Sự bế tắc trong việc thành lập chính phủ mới tại Hy Lạp, khiến giới đầu tư càng gia tăng lo ngại về triển vọng kinh tế tại khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone), vẫn tiếp tục là nhân tố chính đẩy các chỉ số chứng khoán châu Á “lao dốc” trong phiên giao dịch ngày 15/5.
Kết thúc phiên này, chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản giảm 73,10 điểm , tương đương 0,81%, đóng cửa ở mức 8 . 900 , 74 điểm. Trong khi đó, chỉ số S&P/ASX 200 của Australia cũng mất 30,7 điểm (0,71%), còn 4.266,3 điểm; còn tại Seoul, chỉ số Kospi của Hàn Quốc hạ 14,77 điểm (0,77%), xuống 1.898,96 điểm.
Tuy nhiên, tại Trung Quốc, hai thị trường chứng khoán chủ chốt là Thượng Hải và Hong Kong lại biến động trái chiều. Trong khi chỉ số Shanghai Composite giảm 5,89 điểm (0,25%), xuống còn 2.374,84 điểm, thì chỉ số Hang Seng tại chấm dứt chuỗi tám phiên mất điểm liên tiếp bằng việc tăng 159,27 điểm (0,81%), lên 19.894,31 điểm.
Hy Lạp, một trong những quốc gia Eurozone gây nhiều lo ngại nhất cho thị trường, đang rơi vào cuộc khủng hoảng mới khi nước này đã thất bại trong việc thành lập chính phủ liên minh sau cuộc tổng tuyển cử trước thời hạn vừa qua, các nhà hoạch định chính sách kinh tế khu vực cảnh báo rằng Aten hoặc phải trung thành với thỏa thuận cứu trợ như đã cam kết với các định chế tài chính quốc tế nhằm nhận được gói cứu trợ trị giá 130 tỷ euro từ Liên minh châu Âu (EU) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), hoặc sẽ phải đối mặt với nguy cơ rời khỏi Eurozone trong tương lai không xa. Thông tin này đã khiến giới đầu tư tỏ ra hoang mang về triển vọng của đồng tiền chung euro và nền kinh tế khu vực này.
Bên cạnh đó, chứng khoán châu Á còn chịu áp lực giảm điểm do t hị trường vẫn đang thận trọng theo dõi diễn biến kinh tế có phần tiêu cực tại Tây Ban Nha và Italy. Ngày 14/5, Chính phủ Tây Ban Nha đã phát hành 2,9 tỷ euro trái phiếu kỳ hạn 12 và 18 tháng trên thị trường chứng khoán quốc tế. Tuy nhiên, lãi suất mà Tây Ban Nha phải đưa ra trong đợt chào bán trái phiếu này lại cao hơn so với các đợt phát hành trước đó, cụ thể là 2,985% cho trái phiếu kỳ hạn 12 tháng và 3,302% cho trái phiếu kỳ hạn 18 tháng. Điều này cho thấy các thị trường tài chính quốc tế vẫn còn rất hoài nghi về khả năng chính phủ Tây Ban Nha thực hiện thành công các cam kết với Liên minh châu Âu (EU) về việc ổn định hệ thống ngân hàng trong nước và cắt giảm thâm hụt ngân sách quốc gia.
Trong khi đó, tình hình tại Italy cũng không mấy “sáng sủa” hơn, sau khi Ngân hàng Trung ương Italy vừa thông báo rằng nợ công của nước này đã tăng đến mức cao kỷ lục 1.946,083 tỷ euro vào tháng 3/2012. Hiện Italy là một trong những nước có nợ công cao nhất trên thế giới, chiếm khoảng 120% GDP. Đây được coi là nhân tố chủ yếu đẩy nước này vào trung tâm của cuộc khủng khoảng nợ công tại Eurozone.
Đêm trước (14/5), chứng khoán Mỹ tiếp tục giảm mạnh do sự bế tắc chính trị tại Hy Lạp và những vấn đề trong lĩnh vực tài chính của Tây Ban Nha đã thổi bùng lên những lo ngại mới về sức mạnh kinh tế của Eurozone.
Chốt phiên này, chỉ số Dow Jones giảm 125,25 điểm, tương đương 0,98%, đóng cửa ở mức 12.695,35 điểm. Trong khi đó, chỉ số S&P 500 mất 15,04 điểm (1,11%), xuống 1.338,35 điểm; còn chỉ số công nghệ Nasdaq Composite cũng hạ 31,24 điểm (1,06%), còn 2.902,58 điểm.
Trong suốt hơn một tuần qua, chính trị Hy Lạp luôn nằm trong tình trạng bất ổn, sau khi quốc hội nước này bị chia thành hai phe: ủng hộ và phản đối gói cứu trợ tài chính trị giá 130 tỷ euro của EU và IMF. Nếu như các đảng phái của Hy Lạp không thể thống nhất việc thành lập chính phủ liên minh, Hy Lạp bắt buộc phải tổ chức tổng tuyển cử vào giữa tháng 6 tới, và điều này có nguy cơ sẽ đẩy Athens rơi vào khủng hoảng chính trị, bị vỡ nợ, thậm chí bị buộc phải ra khỏi Eurozone.
Ngoài ra, Phố Wall còn chịu áp lực đi xuống từ các số liệu kinh tế đáng thất vọng của Mỹ và Eurozone, khi số liệu mà EU mới công bố cho hay hoạt động sản xuất công nghiệp của khu vực đồng tiền chung trong tháng 3/2012 đã giảm 0,3%. Tại Mỹ, mức thua lỗ trong lĩnh vực thương mại của ngân hàng JPMorgan Chase lên tới 2 tỷ USD cũng tác động không nhỏ tới thị trường, đặc biệt là nhóm cổ phiếu ngân hàng. Khép lại phiên giao dịch 14/5, giá cổ phiếu của JPMorgan giảm 3,2%, sau khi hãng xếp hạng tín dụng Fitch Ratings đã hạ 1 bậc tín nhiệm của ngân hàng này từ AA- xuống A+, đồng thời bị Standard & Poor's đánh giá triển vọng ở mức tiêu cực.
Bên cạnh đó, những lo ngại về sự giảm tốc nhanh của kinh tế Trung Quốc tiếp tục gây sức ép lên nhà đầu tư. Quyết định hạ tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với các ngân hàng được Chính phủ Trung Quốc đưa ra cuối tuần trước được xem là biện pháp hỗ trợ tăng trưởng, song cũng cho thấy nền kinh tế lớn thứ hai thế giới có thể sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức.
Cũng trong phiên giao dịch 14/5, ở bên kia bờ Đại Tây Dương, mối lo mang tên Hy Lạp tiếp tục khiến “sắc đỏ” cũng bao trùm các thị trường chứng khoán châu Âu. Kết thúc phiên này, tại London, chỉ số FTSE 100 của Anh giảm 1,97%, xuống còn 5.465,52 điểm. Tại Paris, chỉ số CAC 40 của Pháp cũng tụt 2,29%, xuống 3.057,99 điểm. Trong khi đó, tại sàn giao dịch chứng khoán Frankfurt của Đức, chỉ số DAX 30 giảm 1,94%, chốt ở mức 6,451.97 điểm./.
Kết thúc phiên này, chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản giảm 73,10 điểm , tương đương 0,81%, đóng cửa ở mức 8 . 900 , 74 điểm. Trong khi đó, chỉ số S&P/ASX 200 của Australia cũng mất 30,7 điểm (0,71%), còn 4.266,3 điểm; còn tại Seoul, chỉ số Kospi của Hàn Quốc hạ 14,77 điểm (0,77%), xuống 1.898,96 điểm.
Tuy nhiên, tại Trung Quốc, hai thị trường chứng khoán chủ chốt là Thượng Hải và Hong Kong lại biến động trái chiều. Trong khi chỉ số Shanghai Composite giảm 5,89 điểm (0,25%), xuống còn 2.374,84 điểm, thì chỉ số Hang Seng tại chấm dứt chuỗi tám phiên mất điểm liên tiếp bằng việc tăng 159,27 điểm (0,81%), lên 19.894,31 điểm.
Hy Lạp, một trong những quốc gia Eurozone gây nhiều lo ngại nhất cho thị trường, đang rơi vào cuộc khủng hoảng mới khi nước này đã thất bại trong việc thành lập chính phủ liên minh sau cuộc tổng tuyển cử trước thời hạn vừa qua, các nhà hoạch định chính sách kinh tế khu vực cảnh báo rằng Aten hoặc phải trung thành với thỏa thuận cứu trợ như đã cam kết với các định chế tài chính quốc tế nhằm nhận được gói cứu trợ trị giá 130 tỷ euro từ Liên minh châu Âu (EU) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), hoặc sẽ phải đối mặt với nguy cơ rời khỏi Eurozone trong tương lai không xa. Thông tin này đã khiến giới đầu tư tỏ ra hoang mang về triển vọng của đồng tiền chung euro và nền kinh tế khu vực này.
Bên cạnh đó, chứng khoán châu Á còn chịu áp lực giảm điểm do t hị trường vẫn đang thận trọng theo dõi diễn biến kinh tế có phần tiêu cực tại Tây Ban Nha và Italy. Ngày 14/5, Chính phủ Tây Ban Nha đã phát hành 2,9 tỷ euro trái phiếu kỳ hạn 12 và 18 tháng trên thị trường chứng khoán quốc tế. Tuy nhiên, lãi suất mà Tây Ban Nha phải đưa ra trong đợt chào bán trái phiếu này lại cao hơn so với các đợt phát hành trước đó, cụ thể là 2,985% cho trái phiếu kỳ hạn 12 tháng và 3,302% cho trái phiếu kỳ hạn 18 tháng. Điều này cho thấy các thị trường tài chính quốc tế vẫn còn rất hoài nghi về khả năng chính phủ Tây Ban Nha thực hiện thành công các cam kết với Liên minh châu Âu (EU) về việc ổn định hệ thống ngân hàng trong nước và cắt giảm thâm hụt ngân sách quốc gia.
Trong khi đó, tình hình tại Italy cũng không mấy “sáng sủa” hơn, sau khi Ngân hàng Trung ương Italy vừa thông báo rằng nợ công của nước này đã tăng đến mức cao kỷ lục 1.946,083 tỷ euro vào tháng 3/2012. Hiện Italy là một trong những nước có nợ công cao nhất trên thế giới, chiếm khoảng 120% GDP. Đây được coi là nhân tố chủ yếu đẩy nước này vào trung tâm của cuộc khủng khoảng nợ công tại Eurozone.
Đêm trước (14/5), chứng khoán Mỹ tiếp tục giảm mạnh do sự bế tắc chính trị tại Hy Lạp và những vấn đề trong lĩnh vực tài chính của Tây Ban Nha đã thổi bùng lên những lo ngại mới về sức mạnh kinh tế của Eurozone.
Chốt phiên này, chỉ số Dow Jones giảm 125,25 điểm, tương đương 0,98%, đóng cửa ở mức 12.695,35 điểm. Trong khi đó, chỉ số S&P 500 mất 15,04 điểm (1,11%), xuống 1.338,35 điểm; còn chỉ số công nghệ Nasdaq Composite cũng hạ 31,24 điểm (1,06%), còn 2.902,58 điểm.
Trong suốt hơn một tuần qua, chính trị Hy Lạp luôn nằm trong tình trạng bất ổn, sau khi quốc hội nước này bị chia thành hai phe: ủng hộ và phản đối gói cứu trợ tài chính trị giá 130 tỷ euro của EU và IMF. Nếu như các đảng phái của Hy Lạp không thể thống nhất việc thành lập chính phủ liên minh, Hy Lạp bắt buộc phải tổ chức tổng tuyển cử vào giữa tháng 6 tới, và điều này có nguy cơ sẽ đẩy Athens rơi vào khủng hoảng chính trị, bị vỡ nợ, thậm chí bị buộc phải ra khỏi Eurozone.
Ngoài ra, Phố Wall còn chịu áp lực đi xuống từ các số liệu kinh tế đáng thất vọng của Mỹ và Eurozone, khi số liệu mà EU mới công bố cho hay hoạt động sản xuất công nghiệp của khu vực đồng tiền chung trong tháng 3/2012 đã giảm 0,3%. Tại Mỹ, mức thua lỗ trong lĩnh vực thương mại của ngân hàng JPMorgan Chase lên tới 2 tỷ USD cũng tác động không nhỏ tới thị trường, đặc biệt là nhóm cổ phiếu ngân hàng. Khép lại phiên giao dịch 14/5, giá cổ phiếu của JPMorgan giảm 3,2%, sau khi hãng xếp hạng tín dụng Fitch Ratings đã hạ 1 bậc tín nhiệm của ngân hàng này từ AA- xuống A+, đồng thời bị Standard & Poor's đánh giá triển vọng ở mức tiêu cực.
Bên cạnh đó, những lo ngại về sự giảm tốc nhanh của kinh tế Trung Quốc tiếp tục gây sức ép lên nhà đầu tư. Quyết định hạ tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với các ngân hàng được Chính phủ Trung Quốc đưa ra cuối tuần trước được xem là biện pháp hỗ trợ tăng trưởng, song cũng cho thấy nền kinh tế lớn thứ hai thế giới có thể sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức.
Cũng trong phiên giao dịch 14/5, ở bên kia bờ Đại Tây Dương, mối lo mang tên Hy Lạp tiếp tục khiến “sắc đỏ” cũng bao trùm các thị trường chứng khoán châu Âu. Kết thúc phiên này, tại London, chỉ số FTSE 100 của Anh giảm 1,97%, xuống còn 5.465,52 điểm. Tại Paris, chỉ số CAC 40 của Pháp cũng tụt 2,29%, xuống 3.057,99 điểm. Trong khi đó, tại sàn giao dịch chứng khoán Frankfurt của Đức, chỉ số DAX 30 giảm 1,94%, chốt ở mức 6,451.97 điểm./.
Minh Trang (TTXVN)