Ngân hàng Trung ương Italy cuối tuần này cho biết nợ công của Italy đã tăng lên mức cao kỷ lục mới 2.014 tỷ euro trong tháng 10/2012.
Con số kỷ lục nói trên đã nêu bật tình trạng tài chính mong manh của Italy bất chấp một loạt biện pháp thắt lưng buộc bụng và cải cách mà Chính phủ kỹ trị Mario Monti đã thực hiện trong khoảng 1 năm qua.
Nền kinh tế Italy, lớn thứ 3 trong Khu vực sử dụng đồng euro, hiện vẫn đang trong tình trạng suy thoái, giữa lúc chính phủ đã thực hiện các cắt giảm chi tiêu và tăng thuế nhằm giải quyết vấn đề nợ công.
Theo các số liệu mới nhất, nợ công của Italy đã tăng 3,7% kể từ mức 1,94 nghìn tỷ euro của hồi tháng 1/2012. Với mức nợ công hiện chiếm khoảng 126% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP), Italy là nước có tỷ lệ nợ công so với GDP cao nhất trong Khu vực sử dụng đồng euro, chỉ xếp sau Hy Lạp.
Tổ chức tiêu dùng Codacons cho hay bình quân gánh nặng nợ công chia đều cho mỗi hộ gia đình ở Italy hiện ở mức 82.192 euro, tăng 4.400 euro so với đầu năm nay. Codacons cũng chỉ trích Thủ tướng Monti đã không nỗ lực nhiều hơn để cắt giảm tình trạng lãng phí, và cụ thể là đã từ bỏ nỗ lực nhằm giảm bớt số lượng các tỉnh trong nhiệm kỳ của mình.
Ông Monti được bổ nhiệm làm Thủ tướng hồi tháng 11/2011 thay ông Berlusconi sau khi ông Berlusconi buộc phải từ chức do các thị trường quốc tế không còn lòng tin về khả năng của ông ta trong việc cứu nước này thoát khỏi một cuộc khủng hoảng nợ công theo kiểu Hy Lạp.
Là một nhà kinh tế đồng thời là cựu Ủy viên Liên minh châu Âu vốn được kính trọng, Thủ tướng Monti và chính phủ kỹ trị của ông đã giành lại được lòng tin trên trường quốc tế thông qua một loạt biện pháp cải cách tài khóa và tăng thuế vốn không được lòng dân ở trong nước.
Nhờ việc Ngân hàng Trung ương Châu Âu đề xuất mua không giới hạn các loại trái phiếu ngắn hạn ở những nước đang gặp khó khăn trong vấn đề nợ công cũng như nhờ các cải cách của ông Monti, chi phí vay mượn của Italy đã giảm xuống trong những tháng gần đây.
Tuy nhiên, các thị trường trong tuần này lại rúng động mạnh khi ông Monti tuyên bố sẽ từ chức sớm hơn dự kiến - có thể là sau khi quốc hội thông qua kế hoạch ngân sách năm 2013, dự kiến trước lễ Giáng sinh.
Thủ tướng Monti nói rằng việc ông tiếp tục điều hành chính phủ là điều không thể sau khi đảng Nhân dân Tự do (PDL) trung hữu của ông Berlusconi rút lui sự ủng hộ đối với Chính phủ Monti trong 2 cuộc bỏ phiếu quan trọng hồi tuần trước./.
Con số kỷ lục nói trên đã nêu bật tình trạng tài chính mong manh của Italy bất chấp một loạt biện pháp thắt lưng buộc bụng và cải cách mà Chính phủ kỹ trị Mario Monti đã thực hiện trong khoảng 1 năm qua.
Nền kinh tế Italy, lớn thứ 3 trong Khu vực sử dụng đồng euro, hiện vẫn đang trong tình trạng suy thoái, giữa lúc chính phủ đã thực hiện các cắt giảm chi tiêu và tăng thuế nhằm giải quyết vấn đề nợ công.
Theo các số liệu mới nhất, nợ công của Italy đã tăng 3,7% kể từ mức 1,94 nghìn tỷ euro của hồi tháng 1/2012. Với mức nợ công hiện chiếm khoảng 126% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP), Italy là nước có tỷ lệ nợ công so với GDP cao nhất trong Khu vực sử dụng đồng euro, chỉ xếp sau Hy Lạp.
Tổ chức tiêu dùng Codacons cho hay bình quân gánh nặng nợ công chia đều cho mỗi hộ gia đình ở Italy hiện ở mức 82.192 euro, tăng 4.400 euro so với đầu năm nay. Codacons cũng chỉ trích Thủ tướng Monti đã không nỗ lực nhiều hơn để cắt giảm tình trạng lãng phí, và cụ thể là đã từ bỏ nỗ lực nhằm giảm bớt số lượng các tỉnh trong nhiệm kỳ của mình.
Ông Monti được bổ nhiệm làm Thủ tướng hồi tháng 11/2011 thay ông Berlusconi sau khi ông Berlusconi buộc phải từ chức do các thị trường quốc tế không còn lòng tin về khả năng của ông ta trong việc cứu nước này thoát khỏi một cuộc khủng hoảng nợ công theo kiểu Hy Lạp.
Là một nhà kinh tế đồng thời là cựu Ủy viên Liên minh châu Âu vốn được kính trọng, Thủ tướng Monti và chính phủ kỹ trị của ông đã giành lại được lòng tin trên trường quốc tế thông qua một loạt biện pháp cải cách tài khóa và tăng thuế vốn không được lòng dân ở trong nước.
Nhờ việc Ngân hàng Trung ương Châu Âu đề xuất mua không giới hạn các loại trái phiếu ngắn hạn ở những nước đang gặp khó khăn trong vấn đề nợ công cũng như nhờ các cải cách của ông Monti, chi phí vay mượn của Italy đã giảm xuống trong những tháng gần đây.
Tuy nhiên, các thị trường trong tuần này lại rúng động mạnh khi ông Monti tuyên bố sẽ từ chức sớm hơn dự kiến - có thể là sau khi quốc hội thông qua kế hoạch ngân sách năm 2013, dự kiến trước lễ Giáng sinh.
Thủ tướng Monti nói rằng việc ông tiếp tục điều hành chính phủ là điều không thể sau khi đảng Nhân dân Tự do (PDL) trung hữu của ông Berlusconi rút lui sự ủng hộ đối với Chính phủ Monti trong 2 cuộc bỏ phiếu quan trọng hồi tuần trước./.
Ngự Bình/Rome (Vietnam+)