Mạng lưới cung cấp ôtô toàn cầu lại đón nhận thêm một tin xấu sau khi Hãng sản xuất ôtô Nissan Motor Co cho biết hãng đang cân nhắc chuyển một số hoạt động sản xuất động cơ từ Nhật Bản sang Mỹ do trận động đất vừa qua đã tàn phá nhà máy sản xuất trong nước.
Nissan cho hay các nhà máy của hãng tại Mỹ sẽ hoạt động hết công suất cho tới ngày 1/4, thậm chí một số nhà máy có thể tăng ca do thảm họa hôm 11/3 gây thiệt hại nặng nề cho nhà máy sản xuất động cơ Iwaki tại Nhật Bản.
Hãng cũng đang nghiên cứu khả năng để nhà máy sản xuất động cơ Dechard ở bang Tennessee (Mỹ) cung cấp động cơ cho các nhà máy tại Nhật Bản.
Theo các chuyên gia, các nhà máy sản xuất ôtô thế giới có thể đối mặt với tình trạng thiếu linh kiện và phụ tùng trầm trọng từ các nhà cung cấp Nhật Bản trừ khi ngành ôtô nước này nhanh chóng khôi phục hoạt động sản xuất của các nhà máy tạm thời bị đóng cửa sau động đất.
Do nguồn dự trữ linh kiện và phụ tùng tại Nhật Bản sẽ ở mức thấp trong vài tuần tới nên một số nhà máy sản xuất ở Bắc Mỹ phải tạm thời đóng cửa.
Chuyên gia phân tích thị trường ôtô Paul Newton từ IHS Automotive nhận định tình trạng căng thẳng nguồn cung linh kiện và phụ tùng sẽ tác động mạnh hơn tới các nhà sản xuất ôtô toàn cầu từ giữa tháng tới, trong đó có các nhà sản xuất ôtô Mỹ.
Trước đó cuối ngày 24/3, hãng sản xuất ôtô Toyota Motor Corp. lớn nhất thế giới loan báo sẽ dừng sản xuất tại một số nhà máy ở Bắc Mỹ, nhưng không cho biết thời gian ngừng hoạt động sẽ kéo dài bao lâu và cũng không công bố số liệu nhân công sẽ bị ảnh hưởng.
Toyota chỉ cho biết rằng ảnh hưởng từ quyết định trên sẽ không lớn bởi nhà máy ở Bắc Mỹ sử dụng phần lớn phụ tùng do các nhà chế tạo địa phương cung cấp. Bên cạnh đó, nguồn hàng được chuyển đi trước khi trận động đất xảy ra cũng vẫn sẽ được chuyển tới các nhà máy trên.
Honda Motor Co., Mazda Motor Co. và Mitsubishi Motor Corp. đều cho biết các nhà máy của họ ở Bắc Mỹ vẫn hoạt động bình thường.
Chi nhánh Subaru của Fuji Heavy Industries Ltd., cũng nói rằng hoạt động tại Bắc Mỹ vẫn tiếp diễn cho dù có lúc bị gián đoạn. Còn Fuji đã nối lại hoạt động sản xuất phụ tùng cho các nhà máy ở nước ngoài hôm 24/3.
Hồi tháng 2, sản lượng xe tại Bắc Mỹ đạt tới 1,06 triệu chiếc, tăng 15% so với tháng 2 năm ngoái. Nhưng theo ông Jeff Schuster, tổng giám đốc J.D. Power & Associates, hoạt động sản xuất trong ngắn hạn bắt đầu bị ảnh hưởng bởi tình trạng thiếu linh kiện, phụ tùng từ Nhật Bản.
Không chỉ Toyota và Subaru của Nhật tạm dừng sản xuất, mà đại gia GM của Mỹ cũng đã dừng sản xuất xe tải hạng nhẹ tại nhà máy Shreveport, Louisiana và nhà máy sản xuất động cơ tại Buffalo, New York.
Theo ông Schuster, do vẫn còn chưa chắc chắn về quy mô cung cấp phụ tùng, nên sản xuất ở Bắc Mỹ có thể bị ảnh hưởng trong vài tuần tới. Ông dự báo năm nay sản lượng xe sản xuất tại khu vực này sẽ chỉ đạt 12,9 triệu chiếc, trong đó các hãng sẽ tăng tốc sản xuất để bù đắp sản lượng bị giảm sút vào thời điểm hiện nay.
Tại Nhật Bản, đại gia Toyota có kế hoạch khôi phục hoạt động sản xuất xe Prius cùng hai dòng xe lai Lexus HS 250h và CT 200h vào ngày 28/3.
Xe Prius được sản xuất tại nhà máy Tsutsumi ở miền Tây Nhật Bản, trong khi các mẫu xe Lexus được sản xuất tại đảo Kyushu ở miền nam, cách xa tâm chấn của thảm họa vừa qua.
Trong số 9 nhà máy khác của Toyota tại Nhật Bản, hãng cho biết chỉ đóng cửa cho tới ngày 26/3 và làm sản lượng giảm 140.000 xe. Nissan đã nối lại hoạt động sản xuất xe Leaf, nhưng cảnh báo tình trạng mất điện có thể ảnh hưởng tới sản xuất tại nhà máy Oppama nơi lắp ráp xe Leaf và nhà máy sản xuất ắc quy tại Zama.
Không phải là ngoại lệ, ngày 25/3 Honda thông báo tạm dừng sản xuất tại hai nhà máy Saitama và Suzuka sẽ kéo dài tới ngày 3/4. Nhưng hãng đã nối lại hoạt động sản xuất xe máy tại nhà máy Kumamoto vào hôm 21/3./.
Nissan cho hay các nhà máy của hãng tại Mỹ sẽ hoạt động hết công suất cho tới ngày 1/4, thậm chí một số nhà máy có thể tăng ca do thảm họa hôm 11/3 gây thiệt hại nặng nề cho nhà máy sản xuất động cơ Iwaki tại Nhật Bản.
Hãng cũng đang nghiên cứu khả năng để nhà máy sản xuất động cơ Dechard ở bang Tennessee (Mỹ) cung cấp động cơ cho các nhà máy tại Nhật Bản.
Theo các chuyên gia, các nhà máy sản xuất ôtô thế giới có thể đối mặt với tình trạng thiếu linh kiện và phụ tùng trầm trọng từ các nhà cung cấp Nhật Bản trừ khi ngành ôtô nước này nhanh chóng khôi phục hoạt động sản xuất của các nhà máy tạm thời bị đóng cửa sau động đất.
Do nguồn dự trữ linh kiện và phụ tùng tại Nhật Bản sẽ ở mức thấp trong vài tuần tới nên một số nhà máy sản xuất ở Bắc Mỹ phải tạm thời đóng cửa.
Chuyên gia phân tích thị trường ôtô Paul Newton từ IHS Automotive nhận định tình trạng căng thẳng nguồn cung linh kiện và phụ tùng sẽ tác động mạnh hơn tới các nhà sản xuất ôtô toàn cầu từ giữa tháng tới, trong đó có các nhà sản xuất ôtô Mỹ.
Trước đó cuối ngày 24/3, hãng sản xuất ôtô Toyota Motor Corp. lớn nhất thế giới loan báo sẽ dừng sản xuất tại một số nhà máy ở Bắc Mỹ, nhưng không cho biết thời gian ngừng hoạt động sẽ kéo dài bao lâu và cũng không công bố số liệu nhân công sẽ bị ảnh hưởng.
Toyota chỉ cho biết rằng ảnh hưởng từ quyết định trên sẽ không lớn bởi nhà máy ở Bắc Mỹ sử dụng phần lớn phụ tùng do các nhà chế tạo địa phương cung cấp. Bên cạnh đó, nguồn hàng được chuyển đi trước khi trận động đất xảy ra cũng vẫn sẽ được chuyển tới các nhà máy trên.
Honda Motor Co., Mazda Motor Co. và Mitsubishi Motor Corp. đều cho biết các nhà máy của họ ở Bắc Mỹ vẫn hoạt động bình thường.
Chi nhánh Subaru của Fuji Heavy Industries Ltd., cũng nói rằng hoạt động tại Bắc Mỹ vẫn tiếp diễn cho dù có lúc bị gián đoạn. Còn Fuji đã nối lại hoạt động sản xuất phụ tùng cho các nhà máy ở nước ngoài hôm 24/3.
Hồi tháng 2, sản lượng xe tại Bắc Mỹ đạt tới 1,06 triệu chiếc, tăng 15% so với tháng 2 năm ngoái. Nhưng theo ông Jeff Schuster, tổng giám đốc J.D. Power & Associates, hoạt động sản xuất trong ngắn hạn bắt đầu bị ảnh hưởng bởi tình trạng thiếu linh kiện, phụ tùng từ Nhật Bản.
Không chỉ Toyota và Subaru của Nhật tạm dừng sản xuất, mà đại gia GM của Mỹ cũng đã dừng sản xuất xe tải hạng nhẹ tại nhà máy Shreveport, Louisiana và nhà máy sản xuất động cơ tại Buffalo, New York.
Theo ông Schuster, do vẫn còn chưa chắc chắn về quy mô cung cấp phụ tùng, nên sản xuất ở Bắc Mỹ có thể bị ảnh hưởng trong vài tuần tới. Ông dự báo năm nay sản lượng xe sản xuất tại khu vực này sẽ chỉ đạt 12,9 triệu chiếc, trong đó các hãng sẽ tăng tốc sản xuất để bù đắp sản lượng bị giảm sút vào thời điểm hiện nay.
Tại Nhật Bản, đại gia Toyota có kế hoạch khôi phục hoạt động sản xuất xe Prius cùng hai dòng xe lai Lexus HS 250h và CT 200h vào ngày 28/3.
Xe Prius được sản xuất tại nhà máy Tsutsumi ở miền Tây Nhật Bản, trong khi các mẫu xe Lexus được sản xuất tại đảo Kyushu ở miền nam, cách xa tâm chấn của thảm họa vừa qua.
Trong số 9 nhà máy khác của Toyota tại Nhật Bản, hãng cho biết chỉ đóng cửa cho tới ngày 26/3 và làm sản lượng giảm 140.000 xe. Nissan đã nối lại hoạt động sản xuất xe Leaf, nhưng cảnh báo tình trạng mất điện có thể ảnh hưởng tới sản xuất tại nhà máy Oppama nơi lắp ráp xe Leaf và nhà máy sản xuất ắc quy tại Zama.
Không phải là ngoại lệ, ngày 25/3 Honda thông báo tạm dừng sản xuất tại hai nhà máy Saitama và Suzuka sẽ kéo dài tới ngày 3/4. Nhưng hãng đã nối lại hoạt động sản xuất xe máy tại nhà máy Kumamoto vào hôm 21/3./.
Hoàng Hà (TTXVN/Vietnam+)