng nợ ở Hy Lạp và đẩy nước này vào suy thoái sâu hơn. Đây là vấn đề mà bà Lagarde sẽ phải đương đầu ngay khi đảm nhận vị trí mới.
Với nhiệm vụ thứ hai là củng cố nền kinh tế toàn cầu vừa trải qua một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng, tân Tổng giám đốc IMF sẽ phải thúc đẩy các nhà lãnh đạo trên thế giới nỗ lực hơn nữa để giảm thâm hụt thương mại cũng như những mất cân đối khác.
Trong vấn đề cắt giảm thâm hụt thương mại, bà Lagarde có thể có những va chạm với Trung Quốc, nước có thặng dư thương mại khổng lồ và một đồng tiền được định giá quá thấp. Trong năm nay, IMF có thể sẽ xem xét lại và tăng cường sự giám sát đối với những rủi ro của kinh tế toàn cầu, nhằm tránh những cuộc khủng hoảng trong tương lai.
Vào đầu tháng tới, IMF sẽ công bố các báo cáo phân tích về những rủi ro của nền kinh tế toàn cầu xuất phát từ những mất cân đối và các chính sách ở các nền kinh tế lớn nhất như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Anh và khu vực đồng tiền chung euro (Eurozone). Là một nhà lãnh đạo người châu Âu, bà Lagarde có trách nhiệm phải đảm bảo tính khách quan, trung thực và đáng tin cậy của những báo cáo này.
Một thách thức khác đối với bà Lagarde là thực hiện cam kết gia tăng quyền bỏ phiếu của các nền kinh tế mới nổi trong IMF, điều đã khiến tên tuổi của người tiền nhiệm của bà là ông Dominique Strauss-Kahn được đề cao không chỉ ở trong nước mà cả trên thế giới.
Về hoạt động của IMF, bà Lagarde cam kết sẽ tiến hành những cải cách nhằm làm cho thiết chế này có thể phản ứng trong các tình huống nhanh hơn, hiệu quả hơn và hợp pháp hơn. Bà nhấn mạnh mục tiêu tối thượng trên cương vị người đứng đầu IMF là đảm bảo rằng tổ chức này sẽ phụng sự tất cả các nước thành viên với trọng tâm và tinh thần không thay đổi. Bà cam kết sẽ làm việc một cách khách quan, với tư cách là người đại diện cho cả 187 nước thuộc IMF chứ không chỉ như một đại diện của nước Pháp.
Mặc dù không phải là một nhà kinh tế, bà Lagarde đã chứng tỏ năng lực của mình trong việc đối phó với cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu vừa qua cũng như trong vai trò chủ chốt trong các cuộc thương lượng về gói cứu trợ dành cho Hy Lạp. Bà cho rằng đây không phải là lúc Hy Lạp có thể chần chừ trong việc thông qua các biện pháp khắc khổ, điều kiện để tiếp tục nhận được sự hỗ trợ từ bên ngoài. Hy Lạp cần nhanh chóng ổn định tình hình tài chính công và gây dựng lại khả năng cạnh tranh của mình. Bà Lagarde được kỳ vọng sẽ là góp phần giải quyết cuộc khủng nợ tại châu Âu hiện nay.
Người ta có lý để tin rằng người từng là một luật sư, một bộ trưởng được tạp chí Fobes đánh giá là một trong những phụ nữ quyền lực nhất thế giới này có thể làm cho IMF phát huy hơn nữa vai trò của mình đối với nền kinh tế toàn cầu./.
Lê minh (TTXVN/Vietnam+)