Theo Trung tâm y tế dự phòng Ninh Bình, vào cuối tháng Năm, trung tâm đã phát hiện hai trường hợp nhiễm bệnh liên cầu lợn, trong đó một người đã tử vong.
Người đầu tiên nhiễm liên cầu lợn đã tử vong khi chuyển đến bệnh viện trong tình trạng bệnh quá nặng là một bệnh nhân nam, hơn 60 tuổi, tại xã Quảng Lạc, huyện Nho Quan.
Kết quả xét nghiệm mẫu bệnh phẩm của bệnh nhân này cho kết quả dương tính với khuẩn liên cầu lợn. Gia đình bệnh nhân này đã tổ chức giết mổ và ăn tiết canh lợn.
Trung tâm y tế dự phòng cho biết trước đó, tại các thôn Quảng Cư và An Ngải thuộc xã Quảng Lạc, có một số con lợn bị ốm, chết nhưng người dân không báo với cán bộ thú y cơ sở và chính quyền địa phương, mà vẫn giết mổ, chế biến ăn như bình thường.
Trường hợp thứ hai nhiễm liên cầu lợn ở Trại giam Ninh Khánh. Ngay sau khi phát hiện bệnh nhân có những triệu trứng như sốt cao, buồn nôn, ngay lập tức bệnh nhân này được chuyển lên điều trị tại Viện lâm sàng các bệnh nhiệt đới và sức khỏe đang dần hồi phục.
Để ngăn ngừa dịch bệnh lây lan, Trung tâm y tế dự phòng tỉnh đã triển khai các biện pháp dập dịch, tổ chức phun hóa chất Cloramin B tại nhà, trại giam của bệnh nhân và khu vực chuồng trại xung quanh; lập danh sách những người tham gia ăn uống cùng các bệnh nhân, yêu cầu trạm y tế xã theo dõi, giám sát tình hình sức khỏe của những người có tiếp xúc với các bệnh nhân.
Bên cạnh đó, trung tâm y tế dự phòng cùng với trạm y tế các xã đã tuyên truyền phổ biến những kiến thức, nguồn gốc, các con đường lây lan dịch, bệnh, từ đó yêu cầu bà con không vận chuyển, giết mổ khi lợn có dấu hiệu nhiễm bệnh; đồng thời thường xuyên kiểm tra, phun hóa chất định kỳ nhằm phong tỏa không để dịch lây lan./.
Người đầu tiên nhiễm liên cầu lợn đã tử vong khi chuyển đến bệnh viện trong tình trạng bệnh quá nặng là một bệnh nhân nam, hơn 60 tuổi, tại xã Quảng Lạc, huyện Nho Quan.
Kết quả xét nghiệm mẫu bệnh phẩm của bệnh nhân này cho kết quả dương tính với khuẩn liên cầu lợn. Gia đình bệnh nhân này đã tổ chức giết mổ và ăn tiết canh lợn.
Trung tâm y tế dự phòng cho biết trước đó, tại các thôn Quảng Cư và An Ngải thuộc xã Quảng Lạc, có một số con lợn bị ốm, chết nhưng người dân không báo với cán bộ thú y cơ sở và chính quyền địa phương, mà vẫn giết mổ, chế biến ăn như bình thường.
Trường hợp thứ hai nhiễm liên cầu lợn ở Trại giam Ninh Khánh. Ngay sau khi phát hiện bệnh nhân có những triệu trứng như sốt cao, buồn nôn, ngay lập tức bệnh nhân này được chuyển lên điều trị tại Viện lâm sàng các bệnh nhiệt đới và sức khỏe đang dần hồi phục.
Để ngăn ngừa dịch bệnh lây lan, Trung tâm y tế dự phòng tỉnh đã triển khai các biện pháp dập dịch, tổ chức phun hóa chất Cloramin B tại nhà, trại giam của bệnh nhân và khu vực chuồng trại xung quanh; lập danh sách những người tham gia ăn uống cùng các bệnh nhân, yêu cầu trạm y tế xã theo dõi, giám sát tình hình sức khỏe của những người có tiếp xúc với các bệnh nhân.
Bên cạnh đó, trung tâm y tế dự phòng cùng với trạm y tế các xã đã tuyên truyền phổ biến những kiến thức, nguồn gốc, các con đường lây lan dịch, bệnh, từ đó yêu cầu bà con không vận chuyển, giết mổ khi lợn có dấu hiệu nhiễm bệnh; đồng thời thường xuyên kiểm tra, phun hóa chất định kỳ nhằm phong tỏa không để dịch lây lan./.
Vũ Văn Đạt (Vietnam+)