Vùng đảo ngọc Cát Bà ở huyện Cát Hải, thành phố Hải Phòng hiện không còn xanh, trong như vốn có, mà đang bị nguy cơ ô nhiễm môi trường sinh thái nghiêm trọng, bởi tốc độ đô thị hóa nhanh, cùng với sự phát triển ồ ạt của các loại hình dịch vụ du lịch, nuôi trồng thủy sản...
Mỗi ngày ước tính Cát Bà có tới cả nghìn du khách đến và đi; hàng trăm phương tiện khai thác thủy sản, tàu chở khách cập bến, mang theo đủ loại, nào “rác” của du khách, xác tôm, cá, tu hài chết, dầu loang nổi váng cả mặt nước. Mặc dù huyện Cát Hải đã nỗ lực rất nhiều trong việc thu gom, xử lý rác thải, nhưng tình trạng ô nhiễm ven bờ đảo Cát Bà chưa được cải thiện, thậm chí còn gia tăng, làm ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường sống của người dân sở tại, cũng như làm cạn kiệt nguồn thủy sinh.
Không dưới 10 nhà hàng, bè nổi đang hoạt động trên vịnh cũng “góp phần” đáng kể vào sự gia tăng ô nhiễm nguồn nước. Ước tính mỗi ngày cao điểm, một nhà bè có thể đón và phục vụ tới 200 suất ăn. Lượng rác thải thu gom được các nhà bè tuân thủ đưa lên bờ đúng quy định, song điều đáng nói là lượng “rác” từ con người thải trực tiếp xuống biển tương đối lớn, gây mất vệ sinh, ô nhiễm nguồn nước nghiêm trọng.
Thêm vào đó, dưới các nhà hàng, bè nổi là những ô lồng nuôi thả đa dạng hải sản để phục vụ nhu cầu thực khách, gây quan ngại về vệ sinh an toàn thực phẩm đối với du khách đến đây nghỉ dưỡng. Qua kiểm tra của Đoàn kiểm tra liên ngành huyện Cát Hải, 100% nhà hàng, bè nổi đều có nhà vệ sinh, nhưng không có hệ thống lọc, hệ thống xử lý theo đúng quy chuẩn.
Sự phát triển ồ ạt của hệ thống lồng bè trên vịnh cũng đang gây ô nhiễm môi trường nơi đây. Lan Hạ là vịnh nguyên sơ đẹp nhất và hút du khách nhất, nhưng lại đang phải chịu sự quá tải về chất thải và rác thải từ những lồng bè nuôi hải sản. Năm 2011, trên vịnh Lan Hạ có tới trên 200 bè nuôi tu hài. Sau trận dịch vừa qua, tu hài chết hàng loạt, tổng thiệt hại lên tới vài chục tỷ đồng, nhiều hộ gia đình trắng tay không còn khả năng huy động vốn tái sản xuất, dẫn đến tình trạng “bỏ của chạy lấy người.”
Ông Nguyễn Viết Cẩn ở thị trấn Cát Bà cho hay chưa bao giờ lồng bè nuôi hải sản lại" nở rộ" như hiện nay, không theo một trật tự nào, phá vỡ cảnh quan môi trường sinh thái vùng biển đảo. Hiện trên vịnh Lan Hạ có không dưới 70 lồng bè vô chủ, đang trong thời kỳ xuống cấp, mục nát, gây khó khăn cho huyện Cát Hải trong việc xử lý, di dời. Nguy hại nhất là các chủ hộ do tiết kiệm kinh phí đầu tư đã không sử dụng vật liệu nâng nổi bè bằng hợp chất Composit mà dùng các phao xốp rẻ tiền, phân hủy nhanh, càng làm cho môi trường nước thêm ô nhiễm.
Trước thực trạng này, huyện Cát Hải đã tiến hành rà soát tổng thể việc nuôi trồng thủy sản trên vịnh; đánh giá mức độ thiệt hại và khả năng tái sản xuất của các hộ nuôi; yêu cầu các chủ bè phải trang bị thùng rác đạt chuẩn dưới sự giám sát và hỗ trợ nghiệp vụ của Phòng Tài nguyên Môi trường huyện; huy động lực lượng vệ sinh môi trường trên vịnh.
Giám đốc Ban quản lý vịnh Cát Bà Nguyễn Đình Khượng cho biết ngày 11/5 vừa qua, Ban quản lý vịnh đã ra Thông báo về việc sắp xếp bè nuôi trồng thủy sản tại vịnh Lan Hạ vào vị trí quy hoạch. Trong đó, yêu cầu các chủ bè nuôi trồng thủy sản trên vịnh Lan Hạ trong thời hạn một năm (kể từ ngày 10/5/2011 đến ngày 10/5/2012) phải tự thu hoạch sản phẩm nuôi trồng thủy sản để thực hiện di dời, sắp xếp về vị trí quy hoạch. Sau thời hạn 10 ngày (kể từ ngày đăng Thông báo) nếu các chủ bè không có mặt để được hướng dẫn di chuyển bè hoặc cố tình không chấp hành, cơ quan chức năng sẽ tổ chức xử lý theo quy định của pháp luật.
Cho dù sự vào cuộc tích cực của các ngành chức năng đến đâu, nhưng nếu thiếu sự đồng thuận và nâng cao ý thức, trách nhiệm hơn nữa trong việc giữ gìn vệ sinh môi trường sinh thái của người dân, của mỗi du khách thì đảo Cát Bà khó có thể trả lại môi trường xanh, trong với vẻ đẹp vốn có của nó.
Cát Bà là một trong ba hòn đảo lớn nhất tại Việt Nam, nằm cách thành phố Hải Phòng 60km về phía Đông và cách Thủ đô Hà Nội 150km. Năm 2004, đảo Cát Bà đã được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới và đang trên lộ trình trở thành công viên địa chất toàn cầu và Di sản thiên nhiên thế giới./.
Mỗi ngày ước tính Cát Bà có tới cả nghìn du khách đến và đi; hàng trăm phương tiện khai thác thủy sản, tàu chở khách cập bến, mang theo đủ loại, nào “rác” của du khách, xác tôm, cá, tu hài chết, dầu loang nổi váng cả mặt nước. Mặc dù huyện Cát Hải đã nỗ lực rất nhiều trong việc thu gom, xử lý rác thải, nhưng tình trạng ô nhiễm ven bờ đảo Cát Bà chưa được cải thiện, thậm chí còn gia tăng, làm ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường sống của người dân sở tại, cũng như làm cạn kiệt nguồn thủy sinh.
Không dưới 10 nhà hàng, bè nổi đang hoạt động trên vịnh cũng “góp phần” đáng kể vào sự gia tăng ô nhiễm nguồn nước. Ước tính mỗi ngày cao điểm, một nhà bè có thể đón và phục vụ tới 200 suất ăn. Lượng rác thải thu gom được các nhà bè tuân thủ đưa lên bờ đúng quy định, song điều đáng nói là lượng “rác” từ con người thải trực tiếp xuống biển tương đối lớn, gây mất vệ sinh, ô nhiễm nguồn nước nghiêm trọng.
Thêm vào đó, dưới các nhà hàng, bè nổi là những ô lồng nuôi thả đa dạng hải sản để phục vụ nhu cầu thực khách, gây quan ngại về vệ sinh an toàn thực phẩm đối với du khách đến đây nghỉ dưỡng. Qua kiểm tra của Đoàn kiểm tra liên ngành huyện Cát Hải, 100% nhà hàng, bè nổi đều có nhà vệ sinh, nhưng không có hệ thống lọc, hệ thống xử lý theo đúng quy chuẩn.
Sự phát triển ồ ạt của hệ thống lồng bè trên vịnh cũng đang gây ô nhiễm môi trường nơi đây. Lan Hạ là vịnh nguyên sơ đẹp nhất và hút du khách nhất, nhưng lại đang phải chịu sự quá tải về chất thải và rác thải từ những lồng bè nuôi hải sản. Năm 2011, trên vịnh Lan Hạ có tới trên 200 bè nuôi tu hài. Sau trận dịch vừa qua, tu hài chết hàng loạt, tổng thiệt hại lên tới vài chục tỷ đồng, nhiều hộ gia đình trắng tay không còn khả năng huy động vốn tái sản xuất, dẫn đến tình trạng “bỏ của chạy lấy người.”
Ông Nguyễn Viết Cẩn ở thị trấn Cát Bà cho hay chưa bao giờ lồng bè nuôi hải sản lại" nở rộ" như hiện nay, không theo một trật tự nào, phá vỡ cảnh quan môi trường sinh thái vùng biển đảo. Hiện trên vịnh Lan Hạ có không dưới 70 lồng bè vô chủ, đang trong thời kỳ xuống cấp, mục nát, gây khó khăn cho huyện Cát Hải trong việc xử lý, di dời. Nguy hại nhất là các chủ hộ do tiết kiệm kinh phí đầu tư đã không sử dụng vật liệu nâng nổi bè bằng hợp chất Composit mà dùng các phao xốp rẻ tiền, phân hủy nhanh, càng làm cho môi trường nước thêm ô nhiễm.
Trước thực trạng này, huyện Cát Hải đã tiến hành rà soát tổng thể việc nuôi trồng thủy sản trên vịnh; đánh giá mức độ thiệt hại và khả năng tái sản xuất của các hộ nuôi; yêu cầu các chủ bè phải trang bị thùng rác đạt chuẩn dưới sự giám sát và hỗ trợ nghiệp vụ của Phòng Tài nguyên Môi trường huyện; huy động lực lượng vệ sinh môi trường trên vịnh.
Giám đốc Ban quản lý vịnh Cát Bà Nguyễn Đình Khượng cho biết ngày 11/5 vừa qua, Ban quản lý vịnh đã ra Thông báo về việc sắp xếp bè nuôi trồng thủy sản tại vịnh Lan Hạ vào vị trí quy hoạch. Trong đó, yêu cầu các chủ bè nuôi trồng thủy sản trên vịnh Lan Hạ trong thời hạn một năm (kể từ ngày 10/5/2011 đến ngày 10/5/2012) phải tự thu hoạch sản phẩm nuôi trồng thủy sản để thực hiện di dời, sắp xếp về vị trí quy hoạch. Sau thời hạn 10 ngày (kể từ ngày đăng Thông báo) nếu các chủ bè không có mặt để được hướng dẫn di chuyển bè hoặc cố tình không chấp hành, cơ quan chức năng sẽ tổ chức xử lý theo quy định của pháp luật.
Cho dù sự vào cuộc tích cực của các ngành chức năng đến đâu, nhưng nếu thiếu sự đồng thuận và nâng cao ý thức, trách nhiệm hơn nữa trong việc giữ gìn vệ sinh môi trường sinh thái của người dân, của mỗi du khách thì đảo Cát Bà khó có thể trả lại môi trường xanh, trong với vẻ đẹp vốn có của nó.
Cát Bà là một trong ba hòn đảo lớn nhất tại Việt Nam, nằm cách thành phố Hải Phòng 60km về phía Đông và cách Thủ đô Hà Nội 150km. Năm 2004, đảo Cát Bà đã được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới và đang trên lộ trình trở thành công viên địa chất toàn cầu và Di sản thiên nhiên thế giới./.
Đoàn Minh Huệ (TTXVN)