Bên nếp nhà sàn ấm cúng được cất từ gần 40 năm trước, cả gia đình ông Lương Hồng Vy, người dân tộc Tày quây quần bên nhau trong ngày Tết Hàn thực. Mấy đĩa bánh nậm, bánh gai truyền thống được mang ra mời khách.
Phía ngoài cái sân gỗ của nhà sàn, cao chừng hơn 2m, mấy bà cháu đang túm tụm quanh vòi nước, rửa bát đĩa, trái cây, ríu ran cười nói…
Từ hơn một năm nay, chuyện nước máy leo lên tận nhà sàn của người Nùng, người Tày trong xóm Ót Giải, xã Bình Long, huyện Võ Nhai (Thái Nguyên) không còn là chuyện trong mơ.
Vùng cao núi đá vôi vốn thiếu nước nhiều tháng trong năm, trước đây, ngoài việc trông chờ vào “nước trời,” nước suối, người dân chỉ còn cách cam chịu cái phận… “gặp hạn.”
Vậy mà giờ đây, chỉ cần bước ra ngoài nhà sàn (không phải leo xuống mặt đất), mở vòi, là nước xối xả mát lành, bất kể ngày hay đêm, mùa khô hay mùa mưa... Nước sạch về, chuồng trại chăn nuôi của người dân cũng được được dời ra xa nhà, cùng với việc thêm nhiều gia đình xây nhà vệ sinh, cuộc sống hiện đại, văn minh đã hình thành ở nơi “thâm sơn cùng cốc.”
Công trình cấp nước sinh hoạt xã Bình Long là một trong số ít công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn tại Thái Nguyên được xây dựng và vận hành theo qui chuẩn hiện đại. Tổng vốn đầu tư công trình lên tới gần 6 tỷ đồng từ nguồn vốn của Chương trình Mục tiêu Quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn theo hình thức người dân đóng góp 10% vốn đối ứng.
Nguồn nước ngầm được khai thác từ độ sâu 50m, qua xử lý lọc bằng áp lực, khử trùng bằng khí ôzôn, định kỳ kiểm tra chất lượng nước theo qui định của Bộ Y tế. Với công suất 480 m3 nước/ngày đêm, hơn 51.000km đường ống lắp đặt, công trình đang cấp nước sinh hoạt hợp vệ sinh cho 740 hộ đồng bào các dân tộc Tày, Nùng, Dao, Kinh, Cao Lan, Sán Chỉ sinh sống trên địa bàn.
Anh Dương Văn Luyến, tổ trưởng tổ quản lý vận hành công trình cấp nước cho biết công trình hiện mới khai thác 70% công suất và có thể mở rộng để phục vụ thêm nhiều hộ dân.
Tuy nhiên, do địa hình miền núi hiểm trở, người dân lại chưa có thói quen dùng nước máy - trả tiền, nên anh em trong tổ cũng gặp nhiều khó khăn. Giá nước ở đây hiện đang được thu với mức thống nhất 3.500 đồng/m3, rẻ hơn nhiều so với giá nước sinh hoạt tại nhiều nơi, nhất là những thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh…
Anh Luyến cho biết thêm, trung bình mỗi hộ dân ở đây dùng khoảng 6-7m3 nước/tháng, nhưng khoản tiền nước trên dưới 20.000 đồng mỗi tháng này không phải luôn được các hộ đồng bào sẵn lòng chi trả.
Nhiều khi các anh phải đi tới vài lượt mới thu được đủ số tiền. Tổng cộng tiền thu được mỗi tháng khoảng 16-17 triệu đồng dùng để trang trải việc duy tu, vận hành và hỗ trợ phí sinh hoạt cho 6 nhân công…
Ban đầu, một số hộ dân ở đây vốn quen dùng “miễn phí” nguồn nước từ tự nhiên, được vận động dùng nước máy hợp vệ sinh thì chỉ dùng nước máy cho ăn, uống. Những việc còn lại trong sinh hoạt, họ sử dụng nguồn nước khác (nước suối, giếng, khe…).
Nhưng dần dần, việc dùng nước máy tiện lợi và đảm bảo vệ sinh đã khiến người dân dùng nhiều hơn, số tiền đóng góp cũng vì vậy mà tăng lên. Những hộ trước đây chưa đăng ký mắc đường ống dẫn nước, nay chủ động đề nghị và sẵn sàng đóng góp để được dùng nước sinh hoạt hợp vệ sinh.
Năm 2010, Chương trình nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường tỉnh Thái Nguyên dự kiến nâng tỷ lệ dân số nông thôn toàn tỉnh được dùng nước sạch lên 90%. Như vậy là phải có thêm 6% dân số được cấp nước sinh hoạt hợp vệ sinh, tương ứng với 60.000 người (12.000 hộ dân).
Về những khó khăn trong công tác này tại tỉnh, ông Đặng Huy Thành, Giám đốc Trung tâm nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường Thái Nguyên cho biết, năm 2010, tỉnh Thái Nguyên phê duyệt đầu tư xây mới bảy công trình cấp nước sạch nông thôn với công suất hơn 3.500 m3/ngày đêm, phục vụ cho khoảng 43.000 người. Kinh phí đầu tư các công trình này là gần 70 tỷ đồng, trong đó, vốn ngân sách Nhà nước là 59 tỷ đồng.
Tuy nhiên, đến thời điểm này, ngân sách Nhà nước giao mới đạt 30% kế hoạch cả năm. Ngoài khó khăn về vốn, hiện nay, nhiều công trình cấp nước tập trung bằng công nghệ lọc cát chậm, giếng khoan tay khai thác nước ngầm tầng nông phục vụ hộ gia đình, giếng đào truyền thống… theo các dự án do UNICEF hỗ trợ vẫn là nguồn cấp nước sinh hoạt chủ yếu cho các vùng nông thôn, miền núi trong tỉnh.
Tuy nhiên, do không được định kỳ duy tu, bảo dưỡng, do thiếu ý thức tự giác bảo vệ… nhiều công trình đã xuống cấp, năng lực cấp nước giảm rõ rệt. Một số công trình sau khi hoàn thành, giao cho địa phương quản lý đã không phát huy được hiệu quả như dự án ban đầu.
Thực tế cho thấy, công trình cấp nước sinh hoạt xã Bình Long là một mô hình đầu tư hiệu quả, bởi tính thiết thực, đồng bộ từ khâu đầu tư xây dựng đến khâu duy tu, bảo dưỡng, vận hành. Những công trình như vậy thường đòi hỏi vốn đầu tư khá lớn, vì vậy, chưa có nhiều ở Thái Nguyên./.
Phía ngoài cái sân gỗ của nhà sàn, cao chừng hơn 2m, mấy bà cháu đang túm tụm quanh vòi nước, rửa bát đĩa, trái cây, ríu ran cười nói…
Từ hơn một năm nay, chuyện nước máy leo lên tận nhà sàn của người Nùng, người Tày trong xóm Ót Giải, xã Bình Long, huyện Võ Nhai (Thái Nguyên) không còn là chuyện trong mơ.
Vùng cao núi đá vôi vốn thiếu nước nhiều tháng trong năm, trước đây, ngoài việc trông chờ vào “nước trời,” nước suối, người dân chỉ còn cách cam chịu cái phận… “gặp hạn.”
Vậy mà giờ đây, chỉ cần bước ra ngoài nhà sàn (không phải leo xuống mặt đất), mở vòi, là nước xối xả mát lành, bất kể ngày hay đêm, mùa khô hay mùa mưa... Nước sạch về, chuồng trại chăn nuôi của người dân cũng được được dời ra xa nhà, cùng với việc thêm nhiều gia đình xây nhà vệ sinh, cuộc sống hiện đại, văn minh đã hình thành ở nơi “thâm sơn cùng cốc.”
Công trình cấp nước sinh hoạt xã Bình Long là một trong số ít công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn tại Thái Nguyên được xây dựng và vận hành theo qui chuẩn hiện đại. Tổng vốn đầu tư công trình lên tới gần 6 tỷ đồng từ nguồn vốn của Chương trình Mục tiêu Quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn theo hình thức người dân đóng góp 10% vốn đối ứng.
Nguồn nước ngầm được khai thác từ độ sâu 50m, qua xử lý lọc bằng áp lực, khử trùng bằng khí ôzôn, định kỳ kiểm tra chất lượng nước theo qui định của Bộ Y tế. Với công suất 480 m3 nước/ngày đêm, hơn 51.000km đường ống lắp đặt, công trình đang cấp nước sinh hoạt hợp vệ sinh cho 740 hộ đồng bào các dân tộc Tày, Nùng, Dao, Kinh, Cao Lan, Sán Chỉ sinh sống trên địa bàn.
Anh Dương Văn Luyến, tổ trưởng tổ quản lý vận hành công trình cấp nước cho biết công trình hiện mới khai thác 70% công suất và có thể mở rộng để phục vụ thêm nhiều hộ dân.
Tuy nhiên, do địa hình miền núi hiểm trở, người dân lại chưa có thói quen dùng nước máy - trả tiền, nên anh em trong tổ cũng gặp nhiều khó khăn. Giá nước ở đây hiện đang được thu với mức thống nhất 3.500 đồng/m3, rẻ hơn nhiều so với giá nước sinh hoạt tại nhiều nơi, nhất là những thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh…
Anh Luyến cho biết thêm, trung bình mỗi hộ dân ở đây dùng khoảng 6-7m3 nước/tháng, nhưng khoản tiền nước trên dưới 20.000 đồng mỗi tháng này không phải luôn được các hộ đồng bào sẵn lòng chi trả.
Nhiều khi các anh phải đi tới vài lượt mới thu được đủ số tiền. Tổng cộng tiền thu được mỗi tháng khoảng 16-17 triệu đồng dùng để trang trải việc duy tu, vận hành và hỗ trợ phí sinh hoạt cho 6 nhân công…
Ban đầu, một số hộ dân ở đây vốn quen dùng “miễn phí” nguồn nước từ tự nhiên, được vận động dùng nước máy hợp vệ sinh thì chỉ dùng nước máy cho ăn, uống. Những việc còn lại trong sinh hoạt, họ sử dụng nguồn nước khác (nước suối, giếng, khe…).
Nhưng dần dần, việc dùng nước máy tiện lợi và đảm bảo vệ sinh đã khiến người dân dùng nhiều hơn, số tiền đóng góp cũng vì vậy mà tăng lên. Những hộ trước đây chưa đăng ký mắc đường ống dẫn nước, nay chủ động đề nghị và sẵn sàng đóng góp để được dùng nước sinh hoạt hợp vệ sinh.
Năm 2010, Chương trình nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường tỉnh Thái Nguyên dự kiến nâng tỷ lệ dân số nông thôn toàn tỉnh được dùng nước sạch lên 90%. Như vậy là phải có thêm 6% dân số được cấp nước sinh hoạt hợp vệ sinh, tương ứng với 60.000 người (12.000 hộ dân).
Về những khó khăn trong công tác này tại tỉnh, ông Đặng Huy Thành, Giám đốc Trung tâm nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường Thái Nguyên cho biết, năm 2010, tỉnh Thái Nguyên phê duyệt đầu tư xây mới bảy công trình cấp nước sạch nông thôn với công suất hơn 3.500 m3/ngày đêm, phục vụ cho khoảng 43.000 người. Kinh phí đầu tư các công trình này là gần 70 tỷ đồng, trong đó, vốn ngân sách Nhà nước là 59 tỷ đồng.
Tuy nhiên, đến thời điểm này, ngân sách Nhà nước giao mới đạt 30% kế hoạch cả năm. Ngoài khó khăn về vốn, hiện nay, nhiều công trình cấp nước tập trung bằng công nghệ lọc cát chậm, giếng khoan tay khai thác nước ngầm tầng nông phục vụ hộ gia đình, giếng đào truyền thống… theo các dự án do UNICEF hỗ trợ vẫn là nguồn cấp nước sinh hoạt chủ yếu cho các vùng nông thôn, miền núi trong tỉnh.
Tuy nhiên, do không được định kỳ duy tu, bảo dưỡng, do thiếu ý thức tự giác bảo vệ… nhiều công trình đã xuống cấp, năng lực cấp nước giảm rõ rệt. Một số công trình sau khi hoàn thành, giao cho địa phương quản lý đã không phát huy được hiệu quả như dự án ban đầu.
Thực tế cho thấy, công trình cấp nước sinh hoạt xã Bình Long là một mô hình đầu tư hiệu quả, bởi tính thiết thực, đồng bộ từ khâu đầu tư xây dựng đến khâu duy tu, bảo dưỡng, vận hành. Những công trình như vậy thường đòi hỏi vốn đầu tư khá lớn, vì vậy, chưa có nhiều ở Thái Nguyên./.
Đỗ Quyên (Vietnam+)