Ngày 28/6, Bộ Y tế Việt Nam và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thông báo Bộ Y tế, WHO và các bộ, ngành khác như Bộ Quốc phòng, Bộ Khoa học Công nghệ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đang nỗ lực tiến hành các biện pháp can thiệp để điều trị bệnh nhân, dự phòng, điều tra và giám sát các trường hợp mắc mới của hội chứng viêm da dày sừng bàn tay, bàn chân tại huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi, cũng như giải quyết các vấn đề liên quan.
Theo kết luận ban đầu của các nhà khoa học, hội chứng viêm da dày sừng bàn tay, bàn chân mang đặc tính một loại nhiễm độc mãn tính, có thể dẫn đến viêm và thương tổn ở tay, chân và gan. Tại Việt Nam, người mắc hội chứng này hiện chỉ được phát hiện tại huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi.
Theo đó, những trường hợp mắc hội chứng viêm da dày sừng bàn tay, bàn chân được ghi nhận lần đầu tiên vào ngày 19/4/2011, đến ngày 28/6/2012 đã ghi nhận 216 trường hợp mắc, trong đó có 12 trường hợp tử vong, tại 5 xã (Ba Điền, Ba Ngạc, Ba Xa, Ba Vinh và Ba Tô) của huyện Ba Tơ. Hiện có 18 bệnh nhân đang được điều trị tại các cơ sở y tế thuộc tỉnh Quảng Ngãi và vùng lân cận.
Bộ Y tế Việt Nam đã tiến hành một số điều tra thực địa tập trung vào lĩnh vực dịch tễ, lâm sàng, bệnh nghề nghiệp, dinh dưỡng, độc tố và các yếu tố môi trường, nhưng vẫn chưa tìm ra nguyên nhân gây bệnh. Tuy nhiên, kết quả của các điều tra tổng thể trên cho thấy cho đến thời điểm hiện tại, hội chứng viên da dày sừng bàn tay, bàn chân chưa có bằng chứng do nguyên nhân nhiễm trùng.
Đến nay một số bệnh nhân đã ăn gạo thu hoạch từ các vụ mùa trước; nhiều bệnh nhân mắc hội chứng viêm da dày sừng bàn tay, bàn chân bị suy dinh dưỡng; chất aflatoxins được tìm thấy trong một số mẫu gạo; đa số bệnh nhân mắc hội chứng viêm da dày sừng bàn tay, bàn chân có tổn thương gan. Cũng không có bằng chứng kim loại nặng hay hóa chất nông nghiệp có hàm lượng cao trong các mẫu phẩm ở người và môi trường.
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến khẳng định song song với nghiên cứu đang tiến hành để tìm nguyên nhân, phải triển khai ngay các biện pháp can thiệp tổng thể để giảm tử vong, giảm mắc cũng như để cải thiện tình trạng sức khỏe của nhân dân huyện Ba Tơ nói chung.
Theo đó, với giải pháp giảm tử vong, Bộ Y tế đã xây dựng hướng dẫn điều trị và tập huấn cho bác sỹ, cử cán bộ chuyên môn từ các bệnh viện Trung ương về trực tiếp hướng dẫn và điều trị cho bệnh nhân ở huyện Ba Tơ. Bộ Y tế cũng đã triển khai các biện pháp tại vùng có người mắc bệnh để dự phòng, chẩn đoán và điều trị bệnh.
Các biện pháp dự phòng bao gồm cung cấp gạo và hướng dẫn người dân cách bảo quản, cung cấp vitamin và các chất dinh dưỡng cho người dân huyện Ba Tơ, thực hiện vệ sinh môi trường, diệt vector truyền bệnh cho tất cả các gia đình, xử lý nguồn nước sinh hoạt cho người dân và tăng cường truyền thông để vận động mọi người thực hiện vệ sinh cá nhân và đến cơ sở y tế ngay khi có triệu chứng bệnh.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Trung tâm Phòng ngừa và kiểm soát bệnh Hoa Kỳ (USCDC) đã phối hợp chặt chẽ với Bộ Y tế Việt Nam trong việc ứng phó với căn bệnh này. Đầu tháng 6/2012, hai chuyên gia của WHO và USCDC đã được mời đến tư vấn và làm việc với Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế. Các chuyên gia đã thảo luận với cán bộ điều tra Việt Nam về vụ dịch, xem xét các dữ liệu đã thu thập và đưa ra các khuyến nghị cho các nghiên cứu bổ sung và xét nghiệm nhằm hướng dẫn các can thiệp cũng như định hướng điều tra chuyên sâu.
“Chúng tôi ủng hộ các biện pháp can thiệp mà Bộ Y tế đang triển khai để kiểm soát các trường hợp mắc hội chứng viêm da dày sừng bàn tay, bàn chân tại tỉnh Quảng Ngãi và tin tưởng rằng Bộ Y tế đang đi đúng hướng. Do chúng ta chưa biết được nguyên nhân của hội chứng và nguồn gốc gây bệnh, việc tìm nguyên nhân có thể kéo dài hơn dự kiến và là một thử thách,” tiến sỹ Takeshi Kasai, Trưởng Đại diện của WHO tại Việt Nam cho biết.
Bộ Y tế sẽ tiếp tục tập trung mọi nỗ lực vào điều trị bệnh nhân và giám sát các trường hợp mắc mới. Các điều tra tiếp theo sẽ được tiến hành để đo lường và đánh giá hiệu quả các can thiệp cũng như để xác định các yếu tố nguy cơ khác của hội chứng viêm da dày sừng bàn tay, bàn chân. WHO và USCDC sẽ tiếp tục hỗ trợ về kỹ thuật cho Bộ Y tế Việt Nam.
Để ngăn chặn và giảm thiểu số người mắc và tử vong do hội chứng viêm da dày sừng bàn tay, bàn chân tại huyện Ba Tơ, Quảng Ngãi, ngày 28/6 Bộ Y tế khuyến cáo các biện pháp phòng chống bệnh viêm da dày sừng bàn tay, bàn chân như sau:
Đối với người dân huyện Ba Tơ, cần sử dụng gạo do chính quyền địa phương cung cấp, dùng vitamin và các chất dinh dưỡng bổ sung do cơ quan y tế địa phương cung cấp, đảm bảo vệ sinh môi trường sống và vệ sinh cá nhân, theo dõi phát hiện sớm các triệu chứng bệnh để đến khám ngay tại các cơ sở y tế gần nhất.
Đối với chính quyền huyện Ba Tơ, cần giám sát và thực hiện các biện pháp can thiệp hiện tại, tiếp tục cung cấp chất dinh dưỡng và gạo cho người dân huyện Ba Tơ, tuyên truyền vận động người dân thực hiện vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân, ăn uống đủ dưỡng chất, và đến khám ngay tại các cơ sở y tế khi phát hiện bệnh./.
Theo kết luận ban đầu của các nhà khoa học, hội chứng viêm da dày sừng bàn tay, bàn chân mang đặc tính một loại nhiễm độc mãn tính, có thể dẫn đến viêm và thương tổn ở tay, chân và gan. Tại Việt Nam, người mắc hội chứng này hiện chỉ được phát hiện tại huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi.
Theo đó, những trường hợp mắc hội chứng viêm da dày sừng bàn tay, bàn chân được ghi nhận lần đầu tiên vào ngày 19/4/2011, đến ngày 28/6/2012 đã ghi nhận 216 trường hợp mắc, trong đó có 12 trường hợp tử vong, tại 5 xã (Ba Điền, Ba Ngạc, Ba Xa, Ba Vinh và Ba Tô) của huyện Ba Tơ. Hiện có 18 bệnh nhân đang được điều trị tại các cơ sở y tế thuộc tỉnh Quảng Ngãi và vùng lân cận.
Bộ Y tế Việt Nam đã tiến hành một số điều tra thực địa tập trung vào lĩnh vực dịch tễ, lâm sàng, bệnh nghề nghiệp, dinh dưỡng, độc tố và các yếu tố môi trường, nhưng vẫn chưa tìm ra nguyên nhân gây bệnh. Tuy nhiên, kết quả của các điều tra tổng thể trên cho thấy cho đến thời điểm hiện tại, hội chứng viên da dày sừng bàn tay, bàn chân chưa có bằng chứng do nguyên nhân nhiễm trùng.
Đến nay một số bệnh nhân đã ăn gạo thu hoạch từ các vụ mùa trước; nhiều bệnh nhân mắc hội chứng viêm da dày sừng bàn tay, bàn chân bị suy dinh dưỡng; chất aflatoxins được tìm thấy trong một số mẫu gạo; đa số bệnh nhân mắc hội chứng viêm da dày sừng bàn tay, bàn chân có tổn thương gan. Cũng không có bằng chứng kim loại nặng hay hóa chất nông nghiệp có hàm lượng cao trong các mẫu phẩm ở người và môi trường.
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến khẳng định song song với nghiên cứu đang tiến hành để tìm nguyên nhân, phải triển khai ngay các biện pháp can thiệp tổng thể để giảm tử vong, giảm mắc cũng như để cải thiện tình trạng sức khỏe của nhân dân huyện Ba Tơ nói chung.
Theo đó, với giải pháp giảm tử vong, Bộ Y tế đã xây dựng hướng dẫn điều trị và tập huấn cho bác sỹ, cử cán bộ chuyên môn từ các bệnh viện Trung ương về trực tiếp hướng dẫn và điều trị cho bệnh nhân ở huyện Ba Tơ. Bộ Y tế cũng đã triển khai các biện pháp tại vùng có người mắc bệnh để dự phòng, chẩn đoán và điều trị bệnh.
Các biện pháp dự phòng bao gồm cung cấp gạo và hướng dẫn người dân cách bảo quản, cung cấp vitamin và các chất dinh dưỡng cho người dân huyện Ba Tơ, thực hiện vệ sinh môi trường, diệt vector truyền bệnh cho tất cả các gia đình, xử lý nguồn nước sinh hoạt cho người dân và tăng cường truyền thông để vận động mọi người thực hiện vệ sinh cá nhân và đến cơ sở y tế ngay khi có triệu chứng bệnh.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Trung tâm Phòng ngừa và kiểm soát bệnh Hoa Kỳ (USCDC) đã phối hợp chặt chẽ với Bộ Y tế Việt Nam trong việc ứng phó với căn bệnh này. Đầu tháng 6/2012, hai chuyên gia của WHO và USCDC đã được mời đến tư vấn và làm việc với Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế. Các chuyên gia đã thảo luận với cán bộ điều tra Việt Nam về vụ dịch, xem xét các dữ liệu đã thu thập và đưa ra các khuyến nghị cho các nghiên cứu bổ sung và xét nghiệm nhằm hướng dẫn các can thiệp cũng như định hướng điều tra chuyên sâu.
“Chúng tôi ủng hộ các biện pháp can thiệp mà Bộ Y tế đang triển khai để kiểm soát các trường hợp mắc hội chứng viêm da dày sừng bàn tay, bàn chân tại tỉnh Quảng Ngãi và tin tưởng rằng Bộ Y tế đang đi đúng hướng. Do chúng ta chưa biết được nguyên nhân của hội chứng và nguồn gốc gây bệnh, việc tìm nguyên nhân có thể kéo dài hơn dự kiến và là một thử thách,” tiến sỹ Takeshi Kasai, Trưởng Đại diện của WHO tại Việt Nam cho biết.
Bộ Y tế sẽ tiếp tục tập trung mọi nỗ lực vào điều trị bệnh nhân và giám sát các trường hợp mắc mới. Các điều tra tiếp theo sẽ được tiến hành để đo lường và đánh giá hiệu quả các can thiệp cũng như để xác định các yếu tố nguy cơ khác của hội chứng viêm da dày sừng bàn tay, bàn chân. WHO và USCDC sẽ tiếp tục hỗ trợ về kỹ thuật cho Bộ Y tế Việt Nam.
Để ngăn chặn và giảm thiểu số người mắc và tử vong do hội chứng viêm da dày sừng bàn tay, bàn chân tại huyện Ba Tơ, Quảng Ngãi, ngày 28/6 Bộ Y tế khuyến cáo các biện pháp phòng chống bệnh viêm da dày sừng bàn tay, bàn chân như sau:
Đối với người dân huyện Ba Tơ, cần sử dụng gạo do chính quyền địa phương cung cấp, dùng vitamin và các chất dinh dưỡng bổ sung do cơ quan y tế địa phương cung cấp, đảm bảo vệ sinh môi trường sống và vệ sinh cá nhân, theo dõi phát hiện sớm các triệu chứng bệnh để đến khám ngay tại các cơ sở y tế gần nhất.
Đối với chính quyền huyện Ba Tơ, cần giám sát và thực hiện các biện pháp can thiệp hiện tại, tiếp tục cung cấp chất dinh dưỡng và gạo cho người dân huyện Ba Tơ, tuyên truyền vận động người dân thực hiện vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân, ăn uống đủ dưỡng chất, và đến khám ngay tại các cơ sở y tế khi phát hiện bệnh./.
(TTXVN)