Nhằm tạo sự gắn kết giữa các cơ sở sản xuất hàng công nghiệp nông thôn với các kênh phân phối hàng hóa nội địa truyền thống và hiện đại ở các tỉnh, thành phía Nam, ngày 3/12, Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương), Cục Công nghiệp địa phương phối hợp cùng Sở Công Thương Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức hội nghị “Chắp nối cung cầu hàng hóa giữa đơn vị sản xuất và hệ thống phân phối.”
Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Hồ Thị Kim Thoa, hội nghị là một trong chuỗi hoạt động nhằm tăng cường phát triển thị trường trong nước, thị trường xuất khẩu đồng thời thúc đẩy sản xuất công nghiệp nông thôn phát triển.
Các sản phẩm công nghiệp nông thôn là thế mạnh của mỗi địa phương, nhưng hiện tại việc sản xuất, tìm đầu ra cho sản phẩm đang gặp một số trở ngại nhất định nên cần tìm hiểu, đánh giá để chọn lọc những mặt hàng có lợi thế cạnh tranh nhằm thực hiện chính sách hỗ trợ hợp lý.
Tham gia hội nghị lần này có trên 20 đại diện Sở Công Thương các tỉnh, thành phía Nam cùng các cơ sở sản xuất, nhà bán lẻ.
Hội nghị sẽ bàn thảo, đưa ra những giải pháp cụ thể làm cơ sở cho việc triển khai kết nối đưa sản phẩm công nghiệp nông thôn vào thị trường một cách hiệu quả nhất.
Trong 10 tháng đầu năm 2012, tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ của vùng tăng 18,9% so với cùng kỳ năm 2011 (cả nước tăng 17,1%).
Các tỉnh có tổng mức lưu chuyển hàng hóa và doanh thu dịch vụ cao gồm có Hậu Giang, An Giang, Bình Dương, Long An… Tổng kim ngạch xuất khẩu của vùng tăng 10,1% so với cùng kỳ; tổng kim ngạch nhập khẩu tăng 2,7%; dẫn đầu toàn vùng là Thành phố Hồ Chí Minh, tiếp đó là Bà Rịa–Vũng Tàu, Đồng Nai…
Bà Đỗ Thị Minh Trâm, Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp địa phương cho biết cần khuyến khích các tỉnh, thành phía Nam đẩy nhanh tiến độ thực hiện các đề án kế hoạch khuyến công đã được phê duyệt, giúp doanh nghiệp và cơ sở sản xuất khai thác tốt năng lực sản xuất, cải tiến công nghệ, nâng cao hiệu quả hoạt động, hỗ trợ công nghiệp nông thôn phát triển; trong đó ưu tiên các bám sát tình hình hoạt động của doanh nghiệp, hỗ trợ doanh nghiệp thụ hưởng các cơ chế chính sách mới của Chính phủ; tăng cường quản lý thị trường, kiểm soát giá cả, chú trọng tuyên truyền để hạn chế tối đa các tác động tăng giá do các yếu tố tâm lý…
Ông Nguyễn Nguyên Phương, Trưởng phòng Quản lý thương mại (sở Công Thương Thành phố Hồ Chí Minh) cho rằng khuyến công cần tập trung vào các làng nghề truyền thống và sản phẩm đặc sản.
Khó khăn hiện nay của các đơn vị sản xuất này là quy mô nhỏ, cơ sở hạ tầng kém, hệ thống phân phối địa phương kém… Bên cạnh đó, tình trạng mất cân đối cung cầu giữa sản xuất mà phân phối, dẫn đến hiện tượng khi đàm phán đưa hàng vào kinh doanh tại các hệ thống phân phối thì nhà sản xuất thường bị yếu thế so với nhà bán lẻ.
Do vậy, các địa phương nên ưu tiên tăng cường phát triển hệ thống và chủ động phân phối, đầu tư sản xuất ra lượng hàng hóa chất lượng và ổn định. Riêng Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian tới sẽ tăng cường hợp tác với các tỉnh, thành về cung ứng nguyên liệu, nguồn hàng, tiềm kiếm và giới thiệu các nhà sản xuất tốt, sản phẩm uy tín đưa vào hệ thống phân phối thành phố./.
Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Hồ Thị Kim Thoa, hội nghị là một trong chuỗi hoạt động nhằm tăng cường phát triển thị trường trong nước, thị trường xuất khẩu đồng thời thúc đẩy sản xuất công nghiệp nông thôn phát triển.
Các sản phẩm công nghiệp nông thôn là thế mạnh của mỗi địa phương, nhưng hiện tại việc sản xuất, tìm đầu ra cho sản phẩm đang gặp một số trở ngại nhất định nên cần tìm hiểu, đánh giá để chọn lọc những mặt hàng có lợi thế cạnh tranh nhằm thực hiện chính sách hỗ trợ hợp lý.
Tham gia hội nghị lần này có trên 20 đại diện Sở Công Thương các tỉnh, thành phía Nam cùng các cơ sở sản xuất, nhà bán lẻ.
Hội nghị sẽ bàn thảo, đưa ra những giải pháp cụ thể làm cơ sở cho việc triển khai kết nối đưa sản phẩm công nghiệp nông thôn vào thị trường một cách hiệu quả nhất.
Trong 10 tháng đầu năm 2012, tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ của vùng tăng 18,9% so với cùng kỳ năm 2011 (cả nước tăng 17,1%).
Các tỉnh có tổng mức lưu chuyển hàng hóa và doanh thu dịch vụ cao gồm có Hậu Giang, An Giang, Bình Dương, Long An… Tổng kim ngạch xuất khẩu của vùng tăng 10,1% so với cùng kỳ; tổng kim ngạch nhập khẩu tăng 2,7%; dẫn đầu toàn vùng là Thành phố Hồ Chí Minh, tiếp đó là Bà Rịa–Vũng Tàu, Đồng Nai…
Bà Đỗ Thị Minh Trâm, Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp địa phương cho biết cần khuyến khích các tỉnh, thành phía Nam đẩy nhanh tiến độ thực hiện các đề án kế hoạch khuyến công đã được phê duyệt, giúp doanh nghiệp và cơ sở sản xuất khai thác tốt năng lực sản xuất, cải tiến công nghệ, nâng cao hiệu quả hoạt động, hỗ trợ công nghiệp nông thôn phát triển; trong đó ưu tiên các bám sát tình hình hoạt động của doanh nghiệp, hỗ trợ doanh nghiệp thụ hưởng các cơ chế chính sách mới của Chính phủ; tăng cường quản lý thị trường, kiểm soát giá cả, chú trọng tuyên truyền để hạn chế tối đa các tác động tăng giá do các yếu tố tâm lý…
Ông Nguyễn Nguyên Phương, Trưởng phòng Quản lý thương mại (sở Công Thương Thành phố Hồ Chí Minh) cho rằng khuyến công cần tập trung vào các làng nghề truyền thống và sản phẩm đặc sản.
Khó khăn hiện nay của các đơn vị sản xuất này là quy mô nhỏ, cơ sở hạ tầng kém, hệ thống phân phối địa phương kém… Bên cạnh đó, tình trạng mất cân đối cung cầu giữa sản xuất mà phân phối, dẫn đến hiện tượng khi đàm phán đưa hàng vào kinh doanh tại các hệ thống phân phối thì nhà sản xuất thường bị yếu thế so với nhà bán lẻ.
Do vậy, các địa phương nên ưu tiên tăng cường phát triển hệ thống và chủ động phân phối, đầu tư sản xuất ra lượng hàng hóa chất lượng và ổn định. Riêng Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian tới sẽ tăng cường hợp tác với các tỉnh, thành về cung ứng nguyên liệu, nguồn hàng, tiềm kiếm và giới thiệu các nhà sản xuất tốt, sản phẩm uy tín đưa vào hệ thống phân phối thành phố./.
Mỹ Phương (TTXVN)