“Trong quá trình học tập, qua nhiều lần thực tế tại các bệnh viện và thấm thía hoàn cảnh của những bệnh nhân nghèo hay trong những đợt đi khám bệnh, cấp phát thuốc miễn phí cho bà con miền núi, sinh viên y khoa chúng em càng cháy bỏng mong muốn có thể làm một điều gì đó giúp người dân vùng khó khăn tiếp cận nhiều hơn nữa với các dịch vụ y tế có chất lượng.” Trong màu áo xanh tình nguyện, Đặng Hoàng Thạch, sinh viên năm cuối – Trường Đại học Y Hà Nội bộc bạch những suy nghĩ của mình khi xung phong lên vùng khó khăn để chữa bệnh cho người dân...
Những trái tim vì cộng đồng
Ngày 27/2, Bộ Y tế đã tổ chức ra quân triển khai dự án thí điểm đưa bác sỹ trẻ tình nguyện về công tác tại miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới hải đảo. Họ đều là những bạn trẻ đến từ Đại học Y Hà Nội, Đại học Y Thái Bình, Đại học Y Hải Phòng, Đại học Y Thái Nguyên đang sục sôi nhiệt huyết muốn mang những tri thức của mình để phục vụ sự nghiệp chăm sóc sức khỏe nhân dân những vùng khó khăn. Giữa hội trường rộng lớn của Đại học Y Hà Nội, chàng sinh viên năm thứ 6 của chính ngôi trường này Đặng Hoàng Thạch (ở Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) với dáng người thanh mảnh là một trường hợp tiêu biểu cho tinh thần xung kích của bác sỹ trẻ. Ánh mắt rạng niềm vui và cả sự háo hức, tràn đầy nhiệt huyết được mang sức trẻ được tới các vùng cao để cống hiến, Thạch bày tỏ quyết tâm: "Huyện nào thiếu bác sỹ trẻ thì mình sẽ tới đó theo tiếng gọi của tinh thần thanh niên xung kích như mọi người vẫn nói ở đâu khó, có thanh niên." Thạch là một trong những sinh viên đăng ký tham dự chương trình đưa bác sỹ trẻ về vùng khó khăn khá đặc biệt. Bởi theo quy định, khi nộp đơn đăng ký tham gia, mỗi bác sỹ trẻ sẽ đưa ra ba nguyện vọng là những nơi mà họ có thể tới tính nguyện, nhưng với Thạch-cậu đã quyết định bỏ trống những địa điểm đó. “Bất kể đâu, dù những vùng núi hay những bản làng xa xôi hẻo lánh cần đến những thấy thuốc áo trắng, em đều sẵn sàng tới. Đã là tình nguyện thì chúng em không quản khó khăn và vất vả, miễn là được phục vụ bà con," Thạch chia sẻ. Quyết định này của chàng bác sĩ trẻ vốn đã được nung nấu ngay từ những ngày còn ngồi trên giảng đường, qua những đợt thực tập tại nhiều bệnh viện lớn ở Hà Nội như: Bạch Mai, Nhi Trung ương, Việt Đức... So sánh với bệnh viện huyện tại quê nhà, Thạch cho hay, cơ sở vật chất của các bệnh viện tuyến huyện thiếu thốn hơn rất nhiều so với bệnh viện tuyến trung ương. Nhiều bệnh đơn giản mà bệnh viện tuyến huyện hiện nay chưa làm tốt mà vẫn phải chuyển lên tuyến trên như viêm ruột thừa, sốt xuất huyết, mổ lấy thai, sốt rét… Chính điều này đã thôi thúc chàng trai quê Hà Tĩnh nguyện đem hết sức trẻ đến với những bản làng xa xôi. Trong khi đó, tân bác sỹ trẻ đến từ trường Đại học Y Thái Nguyên, Thân Thị Tâm (ở Bắc Giang) lại tâm niệm: "Ngay từ khi nộp hồ sơ thi vào ngành y, em đã xác định đây là một nghề vất vả nhưng mang một sứ mệnh cao cả là cứu chữa cho những người bệnh." Vì vậy, ngay từ khi biết đến dự án đưa bác sỹ trẻ tình nguyên lên vùng cao, Tâm đã không ngần ngại đăng ký. Tâm cho biết: “Em đăng ký về vùng Sơn Động của tỉnh Bắc Giang, cách nhà hơn 100km. Là con gái, khi đi tình nguyện làm việc ở vùng sâu, vùng xa mình cũng đã lường trước được những khó khăn sẽ phải đối mặt, nhưng mình tin với sức trẻ và nhiệt huyết thì khó khăn nào cũng vượt qua được. Vì tình yêu nghề, tuổi càng trẻ thì mình càng phải phấn đấu.” Không như cô bạn cùng trường, bác sỹ Nghiêm Xuân Thành (25 tuổi ở Bắc Ninh) khá mạnh dạn và táo bạo khi chủ động đăng ký nguyện vọng được đến làm việc tại huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai. Khi được hỏi liệu có buồn khi phải lên vùng cao làm việc, Thạch tâm sự: “Lúc đầu chắc cũng hơi buồn, nhưng tuổi trẻ là phải đi và cống hiến. Tôi thấy đây là một dự án rất có ý nghĩa bởi nó giúp nhân dân vùng núi, vùng sâu, vùng xa có cơ hội được hưởng thụ những dịch vụ chăm sóc sức khỏe mới nhất đồng thời cũng là cơ hội giúp các bác sỹ trẻ như chúng tôi được nâng cao tay nghề, rèn luyện chuyên môn." Với sức trẻ đầy bầu nhiệt huyết, Thành cho hay, thời gian tình nguyện 3 năm là khoảng thời gian chắc chắn sẽ có nhiều khó khăn, vất vả nhưng cậu tin sẽ vượt qua. Bởi đó cũng là những thử thách đầu đời để Thành rèn luyện và tích lũy kinh nghiệm trong suốt hành trình vì sự nghiệp chăm sóc khỏe nhân dân.
Nhiều vùng quê vẫn “khát” bác sỹ Theo thống kê của ngành y tế, số lượng bác sỹ của tuyến huyện mới chỉ chiếm 30% tổng số bác sỹ trên cả nước. Song trên thực tế, đặc biệt là 20 tỉnh có huyện nghèo thì số lượng và chất lượng đội ngũ bác sỹ còn nhiều bất cập và thiếu trầm trọng hơn. Bộ Y tế thừa nhận, nguyên nhân của tình trạng trên là do tác động của nền kinh tế thị trường, do môi trường và điều kiện làm việc tại các huyện nghèo còn nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, các chế độ, chính sách đãi ngộ hiện nay chưa đủ để thu hút và duy trì được đội ngũ cán bộ y tế có chuyên môn, đặc biệt là bác sỹ về công tác tại vùng sâu, vùng xa, biên giới hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn. Vì vậy, có nhiều trường hợp bác sỹ trẻ sau khi ra trường chỉ muốn "bám trụ" lại các thành phố lớn để lập nghiệp, mặc dù ở thành phố lớn họ lựa chọn làm những nghề trái với chuyên môn như trình dược viên... Ông Trần Anh Tuấn – Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Mường Nhé cho hay, huyện Mường Nhé là một trong 62 huyện nghèo của cả nước và là một trong 4 huyện nghèo của tỉnh Điện Biên điển hình cho việc đang “khát” những bác sỹ về công tác. Hiện tại huyện có 16 đơn vị hành chính xã với 157 bản, với hơn 62.000 người. Việc thiếu lực lượng bác sỹ trong chăm sóc sức khỏe nhân dân chính là một trở ngại lớn. Thêm vào đó, những khó khăn về giao thông cũng không hề nhỏ khi xã xa nhất đến khu vực trung tâm của huyện cách 160km, có nơi từ bản xa nhất đến khu vực trung tâm của xã là 30-40km. giao thông tại nhiều nơi còn gặp nhiều khó khăn đặc biệt là mưa lũ. Trong khi đó, toàn ngành y tế huyện có 265 cán bộ nhưng tại bệnh viện huyện chỉ có 2 bác sỹ chuyên khoa 1; 15 bác sỹ đa khoa khoa, y sỹ. Hiện tại bệnh viện huyện Mường Nhé cần 6 bác sỹ trẻ với các chuyên khoa như ngoại, sản, hồi sức, y tế dự phòng. Tuy nhiên, do lực lượng bác sỹ mỏng và trình độ tay nghề có hạn nên bệnh viện huyện trong năm qua mới chỉ tiến hành mổ đẻ được 10 ca! Ông Tuấn bộc bạch, trước kia, thỉnh thoảng có những đoàn công tác về khám chữa bệnh miễn phí cho người dân trong một thời gian ngắn đã nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của người dân. Nhưng như thế vẫn là chưa đủ! "Đề án đưa bác sỹ trẻ lên vùng khó khăn được triển khai thì Mướng Nhé sẽ yên tâm hơn vì có được một lực lượng bác sỹ có tay nghề và chuyên môn cao ở lại tại địa phương trong thời gian dài và ổn định," ông Tuấn hồ hởi. Không chỉ riêng Mường Nhé, mà tại nhiều bệnh viện tuyến huyện hiện nay cũng tồn tại một thực trạng chỉ có từ 6-7 bác sỹ, trong đó chỉ có 1- 2 bác sỹ chuyên khoa cấp I, điển hình như ở các tỉnh Hà Giang, Cao Bằng, Lào Cai, Yên Bái, Lai Châu. Tại các trung tâm y tế huyện số lượng bác sỹ còn hạn chế hơn với 4-5 bác sỹ; trong đó chỉ có 1-2 bác sỹ có trình độ chuyên khoa cấp I như: Bình Định, Quảng Ngãi, Thanh Hóa, Lai Châu... Vì vậy, chất lượng dịch vụ y tế tại các huyện nghèo còn rất hạn chế. Nhằm giải quyết những bất cập kể trên, Bộ Y tế đã chủ động phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng và phê duyệt dự án “Thí điểm đưa bác sỹ trẻ tình nguyện về công tác tại miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn, ưu tiên 62 huyện nghèo." Dự án trên sau khi được phát động trong ngành y đã nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của nhiều sinh viên chuyên ngành. Phó Chủ tịch thường trực kiêm Tổng thư ký Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam Nguyễn Bá Tĩnh cho hay, tính đến thời điểm hiện tại, đã có 33 sinh viên đăng ký tham gia dự án. Đến năm 2016, dự án kỳ vọng sẽ thu hút khoảng 500 bác sỹ trẻ tình nguyện tham gia. Với tinh thần xung kích “đâu cần thanh niên có, đâu khó có thanh niên” nhiều bác sỹ trẻ như Đặng Hoàng Thạch, Thân Thị Tâm, Nghiêm Xuân Thành… đã và sẽ sẵn sàng hăng hái cống hiến sức trẻ phục vụ đồng bào ở các vùng khó khăn của Tổ quốc. Hy vọng, sức trẻ cùng với tấm lòng hết mình phục vụ sự nghiệp chăm sóc sức khỏe của nhân dân, những "trái tim trẻ" ấy sẽ trưởng thành và tỏa sáng hình ảnh "Lương ý như từ mẫu"./.
Những trái tim vì cộng đồng
Ngày 27/2, Bộ Y tế đã tổ chức ra quân triển khai dự án thí điểm đưa bác sỹ trẻ tình nguyện về công tác tại miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới hải đảo. Họ đều là những bạn trẻ đến từ Đại học Y Hà Nội, Đại học Y Thái Bình, Đại học Y Hải Phòng, Đại học Y Thái Nguyên đang sục sôi nhiệt huyết muốn mang những tri thức của mình để phục vụ sự nghiệp chăm sóc sức khỏe nhân dân những vùng khó khăn. Giữa hội trường rộng lớn của Đại học Y Hà Nội, chàng sinh viên năm thứ 6 của chính ngôi trường này Đặng Hoàng Thạch (ở Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) với dáng người thanh mảnh là một trường hợp tiêu biểu cho tinh thần xung kích của bác sỹ trẻ. Ánh mắt rạng niềm vui và cả sự háo hức, tràn đầy nhiệt huyết được mang sức trẻ được tới các vùng cao để cống hiến, Thạch bày tỏ quyết tâm: "Huyện nào thiếu bác sỹ trẻ thì mình sẽ tới đó theo tiếng gọi của tinh thần thanh niên xung kích như mọi người vẫn nói ở đâu khó, có thanh niên." Thạch là một trong những sinh viên đăng ký tham dự chương trình đưa bác sỹ trẻ về vùng khó khăn khá đặc biệt. Bởi theo quy định, khi nộp đơn đăng ký tham gia, mỗi bác sỹ trẻ sẽ đưa ra ba nguyện vọng là những nơi mà họ có thể tới tính nguyện, nhưng với Thạch-cậu đã quyết định bỏ trống những địa điểm đó. “Bất kể đâu, dù những vùng núi hay những bản làng xa xôi hẻo lánh cần đến những thấy thuốc áo trắng, em đều sẵn sàng tới. Đã là tình nguyện thì chúng em không quản khó khăn và vất vả, miễn là được phục vụ bà con," Thạch chia sẻ. Quyết định này của chàng bác sĩ trẻ vốn đã được nung nấu ngay từ những ngày còn ngồi trên giảng đường, qua những đợt thực tập tại nhiều bệnh viện lớn ở Hà Nội như: Bạch Mai, Nhi Trung ương, Việt Đức... So sánh với bệnh viện huyện tại quê nhà, Thạch cho hay, cơ sở vật chất của các bệnh viện tuyến huyện thiếu thốn hơn rất nhiều so với bệnh viện tuyến trung ương. Nhiều bệnh đơn giản mà bệnh viện tuyến huyện hiện nay chưa làm tốt mà vẫn phải chuyển lên tuyến trên như viêm ruột thừa, sốt xuất huyết, mổ lấy thai, sốt rét… Chính điều này đã thôi thúc chàng trai quê Hà Tĩnh nguyện đem hết sức trẻ đến với những bản làng xa xôi. Trong khi đó, tân bác sỹ trẻ đến từ trường Đại học Y Thái Nguyên, Thân Thị Tâm (ở Bắc Giang) lại tâm niệm: "Ngay từ khi nộp hồ sơ thi vào ngành y, em đã xác định đây là một nghề vất vả nhưng mang một sứ mệnh cao cả là cứu chữa cho những người bệnh." Vì vậy, ngay từ khi biết đến dự án đưa bác sỹ trẻ tình nguyên lên vùng cao, Tâm đã không ngần ngại đăng ký. Tâm cho biết: “Em đăng ký về vùng Sơn Động của tỉnh Bắc Giang, cách nhà hơn 100km. Là con gái, khi đi tình nguyện làm việc ở vùng sâu, vùng xa mình cũng đã lường trước được những khó khăn sẽ phải đối mặt, nhưng mình tin với sức trẻ và nhiệt huyết thì khó khăn nào cũng vượt qua được. Vì tình yêu nghề, tuổi càng trẻ thì mình càng phải phấn đấu.” Không như cô bạn cùng trường, bác sỹ Nghiêm Xuân Thành (25 tuổi ở Bắc Ninh) khá mạnh dạn và táo bạo khi chủ động đăng ký nguyện vọng được đến làm việc tại huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai. Khi được hỏi liệu có buồn khi phải lên vùng cao làm việc, Thạch tâm sự: “Lúc đầu chắc cũng hơi buồn, nhưng tuổi trẻ là phải đi và cống hiến. Tôi thấy đây là một dự án rất có ý nghĩa bởi nó giúp nhân dân vùng núi, vùng sâu, vùng xa có cơ hội được hưởng thụ những dịch vụ chăm sóc sức khỏe mới nhất đồng thời cũng là cơ hội giúp các bác sỹ trẻ như chúng tôi được nâng cao tay nghề, rèn luyện chuyên môn." Với sức trẻ đầy bầu nhiệt huyết, Thành cho hay, thời gian tình nguyện 3 năm là khoảng thời gian chắc chắn sẽ có nhiều khó khăn, vất vả nhưng cậu tin sẽ vượt qua. Bởi đó cũng là những thử thách đầu đời để Thành rèn luyện và tích lũy kinh nghiệm trong suốt hành trình vì sự nghiệp chăm sóc khỏe nhân dân.
Nhiều vùng quê vẫn “khát” bác sỹ Theo thống kê của ngành y tế, số lượng bác sỹ của tuyến huyện mới chỉ chiếm 30% tổng số bác sỹ trên cả nước. Song trên thực tế, đặc biệt là 20 tỉnh có huyện nghèo thì số lượng và chất lượng đội ngũ bác sỹ còn nhiều bất cập và thiếu trầm trọng hơn. Bộ Y tế thừa nhận, nguyên nhân của tình trạng trên là do tác động của nền kinh tế thị trường, do môi trường và điều kiện làm việc tại các huyện nghèo còn nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, các chế độ, chính sách đãi ngộ hiện nay chưa đủ để thu hút và duy trì được đội ngũ cán bộ y tế có chuyên môn, đặc biệt là bác sỹ về công tác tại vùng sâu, vùng xa, biên giới hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn. Vì vậy, có nhiều trường hợp bác sỹ trẻ sau khi ra trường chỉ muốn "bám trụ" lại các thành phố lớn để lập nghiệp, mặc dù ở thành phố lớn họ lựa chọn làm những nghề trái với chuyên môn như trình dược viên... Ông Trần Anh Tuấn – Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Mường Nhé cho hay, huyện Mường Nhé là một trong 62 huyện nghèo của cả nước và là một trong 4 huyện nghèo của tỉnh Điện Biên điển hình cho việc đang “khát” những bác sỹ về công tác. Hiện tại huyện có 16 đơn vị hành chính xã với 157 bản, với hơn 62.000 người. Việc thiếu lực lượng bác sỹ trong chăm sóc sức khỏe nhân dân chính là một trở ngại lớn. Thêm vào đó, những khó khăn về giao thông cũng không hề nhỏ khi xã xa nhất đến khu vực trung tâm của huyện cách 160km, có nơi từ bản xa nhất đến khu vực trung tâm của xã là 30-40km. giao thông tại nhiều nơi còn gặp nhiều khó khăn đặc biệt là mưa lũ. Trong khi đó, toàn ngành y tế huyện có 265 cán bộ nhưng tại bệnh viện huyện chỉ có 2 bác sỹ chuyên khoa 1; 15 bác sỹ đa khoa khoa, y sỹ. Hiện tại bệnh viện huyện Mường Nhé cần 6 bác sỹ trẻ với các chuyên khoa như ngoại, sản, hồi sức, y tế dự phòng. Tuy nhiên, do lực lượng bác sỹ mỏng và trình độ tay nghề có hạn nên bệnh viện huyện trong năm qua mới chỉ tiến hành mổ đẻ được 10 ca! Ông Tuấn bộc bạch, trước kia, thỉnh thoảng có những đoàn công tác về khám chữa bệnh miễn phí cho người dân trong một thời gian ngắn đã nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của người dân. Nhưng như thế vẫn là chưa đủ! "Đề án đưa bác sỹ trẻ lên vùng khó khăn được triển khai thì Mướng Nhé sẽ yên tâm hơn vì có được một lực lượng bác sỹ có tay nghề và chuyên môn cao ở lại tại địa phương trong thời gian dài và ổn định," ông Tuấn hồ hởi. Không chỉ riêng Mường Nhé, mà tại nhiều bệnh viện tuyến huyện hiện nay cũng tồn tại một thực trạng chỉ có từ 6-7 bác sỹ, trong đó chỉ có 1- 2 bác sỹ chuyên khoa cấp I, điển hình như ở các tỉnh Hà Giang, Cao Bằng, Lào Cai, Yên Bái, Lai Châu. Tại các trung tâm y tế huyện số lượng bác sỹ còn hạn chế hơn với 4-5 bác sỹ; trong đó chỉ có 1-2 bác sỹ có trình độ chuyên khoa cấp I như: Bình Định, Quảng Ngãi, Thanh Hóa, Lai Châu... Vì vậy, chất lượng dịch vụ y tế tại các huyện nghèo còn rất hạn chế. Nhằm giải quyết những bất cập kể trên, Bộ Y tế đã chủ động phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng và phê duyệt dự án “Thí điểm đưa bác sỹ trẻ tình nguyện về công tác tại miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn, ưu tiên 62 huyện nghèo." Dự án trên sau khi được phát động trong ngành y đã nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của nhiều sinh viên chuyên ngành. Phó Chủ tịch thường trực kiêm Tổng thư ký Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam Nguyễn Bá Tĩnh cho hay, tính đến thời điểm hiện tại, đã có 33 sinh viên đăng ký tham gia dự án. Đến năm 2016, dự án kỳ vọng sẽ thu hút khoảng 500 bác sỹ trẻ tình nguyện tham gia. Với tinh thần xung kích “đâu cần thanh niên có, đâu khó có thanh niên” nhiều bác sỹ trẻ như Đặng Hoàng Thạch, Thân Thị Tâm, Nghiêm Xuân Thành… đã và sẽ sẵn sàng hăng hái cống hiến sức trẻ phục vụ đồng bào ở các vùng khó khăn của Tổ quốc. Hy vọng, sức trẻ cùng với tấm lòng hết mình phục vụ sự nghiệp chăm sóc sức khỏe của nhân dân, những "trái tim trẻ" ấy sẽ trưởng thành và tỏa sáng hình ảnh "Lương ý như từ mẫu"./.
Phó Bí thư đoàn trường Đại học Y Thái Nguyên Nguyễn Quang Đông cho biết, ngay ngày đầu phát động, phong trào này đã được rất nhiều sinh viên của trường hưởng ứng tham gia. Đợt đầu tiên này, toàn trường có 17/33 sinh viên đi về các vùng khó khăn. Những bạn trẻ tình nguyện với tinh thần nhiệt huyết của các bạn trẻ rất cao, sẽ là tấm gương để nhiều sinh viên các khóa sau tiếp tục hưởng ứng phong trào. |
Thùy Giang (Vietnam+)