Đặc phái viên của Liên hợp quốc Ian Martin phụ trách kế hoạch hậu chiến ở Libya ngày 30/8 cho biết lãnh đạo Hội đồng Dân tộc Chuyển tiếp (NTC) của Libya đã từ chối đề nghị triển khai lực lượng quân sự cũng như quan sát viên quốc tế tới nước này.
Trả lời báo giới sau cuộc họp kín của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, ông Martin cho biết: "Hiện chúng tôi không hy vọng họ (lãnh đạo NTC) yêu cầu triển khai quan sát viên quân sự. Rõ ràng người Libya muốn tránh bất kỳ hoạt động triển khai quân sự nào của Liên hợp quốc hay ai khác."
Trước đó, người đứng đầu NTC, ông Mustafa Abdel Jalil cũng tuyên bố Libya không cần sự trợ giúp bên ngoài trong việc duy trì an ninh. Tuy nhiên ông Martin nói Liên hợp quốc dự kiến sẽ được yêu cầu giúp thành lập lực lượng cảnh sát.
Cùng ngày 30/8, lực lượng nổi dậy ở Libya cũng tuyên bố họ đã sẵn sàng cho trận chiến cuối cùng chấm dứt hơn sáu tháng nổi dậy chống chế độ, sau khi ban lãnh đạo NTC ra "tối hậu thư" buộc những người trung thành với nhà lãnh đạo Muammar Gaddafi, từ nay tới ngày 3/9 phải đầu hàng.
Người phát ngôn quân đội của NTC, Đại tá Ahmed Omar Bani, nhấn mạnh: "Tới nay chúng tôi vẫn chưa thấy dấu hiệu đầu hàng trong hòa bình... Chúng tôi sẽ tiếp tục tìm kiếm giải pháp hòa bình, song kể từ ngày 3/9, chúng tôi sẽ có biện pháp khác đối với những kẻ tội phạm này."
Người đứng đầu NTC, ông Abdel Jalil tuyên bố: "Chúng tôi sẽ phải dùng đến sức mạnh quân sự."
Trong khi đó, một số nguồn tin cho rằng ông Gaddafi có thể sẽ lưu vong ở Zimbabwe hoặc Angola sau khi có tin đồn một thỏa thuận về vấn đề này đã được tiến hành ở Nam Phi./.
Trả lời báo giới sau cuộc họp kín của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, ông Martin cho biết: "Hiện chúng tôi không hy vọng họ (lãnh đạo NTC) yêu cầu triển khai quan sát viên quân sự. Rõ ràng người Libya muốn tránh bất kỳ hoạt động triển khai quân sự nào của Liên hợp quốc hay ai khác."
Trước đó, người đứng đầu NTC, ông Mustafa Abdel Jalil cũng tuyên bố Libya không cần sự trợ giúp bên ngoài trong việc duy trì an ninh. Tuy nhiên ông Martin nói Liên hợp quốc dự kiến sẽ được yêu cầu giúp thành lập lực lượng cảnh sát.
Cùng ngày 30/8, lực lượng nổi dậy ở Libya cũng tuyên bố họ đã sẵn sàng cho trận chiến cuối cùng chấm dứt hơn sáu tháng nổi dậy chống chế độ, sau khi ban lãnh đạo NTC ra "tối hậu thư" buộc những người trung thành với nhà lãnh đạo Muammar Gaddafi, từ nay tới ngày 3/9 phải đầu hàng.
Người phát ngôn quân đội của NTC, Đại tá Ahmed Omar Bani, nhấn mạnh: "Tới nay chúng tôi vẫn chưa thấy dấu hiệu đầu hàng trong hòa bình... Chúng tôi sẽ tiếp tục tìm kiếm giải pháp hòa bình, song kể từ ngày 3/9, chúng tôi sẽ có biện pháp khác đối với những kẻ tội phạm này."
Người đứng đầu NTC, ông Abdel Jalil tuyên bố: "Chúng tôi sẽ phải dùng đến sức mạnh quân sự."
Trong khi đó, một số nguồn tin cho rằng ông Gaddafi có thể sẽ lưu vong ở Zimbabwe hoặc Angola sau khi có tin đồn một thỏa thuận về vấn đề này đã được tiến hành ở Nam Phi./.
(Vietnam+)