Diện tích hồ tiêu tại tỉnh Gia Lai hiện đạt khoảng 9.000ha, vượt quy hoạch về phát triển hồ tiêu đến năm 2020 gần 3.000ha.
Con số này được dự báo sẽ không dừng lại bởi giá hồ tiêu thời điểm hiện tại liên tục ở mức cao khiến giấc mơ làm giàu của nhiều nhà nông, thậm chí ngay cả nhà nông tay ngang là các cán bộ, công chức cũng đua nhau đầu tư trồng tiêu.
Tuy nhiên, việc ồ ạt mở rộng các diện tích hồ tiêu không theo quy hoạch của địa phương sẽ dẫn đến việc cơ cấu cây trồng bị phá vỡ. Sản xuất không bền vững do sản lượng gia tăng đột biến gây mất cân bằng cung cầu dẫn đến giá cả biến động khó lường.
Ngoài Chư Sê, Chư Pưh là hai địa phương trọng điểm về diện tích và sản lượng hồ tiêu của tỉnh với trên dưới 4.000ha, những địa phương khác như Chưprông, Mang Yang, Đắk Đoa, Chưpăh, Đức Cơ… cây hồ tiêu nhanh chóng trở thành cây trồng được ưa chuộng và người dân đang ồ ạt đua nhau trồng mới. Huyện Mang Yang là một trong những địa phương điển hình cho xu hướng này vì năm nào diện tích hồ tiêu trồng mới cũng vượt trên 300% kế hoạch.
Theo thông tin từ Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Mang Yang, năm nay kế hoạch trồng hồ tiêu của huyện chỉ vào khoảng 20ha. Tuy nhiên, theo thống kê của Phòng thì diện tích trồng mới đến thời điểm này đã đạt gần 110ha vượt hơn 500% kế hoạch và hiện tại vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại. Người dân ở các xã Kon Thụp, Lơ Pang, thị trấn Kon Dơng… vẫn đang chuẩn bị đất, trụ và dây tiêu giống để tiếp tục đầu tư trồng mới.
Theo các chuyên gia ngành nông nghiệp, hồ tiêu là loại cây kén chọn đất và khá nhạy cảm với thời tiết khí hậu, do đó nếu trồng không đúng quy trình kỹ thuật, chăm sóc không tốt thì cây rất dễ bị nhiễm bệnh và chết hàng loạt.
Trong khi bà con đua nhau trồng mới tiêu bằng mọi cách, mọi kiểu và mọi giá khi kinh nghiệm, kiến thức canh tác chưa đầy đủ sẽ tiềm ẩn lớn mối nguy hại. Một mối nguy cơ khác đến từ việc thâm canh quá mức vườn cây. Để có nhiều sản phẩm bán trong thời điểm giá cao, nông dân trồng tiêu bón ngày càng nhiều phân hóa học và điều này sẽ làm giảm chất lượng sản phẩm, khó đáp ứng được yêu cầu của thị trường thế giới về sản phẩm sạch, an toàn.
Theo số liệu của Hiệp hội Hồ tiêu Chư Sê, sản lượng hồ tiêu niên vụ này đạt khoảng 17.000 đến 18.000 tấn, giảm khoảng 30% so với niên vụ trước điều này khiến người trồng tiêu mất không hàng ngàn tỷ đồng.
Mặc dù vậy, song do giá trị kinh tế mà cây hồ tiêu mang lại lớn hơn rất nhiều so với các loại cây trồng chủ lực khác như càphê, bời lời, cao su... nên việc người dân đổ xô trồng tiêu là điều dễ hiểu.
Hiện bà con nông dân trên địa bàn tỉnh Gia Lai vẫn đang háo hức trồng tiêu và chưa có dấu hiệu dừng lại. Thời gian tới nếu tình trạng này vẫn tiếp diễn, nguy cơ mất cân bằng cung cầu, dịch bệnh tràn lan không kiểm soát được sẽ là hiện hữu và hàng ngàn nông dân với ước mơ tỷ phú sẽ trở thành khổ chủ và con nợ./.
Con số này được dự báo sẽ không dừng lại bởi giá hồ tiêu thời điểm hiện tại liên tục ở mức cao khiến giấc mơ làm giàu của nhiều nhà nông, thậm chí ngay cả nhà nông tay ngang là các cán bộ, công chức cũng đua nhau đầu tư trồng tiêu.
Tuy nhiên, việc ồ ạt mở rộng các diện tích hồ tiêu không theo quy hoạch của địa phương sẽ dẫn đến việc cơ cấu cây trồng bị phá vỡ. Sản xuất không bền vững do sản lượng gia tăng đột biến gây mất cân bằng cung cầu dẫn đến giá cả biến động khó lường.
Ngoài Chư Sê, Chư Pưh là hai địa phương trọng điểm về diện tích và sản lượng hồ tiêu của tỉnh với trên dưới 4.000ha, những địa phương khác như Chưprông, Mang Yang, Đắk Đoa, Chưpăh, Đức Cơ… cây hồ tiêu nhanh chóng trở thành cây trồng được ưa chuộng và người dân đang ồ ạt đua nhau trồng mới. Huyện Mang Yang là một trong những địa phương điển hình cho xu hướng này vì năm nào diện tích hồ tiêu trồng mới cũng vượt trên 300% kế hoạch.
Theo thông tin từ Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Mang Yang, năm nay kế hoạch trồng hồ tiêu của huyện chỉ vào khoảng 20ha. Tuy nhiên, theo thống kê của Phòng thì diện tích trồng mới đến thời điểm này đã đạt gần 110ha vượt hơn 500% kế hoạch và hiện tại vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại. Người dân ở các xã Kon Thụp, Lơ Pang, thị trấn Kon Dơng… vẫn đang chuẩn bị đất, trụ và dây tiêu giống để tiếp tục đầu tư trồng mới.
Theo các chuyên gia ngành nông nghiệp, hồ tiêu là loại cây kén chọn đất và khá nhạy cảm với thời tiết khí hậu, do đó nếu trồng không đúng quy trình kỹ thuật, chăm sóc không tốt thì cây rất dễ bị nhiễm bệnh và chết hàng loạt.
Trong khi bà con đua nhau trồng mới tiêu bằng mọi cách, mọi kiểu và mọi giá khi kinh nghiệm, kiến thức canh tác chưa đầy đủ sẽ tiềm ẩn lớn mối nguy hại. Một mối nguy cơ khác đến từ việc thâm canh quá mức vườn cây. Để có nhiều sản phẩm bán trong thời điểm giá cao, nông dân trồng tiêu bón ngày càng nhiều phân hóa học và điều này sẽ làm giảm chất lượng sản phẩm, khó đáp ứng được yêu cầu của thị trường thế giới về sản phẩm sạch, an toàn.
Theo số liệu của Hiệp hội Hồ tiêu Chư Sê, sản lượng hồ tiêu niên vụ này đạt khoảng 17.000 đến 18.000 tấn, giảm khoảng 30% so với niên vụ trước điều này khiến người trồng tiêu mất không hàng ngàn tỷ đồng.
Mặc dù vậy, song do giá trị kinh tế mà cây hồ tiêu mang lại lớn hơn rất nhiều so với các loại cây trồng chủ lực khác như càphê, bời lời, cao su... nên việc người dân đổ xô trồng tiêu là điều dễ hiểu.
Hiện bà con nông dân trên địa bàn tỉnh Gia Lai vẫn đang háo hức trồng tiêu và chưa có dấu hiệu dừng lại. Thời gian tới nếu tình trạng này vẫn tiếp diễn, nguy cơ mất cân bằng cung cầu, dịch bệnh tràn lan không kiểm soát được sẽ là hiện hữu và hàng ngàn nông dân với ước mơ tỷ phú sẽ trở thành khổ chủ và con nợ./.
Nguyễn Hoài Nam (TTXVN)