Các thị trường chứng khoán chủ chốt lần lượt kéo nhau đi xuống trong phiên 22 và 23/2 do nỗi lo căng thẳng và xung đột ở Bắc Phi lan sang Trung Đông.
Kết thúc phiên 22/2 tại Phố Wall, chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 178,46 điểm xuống 12.212,79 điểm và chỉ số S&P cũng giảm 27,57 điểm còn 1.315,44 điểm.
Cổ phiếu của các hãng hàng không và ngân hàng rớt giá mạnh, trong đó cổ phiếu của United Continental (hàng không) giảm mạnh nhất 9,2%; tiếp đến là Delta Air Lines (hàng không) -6,6%; Bank of America (ngân hàng) -3,9% và JPMorgan Chase (ngân hàng) -4,5%.
Với vị trí địa lý gần khu vực Bắc Phi và Trung Đông, chứng khoán châu Âu thậm chí còn chịu ảnh hưởng của căng thẳng ở Libya nhiều hơn cả Phố Wall.
Cuối phiên này, chỉ số FTSE 100 ở London và CAC 40 tại Paris lần lượt giảm 0,30% và 1,15% xuống 5.996,76 và 4.050,27 điểm.
Bước sang phiên 23/2 tại thị trường châu Á-Thái Bình Dương, trừ chứng khoán Wellington ở New Zealand lên điểm nhẹ sau một phiên giao dịch khá trầm lắng khi mọi sự tập trung đều đổ dồn vào hoạt động cứu trợ người dân Christchurch sau trận động đất hôm 22/2, các thị trường chủ chốt khác trong khu vực đồng loạt "đỏ sàn" mà nguyên nhân bao trùm là nỗi lo mang tên Trung Đông.
Tại Tokyo, bạo động ở Libya và đồng yên mạnh đã khiến chỉ số chứng khoán Nikkei 225 giảm 85,60 điểm xuống còn 10.579,10 điểm khi kết thúc phiên giao dịch 23/2.
Giới phân tích cho rằng bất ổn ở Libya gây áp lực khá nặng nề lên lòng tin của các nhà đầu tư ở quốc gia nghèo tài nguyên như Nhật Bản - nước hiện phụ thuộc 90% vào nhập khẩu dầu mỏ từ Trung Đông.
Còn theo Yumi Nishimura, Phó Giám đốc điều hành Daiwa Securities Capital Markets, chỉ số Nikkei 225 giảm điểm một phần là do hoạt động bán ra tranh thủ chốt lời sau khi chỉ số này leo lên gần mức cao nhất trong 10 tháng qua trong phiên đầu tuần.
Chứng khoán Hong Kong cũng chịu chung cảnh mất điểm phiên 23/2, theo đó chỉ số Hang Seng giảm 83,91 điểm xuống 22.906,90 điểm./.
Kết thúc phiên 22/2 tại Phố Wall, chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 178,46 điểm xuống 12.212,79 điểm và chỉ số S&P cũng giảm 27,57 điểm còn 1.315,44 điểm.
Cổ phiếu của các hãng hàng không và ngân hàng rớt giá mạnh, trong đó cổ phiếu của United Continental (hàng không) giảm mạnh nhất 9,2%; tiếp đến là Delta Air Lines (hàng không) -6,6%; Bank of America (ngân hàng) -3,9% và JPMorgan Chase (ngân hàng) -4,5%.
Với vị trí địa lý gần khu vực Bắc Phi và Trung Đông, chứng khoán châu Âu thậm chí còn chịu ảnh hưởng của căng thẳng ở Libya nhiều hơn cả Phố Wall.
Cuối phiên này, chỉ số FTSE 100 ở London và CAC 40 tại Paris lần lượt giảm 0,30% và 1,15% xuống 5.996,76 và 4.050,27 điểm.
Bước sang phiên 23/2 tại thị trường châu Á-Thái Bình Dương, trừ chứng khoán Wellington ở New Zealand lên điểm nhẹ sau một phiên giao dịch khá trầm lắng khi mọi sự tập trung đều đổ dồn vào hoạt động cứu trợ người dân Christchurch sau trận động đất hôm 22/2, các thị trường chủ chốt khác trong khu vực đồng loạt "đỏ sàn" mà nguyên nhân bao trùm là nỗi lo mang tên Trung Đông.
Tại Tokyo, bạo động ở Libya và đồng yên mạnh đã khiến chỉ số chứng khoán Nikkei 225 giảm 85,60 điểm xuống còn 10.579,10 điểm khi kết thúc phiên giao dịch 23/2.
Giới phân tích cho rằng bất ổn ở Libya gây áp lực khá nặng nề lên lòng tin của các nhà đầu tư ở quốc gia nghèo tài nguyên như Nhật Bản - nước hiện phụ thuộc 90% vào nhập khẩu dầu mỏ từ Trung Đông.
Còn theo Yumi Nishimura, Phó Giám đốc điều hành Daiwa Securities Capital Markets, chỉ số Nikkei 225 giảm điểm một phần là do hoạt động bán ra tranh thủ chốt lời sau khi chỉ số này leo lên gần mức cao nhất trong 10 tháng qua trong phiên đầu tuần.
Chứng khoán Hong Kong cũng chịu chung cảnh mất điểm phiên 23/2, theo đó chỉ số Hang Seng giảm 83,91 điểm xuống 22.906,90 điểm./.
Trang Nhung (TTXVN/Vietnam+)