Trong một tuyên bố đưa ra sau phiên họp nội các khẩn cấp tối 2/10 dưới sự chủ trì của Thủ tướng George Papandreou, Bộ Tài chính Hy Lạp cho biết Chính phủ nước này đã thông qua dự thảo ngân sách tài khóa 2012 và sẽ trình Quốc hội xem xét vào ngày 3/10.
Theo dự thảo này, do tình hình suy thoái kinh tế trầm trọng hơn dự kiến, thâm hụt ngân sách của Hy Lạp năm 2011 được điều chỉnh từ mức dự kiến ban đầu 7,6% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) theo thoả thuận với các nhà cho vay quốc tế, lên mức 8,5% GDP.
Năm 2012, thâm hụt ngân sách Hy Lạp dự kiến ở mức 6,8% GDP so với 6,5% theo mục tiêu ban đầu. Trước đó, Athens đã có kế hoạch tiết kiệm 6,6 tỷ euro (8,83 tỷ USD) thông qua việc thực hiện các biện pháp "thắt lưng buộc bụng" và dự kiến gói các biện pháp cải cách sẽ được thực hiện đầy đủ vào năm 2013.
Ngoài việc thông qua dự thảo ngân sách năm 2012, Chính phủ Hy Lạp cũng đã thông qua chương trình "lao động dự phòng" đối với khoảng 30.000 công chức từ nay đến cuối năm nhằm cắt giảm chi tiêu công và đáp ứng tất cả các mục tiêu giảm thâm hụt ngân sách vào năm 2014 theo thỏa thuận đạt được với các đối tác Liên minh châu Âu (EU) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) hồi tháng 5/2010 để nhận được các gói cứu trợ tài chính nhằm tránh rơi vào tình trạng vỡ nợ. Các công chức thuộc diện "lao động dự phòng" chỉ được nhận 60% lương tháng trong vòng 12 tháng trước khi bắt đầu bị sa thải.
Theo các nhà phân tích tại chỗ, bước đi này của Chính phủ Hy Lạp có thể mở đường cho việc giải ngân khoản cứu trợ thứ sáu trị giá 8 tỷ euro trong gói cứu trợ tài chính trị giá 110 tỷ euro của EU và IMF nhằm tránh cho nước này khỏi nguy cơ phá sản vào tháng 11 tới, kéo theo những hệ lụy nghiêm trọng đối với châu Âu và cả thế giới./.
Theo dự thảo này, do tình hình suy thoái kinh tế trầm trọng hơn dự kiến, thâm hụt ngân sách của Hy Lạp năm 2011 được điều chỉnh từ mức dự kiến ban đầu 7,6% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) theo thoả thuận với các nhà cho vay quốc tế, lên mức 8,5% GDP.
Năm 2012, thâm hụt ngân sách Hy Lạp dự kiến ở mức 6,8% GDP so với 6,5% theo mục tiêu ban đầu. Trước đó, Athens đã có kế hoạch tiết kiệm 6,6 tỷ euro (8,83 tỷ USD) thông qua việc thực hiện các biện pháp "thắt lưng buộc bụng" và dự kiến gói các biện pháp cải cách sẽ được thực hiện đầy đủ vào năm 2013.
Ngoài việc thông qua dự thảo ngân sách năm 2012, Chính phủ Hy Lạp cũng đã thông qua chương trình "lao động dự phòng" đối với khoảng 30.000 công chức từ nay đến cuối năm nhằm cắt giảm chi tiêu công và đáp ứng tất cả các mục tiêu giảm thâm hụt ngân sách vào năm 2014 theo thỏa thuận đạt được với các đối tác Liên minh châu Âu (EU) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) hồi tháng 5/2010 để nhận được các gói cứu trợ tài chính nhằm tránh rơi vào tình trạng vỡ nợ. Các công chức thuộc diện "lao động dự phòng" chỉ được nhận 60% lương tháng trong vòng 12 tháng trước khi bắt đầu bị sa thải.
Theo các nhà phân tích tại chỗ, bước đi này của Chính phủ Hy Lạp có thể mở đường cho việc giải ngân khoản cứu trợ thứ sáu trị giá 8 tỷ euro trong gói cứu trợ tài chính trị giá 110 tỷ euro của EU và IMF nhằm tránh cho nước này khỏi nguy cơ phá sản vào tháng 11 tới, kéo theo những hệ lụy nghiêm trọng đối với châu Âu và cả thế giới./.
(TTXVN/Vietnam+)