Các cuộc đàm phán giữa Tổng thống Nigeria Goodluck Jonathan với đại diện các nghiệp đoàn lao động ở nước này đã kết thúc ngày 15/1 mà không đạt bất cứ thỏa thuận nào về vấn đề bãi bỏ trợ giá nhiên liệu-nguyên nhân gây ra làn sóng đình công và biểu tình trên khắp nước này trong tuần qua.
Theo kế hoạch, sau cuộc đàm phán, vào chiều nay (16/1), Tổng thống Jonathan sẽ có bài phát biểu trước toàn quốc. Trong khi đó, lãnh đạo các nghiệp đoàn trước đó cảnh báo các cuộc đình công và biểu tình trên cả nước, vốn tạm dùng trong hai ngày nghỉ cuối tuần, sẽ được nối lại ngày 16/1 nếu đàm phán thất bại.
Ông Abdulwahed Omar, Chủ tịch Đại hội Công nhân Nigeria, cho biết có thể xem xét lại lập trường đàm phán với Tổng thống Jonathan.
Trong khi đó, Chính phủ Nigeria đã yêu cầu Ủy ban Tội phạm Kinh tế và Tài chính (EFCC) - cơ quan chống hối lộ của nước này - điều tra tất cả các khoản chi trợ cấp cho nhập khẩu của chính phủ, sau khi vấp phải phản ứng gay gắt về việc xoá bỏ trợ giá nhiên liệu đầu năm nay.
Tuần qua, làn sóng đình công và biểu tình của công nhân và người dân Nigeria không ngừng dâng cao để phản đối quyết định của chính phủ bãi bỏ trợ giá nhiên liệu, khiến giá nhiên liệu cùng nhiều mặt hàng ở nước này tăng cao.
Xung đột đã nổ ra trong các cuộc biểu tình ở một số thành phố làm hàng chục người chết và bị thương, nhiều nhà cửa, ôtô bị đốt phá, nhiều dịch vụ ngừng hoạt động và buộc chính phủ phải áp đặt lệnh giới nghiêm tại một số bang./.
Theo kế hoạch, sau cuộc đàm phán, vào chiều nay (16/1), Tổng thống Jonathan sẽ có bài phát biểu trước toàn quốc. Trong khi đó, lãnh đạo các nghiệp đoàn trước đó cảnh báo các cuộc đình công và biểu tình trên cả nước, vốn tạm dùng trong hai ngày nghỉ cuối tuần, sẽ được nối lại ngày 16/1 nếu đàm phán thất bại.
Ông Abdulwahed Omar, Chủ tịch Đại hội Công nhân Nigeria, cho biết có thể xem xét lại lập trường đàm phán với Tổng thống Jonathan.
Trong khi đó, Chính phủ Nigeria đã yêu cầu Ủy ban Tội phạm Kinh tế và Tài chính (EFCC) - cơ quan chống hối lộ của nước này - điều tra tất cả các khoản chi trợ cấp cho nhập khẩu của chính phủ, sau khi vấp phải phản ứng gay gắt về việc xoá bỏ trợ giá nhiên liệu đầu năm nay.
Tuần qua, làn sóng đình công và biểu tình của công nhân và người dân Nigeria không ngừng dâng cao để phản đối quyết định của chính phủ bãi bỏ trợ giá nhiên liệu, khiến giá nhiên liệu cùng nhiều mặt hàng ở nước này tăng cao.
Xung đột đã nổ ra trong các cuộc biểu tình ở một số thành phố làm hàng chục người chết và bị thương, nhiều nhà cửa, ôtô bị đốt phá, nhiều dịch vụ ngừng hoạt động và buộc chính phủ phải áp đặt lệnh giới nghiêm tại một số bang./.
(TTXVN/Vietnam+)