Tỉnh Ninh Thuận hiện có hơn 2.600 tàu thuyền với tổng công suất 214.325CV.
Năm nay, ngành nông nghiệp tỉnh Ninh Thuận ưu tiên sắp xếp lại nghề khai thác hải sản theo hướng hạn chế nghề khai thác ven bờ, phát triển nghề khai thác khơi xa; thành lập thêm 10 tổ đoàn kết sản xuất trên biển, đưa số tổ ngư dân đoàn kết lên 51 tổ/230 tàu hoạt đông ổn định và hiệu quả.
Trước đây, ngư dân vùng biển tỉnh Ninh Thuận gồm những người thân như cha mẹ, anh em trong gia đình, dòng tộc, bà con thân thích đã tự nguyện liên kết tàu thuyền cùng tổ chức ra khơi khai thác hải sản dài ngày, với mục đích cùng tìm kiếm nguồn cá, vận chuyển tiêu thụ sản phẩm. Nhờ sự liên kết này đã giúp ngư dân có điều kiện bám biển dài ngày, giảm tiêu hao nhiên liệu, khai thác đạt hiệu quả hơn các tàu thuyền đánh bắt riêng lẻ.
Tuy nhiên, việc liên kết này là hoàn toàn tự phát, các thành viên hoạt động không theo tiêu chí quy định rõ ràng, mạnh ai nấy làm nên thiếu bền vững dẫn đến mâu thuẫn, liên kết kém hiệu quả.
Anh Lê Hồng Phong, Trưởng phòng Quản lý Khai thác nguồn lợi và Môi trường thủy sản, Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh cho biết được Nhà nước khuyến khích hỗ trợ, các tổ, đội đoàn kết sản xuất trên biển được thành lập và phát triển mạnh. Từ năm 2011 nhiều xã vùng ven biển trong tỉnh đã vận động thành lập Tổ đánh bắt hải sản xa bờ và ban hành quy chế hoạt động có hiệu quả.
Đến cuối năm 2012, toàn tỉnh đã thành lập 41 tổ/187 tàu hoạt động khơi xa. Xã Cà Ná huyện Thuận Nam, đơn vị điển hình về xây dựng tổ ngư dân đoàn kết sản xuất trên biển đã thành lập 7 tổ đoàn kết đánh bắt hải sản xa bờ, với 35 tàu thuyền; trong đó đã hình thành lực lượng dân quân biển với 25 đội viên biên chế thành một trung đội, 3 tiểu đội tham gia giữ gìn trật tự an toàn trên biển; năm 2013, xã có kế hoạnh phát triển thêm 5 tổ ngư dân đoàn kết sản xuất trên biển
Theo Chủ tịch Hội Nông dân xã Cà Ná Nguyễn Hữu Ái, sau khi được thành lập, các thành viên trong tổ đã kịp thời thông báo ngư trường, tập trung khai thác; phân công vận chuyển sản phẩm vào bờ và vận chuyển nhiên liệu, nhu yếu phẩm từ bờ ra khơi phục vụ các tàu bám biển dài ngày. Nhờ đó, năng suất, chất lượng sản phẩm được nâng cao; chi phí nhiên liệu giảm khoảng 20% so khai thác cá thể. Từ đó lợi nhuận cũng được nâng lên, nhiều chủ phương tiện xin tham gia tổ đoàn kết, nhiều thành viên đóng mới tàu có công suất lớn hoặc cải hoán nâng công suất máy tàu cũ để ra khơi khai thác dài ngày.
Bên cạnh việc khai thác, các tổ đoàn kết sản xuất trên biển đã hỗ trợ nhau phòng phòng chống thiên tai, cứu nạn, cứu hộ, kịp thời khắc phục sự cố xảy ra tại các tàu thành viên; hỗ trợ, cứu hộ các tàu bạn khi gặp nạn trên biển. Đặc biệt là ngăn chặn kịp thời các trường hợp khai thác có tính hủy diệt nguồn lợi thủy sản như sử dụng thuốc nổ, sử dụng lưới không đúng quy định (mắc lưới quá dày).
Cụ thể như vụ tàu Bình Định sử dụng lưới mùng khai thác gần bờ, tàu Bình Thuận dùng lưới giã cào khai thác ngoài khơi (đây là loại ngư cụ cấm sử dụng do khai thác làm kiệt quệ các loài hải sản biển), tổ đánh bắt xa bờ vừa kêu gọi thuyết phục, vừa báo cho Đồn Biên phòng 420 và tàu kiểm ngư tỉnh kịp thời ngăn chặn.
Anh Nguyễn Kim Long, Phó Phòng Quản lý Khai thác nguồn lợi và Môi trường thủy sản, Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh cho biết trước tình hình phức tạp khi đánh bắt trên biển, xu hướng thành lập tổ đoàn kết sản xuất trên biển đang được ngư dân ủng hộ. Việc tham gia các tổ đoàn kết sản xuất trên biển, các thành viên thường xuyên trao đổi thông tin về ngư trường, về thị trường tiêu thụ, kịp thời khai thác các luồng cá tập trung; phân công tàu thuyền chuyên làm công tác hậu cần, cung ứng vật tư, tiêu thụ sản phẩm.
Nhờ đó, các tàu thuyền đã giảm chi phí sản xuất, tăng hiệu quả kinh tế; đồng thời hỗ trợ ứng cứu lẫn nhau mỗi khi xảy ra sự cố trên biển. Bên cạnh việc thuận lợi về khai thác, tiêu thụ, cung cấp vật tư, nhiên liệu, hàng hóa... các tổ đoàn kết sản xuất trên biển còn được hưởng các chính sách ưu tiên hỗ trợ của Nhà nước, được trang bị các loại máy liên lạc, định vị, dò sóng vệ tinh; được tập huấn kỹ thuật đánh bắt và các ngành nghề khai thác mới, từ đó có điều kiện thuận lợi hơn trong việc tìm ngư trường cũng như liên lạc ứng phó với những rủi ro trên biển.
Nhằm góp phần phát triển bền vững biển, đảo Việt Nam, trong thời gian tới tỉnh Ninh Thuận tiếp tục tổ chức tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân về lợi ích của việc tham gia tổ đoàn kết sản xuất trên biển; xây dựng hình thành, nhân rộng mô hình tổ đoàn kết sản xuất trên biển.
Trong năm 2012, toàn tỉnh đã khai thác được gần 63.670 tấn hải sản, tăng gần 14% kế hoạch./.
Năm nay, ngành nông nghiệp tỉnh Ninh Thuận ưu tiên sắp xếp lại nghề khai thác hải sản theo hướng hạn chế nghề khai thác ven bờ, phát triển nghề khai thác khơi xa; thành lập thêm 10 tổ đoàn kết sản xuất trên biển, đưa số tổ ngư dân đoàn kết lên 51 tổ/230 tàu hoạt đông ổn định và hiệu quả.
Trước đây, ngư dân vùng biển tỉnh Ninh Thuận gồm những người thân như cha mẹ, anh em trong gia đình, dòng tộc, bà con thân thích đã tự nguyện liên kết tàu thuyền cùng tổ chức ra khơi khai thác hải sản dài ngày, với mục đích cùng tìm kiếm nguồn cá, vận chuyển tiêu thụ sản phẩm. Nhờ sự liên kết này đã giúp ngư dân có điều kiện bám biển dài ngày, giảm tiêu hao nhiên liệu, khai thác đạt hiệu quả hơn các tàu thuyền đánh bắt riêng lẻ.
Tuy nhiên, việc liên kết này là hoàn toàn tự phát, các thành viên hoạt động không theo tiêu chí quy định rõ ràng, mạnh ai nấy làm nên thiếu bền vững dẫn đến mâu thuẫn, liên kết kém hiệu quả.
Anh Lê Hồng Phong, Trưởng phòng Quản lý Khai thác nguồn lợi và Môi trường thủy sản, Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh cho biết được Nhà nước khuyến khích hỗ trợ, các tổ, đội đoàn kết sản xuất trên biển được thành lập và phát triển mạnh. Từ năm 2011 nhiều xã vùng ven biển trong tỉnh đã vận động thành lập Tổ đánh bắt hải sản xa bờ và ban hành quy chế hoạt động có hiệu quả.
Đến cuối năm 2012, toàn tỉnh đã thành lập 41 tổ/187 tàu hoạt động khơi xa. Xã Cà Ná huyện Thuận Nam, đơn vị điển hình về xây dựng tổ ngư dân đoàn kết sản xuất trên biển đã thành lập 7 tổ đoàn kết đánh bắt hải sản xa bờ, với 35 tàu thuyền; trong đó đã hình thành lực lượng dân quân biển với 25 đội viên biên chế thành một trung đội, 3 tiểu đội tham gia giữ gìn trật tự an toàn trên biển; năm 2013, xã có kế hoạnh phát triển thêm 5 tổ ngư dân đoàn kết sản xuất trên biển
Theo Chủ tịch Hội Nông dân xã Cà Ná Nguyễn Hữu Ái, sau khi được thành lập, các thành viên trong tổ đã kịp thời thông báo ngư trường, tập trung khai thác; phân công vận chuyển sản phẩm vào bờ và vận chuyển nhiên liệu, nhu yếu phẩm từ bờ ra khơi phục vụ các tàu bám biển dài ngày. Nhờ đó, năng suất, chất lượng sản phẩm được nâng cao; chi phí nhiên liệu giảm khoảng 20% so khai thác cá thể. Từ đó lợi nhuận cũng được nâng lên, nhiều chủ phương tiện xin tham gia tổ đoàn kết, nhiều thành viên đóng mới tàu có công suất lớn hoặc cải hoán nâng công suất máy tàu cũ để ra khơi khai thác dài ngày.
Bên cạnh việc khai thác, các tổ đoàn kết sản xuất trên biển đã hỗ trợ nhau phòng phòng chống thiên tai, cứu nạn, cứu hộ, kịp thời khắc phục sự cố xảy ra tại các tàu thành viên; hỗ trợ, cứu hộ các tàu bạn khi gặp nạn trên biển. Đặc biệt là ngăn chặn kịp thời các trường hợp khai thác có tính hủy diệt nguồn lợi thủy sản như sử dụng thuốc nổ, sử dụng lưới không đúng quy định (mắc lưới quá dày).
Cụ thể như vụ tàu Bình Định sử dụng lưới mùng khai thác gần bờ, tàu Bình Thuận dùng lưới giã cào khai thác ngoài khơi (đây là loại ngư cụ cấm sử dụng do khai thác làm kiệt quệ các loài hải sản biển), tổ đánh bắt xa bờ vừa kêu gọi thuyết phục, vừa báo cho Đồn Biên phòng 420 và tàu kiểm ngư tỉnh kịp thời ngăn chặn.
Anh Nguyễn Kim Long, Phó Phòng Quản lý Khai thác nguồn lợi và Môi trường thủy sản, Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh cho biết trước tình hình phức tạp khi đánh bắt trên biển, xu hướng thành lập tổ đoàn kết sản xuất trên biển đang được ngư dân ủng hộ. Việc tham gia các tổ đoàn kết sản xuất trên biển, các thành viên thường xuyên trao đổi thông tin về ngư trường, về thị trường tiêu thụ, kịp thời khai thác các luồng cá tập trung; phân công tàu thuyền chuyên làm công tác hậu cần, cung ứng vật tư, tiêu thụ sản phẩm.
Nhờ đó, các tàu thuyền đã giảm chi phí sản xuất, tăng hiệu quả kinh tế; đồng thời hỗ trợ ứng cứu lẫn nhau mỗi khi xảy ra sự cố trên biển. Bên cạnh việc thuận lợi về khai thác, tiêu thụ, cung cấp vật tư, nhiên liệu, hàng hóa... các tổ đoàn kết sản xuất trên biển còn được hưởng các chính sách ưu tiên hỗ trợ của Nhà nước, được trang bị các loại máy liên lạc, định vị, dò sóng vệ tinh; được tập huấn kỹ thuật đánh bắt và các ngành nghề khai thác mới, từ đó có điều kiện thuận lợi hơn trong việc tìm ngư trường cũng như liên lạc ứng phó với những rủi ro trên biển.
Nhằm góp phần phát triển bền vững biển, đảo Việt Nam, trong thời gian tới tỉnh Ninh Thuận tiếp tục tổ chức tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân về lợi ích của việc tham gia tổ đoàn kết sản xuất trên biển; xây dựng hình thành, nhân rộng mô hình tổ đoàn kết sản xuất trên biển.
Trong năm 2012, toàn tỉnh đã khai thác được gần 63.670 tấn hải sản, tăng gần 14% kế hoạch./.
Đức Ánh (TTXVN)