Tin từ Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Bạc Liêu, trong hai ngày 23-24/3, nước mặn đột ngột tràn vào vùng ngọt ổn định chuyên sản xuất lúa của tỉnh, đe dọa khoảng 24.000ha lúa đông xuân xuống giống muộn trên địa bàn.
Nước mặn đã xâm nhập sâu vào các tuyến kênh nội đồng tiếp giáp với tỉnh Sóc Trăng thuộc các huyện Phước Long, Hồng Dân. Hiện tại, toàn bộ diện tích lúa này đang trong giai đoạn làm đòng, trổ bông, trong đó có nhiều ha lúa đang khô hạn trong nhiều ngày qua có nguy cơ bị mất trắng.
Ông Lương Ngọc Lân, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Bạc Liêu cho biết, triều cường biển Tây đang dâng cao nên đã đẩy khối lượng nước mặn từ kênh Ngan Dừa qua ngã tư Ninh Quới của huyện Hồng Dân vượt qua ranh giới Bạc Liêu-Sóc Trăng; đồng thời xâm nhập từ hướng Kênh Nàng Rền thuộc huyện Ngã Năm (Sóc Trăng) vào địa phận Bạc Liêu.
Mặt khác, do người trồng lúa, nuôi tôm ở Bạc Liêu đang trong thời điểm xảy ra tranh chấp mặn-ngọt, nên nhiều ngày qua diện tích nuôi tôm xảy ra thiếu nước, buộc lòng người dân phải tháo đập, cống lấy nước vào cứu tôm.
Độ mặn đo được tại giáp ranh giữa Bạc Liêu-Sóc Trăng ngày 24/3 là 3,2 phần ngàn, với độ mặn này khó đảm bảo cho cây lúa sống đến cuối vụ.
Vấn đề ngành chức năng Bạc Liêu đối mặt hiện nay là toàn bộ kênh nội đồng vùng ngọt hóa phía Bắc quốc lộ 1A khô cạn nước, cộng thêm nắng nóng gay gắt lên đến 36-37 độ C, nhiều diện tích lúa khô cạn nước nên khó ngăn được mặn xâm nhập. Tỉnh khuyến cáo người dân tích cực bơm nước ngọt dự trữ lại ao, hồ khi mặn xâm nhập chưa sâu vào nội đồng./.
Nước mặn đã xâm nhập sâu vào các tuyến kênh nội đồng tiếp giáp với tỉnh Sóc Trăng thuộc các huyện Phước Long, Hồng Dân. Hiện tại, toàn bộ diện tích lúa này đang trong giai đoạn làm đòng, trổ bông, trong đó có nhiều ha lúa đang khô hạn trong nhiều ngày qua có nguy cơ bị mất trắng.
Ông Lương Ngọc Lân, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Bạc Liêu cho biết, triều cường biển Tây đang dâng cao nên đã đẩy khối lượng nước mặn từ kênh Ngan Dừa qua ngã tư Ninh Quới của huyện Hồng Dân vượt qua ranh giới Bạc Liêu-Sóc Trăng; đồng thời xâm nhập từ hướng Kênh Nàng Rền thuộc huyện Ngã Năm (Sóc Trăng) vào địa phận Bạc Liêu.
Mặt khác, do người trồng lúa, nuôi tôm ở Bạc Liêu đang trong thời điểm xảy ra tranh chấp mặn-ngọt, nên nhiều ngày qua diện tích nuôi tôm xảy ra thiếu nước, buộc lòng người dân phải tháo đập, cống lấy nước vào cứu tôm.
Độ mặn đo được tại giáp ranh giữa Bạc Liêu-Sóc Trăng ngày 24/3 là 3,2 phần ngàn, với độ mặn này khó đảm bảo cho cây lúa sống đến cuối vụ.
Vấn đề ngành chức năng Bạc Liêu đối mặt hiện nay là toàn bộ kênh nội đồng vùng ngọt hóa phía Bắc quốc lộ 1A khô cạn nước, cộng thêm nắng nóng gay gắt lên đến 36-37 độ C, nhiều diện tích lúa khô cạn nước nên khó ngăn được mặn xâm nhập. Tỉnh khuyến cáo người dân tích cực bơm nước ngọt dự trữ lại ao, hồ khi mặn xâm nhập chưa sâu vào nội đồng./.
Huỳnh Sử (Vietnam+)