Trộm cắp dầu - được gọi là bunkering - tại khu vực đồng bằng Niger của Nigeria đang gia tăng sau một thời gian ngắn tạm lắng xuống, khiến người dân và các nhà lãnh đạo cộng đồng một lần nữa kêu gọi chính phủ liên bang nỗ lực nhiều hơn để giải quyết vấn đề kinh niên của khu vực kém phát triển.
Các vụ trộm cắp và phá hoại đường ống dẫn dầu đã giảm trong hai năm 2011 và 2012, giờ đây lại tăng lên do việc công ty giám sát mỏ dầu (OFSL) do chính phủ thành lập, chuyên theo dõi và báo cáo về các hành vi trộm cắp dầu bị đóng cửa vào tháng 9 năm 2012 sau khi người đứng đầu của cơ quan này bị sa thải vì bị cáo buộc không hoạt động đúng cách.
Nhân viên của OFSL chủ yếu gồm các cựu chiến binh và sử dụng hơn 100 người ở vào thời điểm đông nhất. Đây là một phần của chương trình ân xá năm 2009 của chính phủ Nigeria để tạo việc làm cho thanh niên địa phương.
Khoảng 27.000 người Nigeria đã bỏ vũ khí và đăng ký vào chương trình ân xá trong đó bao gồm đào tạo nghề và được hưởng một mức lương hàng tháng 410 USD.
Người dân địa phương đã phàn nàn với chính phủ rằng OFSL quản lý kém, chi tiền cho công nhân ma, mua xe jeep và các thiết bị khác. Nhiều người không đồng tình đã xem chương trình như một phương tiện trả tiền cho bọn tội phạm.
Isitoah Ozoemene, một giảng viên khoa học chính trị tại Đại học Giáo gục quốc gia ở thành phố Warri nói: "An ninh mà họ nói tới liên quan đến việc sử dụng các cựu chiến binh trước đây dính líu đến việc phá hoại các đường ống dẫn dầu, để rồi cho họ tiền mà chẳng làm bất cứ điều gì trong khi nói rằng họ đang tuần tra các cơ sở dầu mỏ. Chúng ta có một chính phủ nâng đỡ tội phạm, vì vậy bọn tội phạm càng được thể lấn tới."
Julius Malam-Obi, một cựu giám đốc OFSL, hoạt động tại phía Nam của vùng Isok, nói trộm cắp dầu đã tăng lên trong vùng này từ khi OFSL bị giải tán.
Ông Julius cho biết, trước đó đội quân của ông gồm 75 người được chia thành hai ca, hàng tuần đi vào các lạch nước để tìm kiếm nhiên liệu dầu và nhà máy lọc dầu bất hợp pháp, sau đó họ sẽ báo cáo với các cơ quan có thẩm quyền.
Nạn trộm cắp dầu đã khiến các tập đoàn Shell, AGIP và Eni chấm dứt hoạt động ở một số nơi trong khu vực từ tháng Ba và cho đến nay vẫn chưa có có tập đoàn nào trở lại hoạt động một cách bình thường./.
Các vụ trộm cắp và phá hoại đường ống dẫn dầu đã giảm trong hai năm 2011 và 2012, giờ đây lại tăng lên do việc công ty giám sát mỏ dầu (OFSL) do chính phủ thành lập, chuyên theo dõi và báo cáo về các hành vi trộm cắp dầu bị đóng cửa vào tháng 9 năm 2012 sau khi người đứng đầu của cơ quan này bị sa thải vì bị cáo buộc không hoạt động đúng cách.
Nhân viên của OFSL chủ yếu gồm các cựu chiến binh và sử dụng hơn 100 người ở vào thời điểm đông nhất. Đây là một phần của chương trình ân xá năm 2009 của chính phủ Nigeria để tạo việc làm cho thanh niên địa phương.
Khoảng 27.000 người Nigeria đã bỏ vũ khí và đăng ký vào chương trình ân xá trong đó bao gồm đào tạo nghề và được hưởng một mức lương hàng tháng 410 USD.
Người dân địa phương đã phàn nàn với chính phủ rằng OFSL quản lý kém, chi tiền cho công nhân ma, mua xe jeep và các thiết bị khác. Nhiều người không đồng tình đã xem chương trình như một phương tiện trả tiền cho bọn tội phạm.
Isitoah Ozoemene, một giảng viên khoa học chính trị tại Đại học Giáo gục quốc gia ở thành phố Warri nói: "An ninh mà họ nói tới liên quan đến việc sử dụng các cựu chiến binh trước đây dính líu đến việc phá hoại các đường ống dẫn dầu, để rồi cho họ tiền mà chẳng làm bất cứ điều gì trong khi nói rằng họ đang tuần tra các cơ sở dầu mỏ. Chúng ta có một chính phủ nâng đỡ tội phạm, vì vậy bọn tội phạm càng được thể lấn tới."
Julius Malam-Obi, một cựu giám đốc OFSL, hoạt động tại phía Nam của vùng Isok, nói trộm cắp dầu đã tăng lên trong vùng này từ khi OFSL bị giải tán.
Ông Julius cho biết, trước đó đội quân của ông gồm 75 người được chia thành hai ca, hàng tuần đi vào các lạch nước để tìm kiếm nhiên liệu dầu và nhà máy lọc dầu bất hợp pháp, sau đó họ sẽ báo cáo với các cơ quan có thẩm quyền.
Nạn trộm cắp dầu đã khiến các tập đoàn Shell, AGIP và Eni chấm dứt hoạt động ở một số nơi trong khu vực từ tháng Ba và cho đến nay vẫn chưa có có tập đoàn nào trở lại hoạt động một cách bình thường./.
Hoàng Chiến/Cairo (Vietnam+)