Nghiên cứu đăng trên tờ Diễn đàn Đông Á số ra mới đây của ông Vikram Nehru, thành viên cấp cao của Chương trình châu Á và Viện nghiên cứu Đông Nam Á nêu lên những ưu tiên kinh tế mà Myanmar cần áp dụng để phát triển đất nước, đồng thời kêu gọi các nhà lãnh đạo nước này cải cách thận trọng.
Theo ông Nehru, việc cần nhất đối với Myanmar hiện nay là xây dựng chính phủ mạnh về tài chính và chính phủ này cần tài trợ công khai và hợp lý cho các tổ chức quân sự và chính quyền địa phương thông qua ngân sách, cung cấp các nguồn lực để phát triển cơ sở hạ tầng theo nhu cầu, từ đó giảm chi phí sản xuất và tăng tính cạnh tranh trên trường quốc tế. Xây dựng cảng và đường nông thôn phục vụ sản xuất phi khí đốt và xuất khẩu sẽ là lĩnh vực đặc biệt quan trọng đối với Myanmar.
Chính phủ Myanmar nên cho phép tăng cường hoạt động kinh tế tư nhân, giảm phụ thuộc vào nhà nước hoặc quân đội, đồng thời trao thêm quyền cho các ngân hàng, mở rộng đối tượng vay, trong đó cần ưu tiên cho lĩnh vực nông nghiệp.
Bên cạnh đó, Myanmar nên xóa bỏ các quy định khắt khe trong điều hành hoạt động kinh tế, những hạn chế về xuất nhập khẩu và thúc đẩy hơn nữa nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) để tăng nguồn vốn.
Để có nguồn vốn đầu tư sản xuất, Myanmar nên phát triển các nguồn tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là khí tự nhiên, gỗ, đá quý..., song phải đảm bảo không đe dọa kinh tế vĩ mô hay tạo ra các vấn đề về môi trường, xã hội, cố gắng làm tốt trong việc tái đầu tư các nguồn tài nguyên cạn kiệt, lấy đó làm nguồn vốn tái sản xuất.
Cuối cùng, theo ông Nehru, chính phủ Myanmar nên phối hợp với cộng đồng quốc tế để kêu gọi xóa dần các khoản nợ còn tồn đọng trong Ngân hàng Phát triển châu Á và Ngân hàng Thế giới, và học tập thêm kinh nghiệm phát triển. Các khoản nợ quốc tế của Myanmar hiện vào khoảng 5,5 tỷ USD./.
Theo ông Nehru, việc cần nhất đối với Myanmar hiện nay là xây dựng chính phủ mạnh về tài chính và chính phủ này cần tài trợ công khai và hợp lý cho các tổ chức quân sự và chính quyền địa phương thông qua ngân sách, cung cấp các nguồn lực để phát triển cơ sở hạ tầng theo nhu cầu, từ đó giảm chi phí sản xuất và tăng tính cạnh tranh trên trường quốc tế. Xây dựng cảng và đường nông thôn phục vụ sản xuất phi khí đốt và xuất khẩu sẽ là lĩnh vực đặc biệt quan trọng đối với Myanmar.
Chính phủ Myanmar nên cho phép tăng cường hoạt động kinh tế tư nhân, giảm phụ thuộc vào nhà nước hoặc quân đội, đồng thời trao thêm quyền cho các ngân hàng, mở rộng đối tượng vay, trong đó cần ưu tiên cho lĩnh vực nông nghiệp.
Bên cạnh đó, Myanmar nên xóa bỏ các quy định khắt khe trong điều hành hoạt động kinh tế, những hạn chế về xuất nhập khẩu và thúc đẩy hơn nữa nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) để tăng nguồn vốn.
Để có nguồn vốn đầu tư sản xuất, Myanmar nên phát triển các nguồn tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là khí tự nhiên, gỗ, đá quý..., song phải đảm bảo không đe dọa kinh tế vĩ mô hay tạo ra các vấn đề về môi trường, xã hội, cố gắng làm tốt trong việc tái đầu tư các nguồn tài nguyên cạn kiệt, lấy đó làm nguồn vốn tái sản xuất.
Cuối cùng, theo ông Nehru, chính phủ Myanmar nên phối hợp với cộng đồng quốc tế để kêu gọi xóa dần các khoản nợ còn tồn đọng trong Ngân hàng Phát triển châu Á và Ngân hàng Thế giới, và học tập thêm kinh nghiệm phát triển. Các khoản nợ quốc tế của Myanmar hiện vào khoảng 5,5 tỷ USD./.
(TTXVN)