Từ ngày 29/1 đến ngày 5/2/2013, Đại hội Thể thao Olympic đặc biệt mùa đông (Special Olympics Korea 2013) sẽ diễn ra tại Pyeongchang, tỉnh Gangwon, Hàn Quốc với sự tham dự của 12.000 vận động viên khuyết tật đến từ 113 quốc gia trên thế giới.
Đây là sự kiện thể thao quốc tế quy mô lớn có mục đích nhằm nâng cao năng lực thể thao, sự hòa nhập với xã hội của người khuyết tật và tăng cường hiểu biết về người khuyết tật trên toàn thế giới.
Về quy mô tham dự, Đại hội Thể thao Olympic đặc biệt mùa đông vượt trội hơn hẳn Paralympic. So với Đại hội thể thao mùa đông người khuyết tật tại Idaho (Mỹ) năm 2009 và Đại hội thể thao mùa hè người khuyết tật tại Athena, Hy Lạp năm 2011, Đại hội Thể thao Olympic đặc biệt mùa đông vào năm 2013 được kỳ vọng có quy mô lớn nhất từ trước tới nay và là viên gạch đầu tiên cho sự phát triển của thể thao người khuyết tật trước thềm Thế vận hội mùa đông Pyeongchang 2018.
Hiện nay, Ban tổ chức của Đại hội Thể thao Olympic đặc biệt mùa đông đã quyên góp được gần 16,8 tỷ won. Vận động viên trượt băng nghệ thuật Kim Yun Ah và Hiddink được lựa chọn là đại sứ quảng bá đang gấp rút thực hiện công tác chuẩn bị với các hoạt động quảng bá cho Thế vận hội.
Đại hội Thể thao Olympic đặc biệt mùa đông (Special Olympics) do bà Eunice Kennedy Shriver (chị gái Tổng thống Mỹ Kennedy) sáng lập vào năm 1963 bắt đầu từ chương trình hội trại vì người khuyết tật, đến năm 1968 Special Olympics lần thứ nhất được tổ chức ở Chicago.
Đại hội này được tổ chức 4 năm một lần giống như Thế vận hội thông thường khác. Đó không chỉ là đại hội thể thao dành cho các vận động viên khuyết tật (từ 8 tuổi trở lên) mà còn gồm các nội dung non sports (không có yếu tố thể thao) khác như các chương trình rèn luyện sức khỏe cho vận động viên.
Hàn Quốc lần đầu tiên tham dự Đại hội Thể thao này vào năm 1997 tại Đại hội Thể thao Olympic đặc biệt mùa đông ở Toronto.
Mười năm sau Hàn Quốc đã chứng minh vị thế trên trường quốc tế của mình bằng việc trở thành quốc gia thứ 8 trên thế giới và quốc gia châu Á thứ 3 sau Trung Quốc, Nhật Bản tranh quyền đăng cai tổ chức sự kiện này.
Tháng 9/2008 Hàn Quốc bắt đầu tham gia tranh quyền đăng cai Đại hội Thể thao Olympic đặc biệt mùa đông, trải qua hai vòng kiểm tra thực tế cùng 2 quốc gia cạnh tranh khác là Áo và Italy. Cuối cùng tại đại hội đồng Ủy ban Olympic dành cho người khuyết tật SOI, Hàn Quốc đã được lựa chọn trở thành nơi tổ chức./.
Đây là sự kiện thể thao quốc tế quy mô lớn có mục đích nhằm nâng cao năng lực thể thao, sự hòa nhập với xã hội của người khuyết tật và tăng cường hiểu biết về người khuyết tật trên toàn thế giới.
Về quy mô tham dự, Đại hội Thể thao Olympic đặc biệt mùa đông vượt trội hơn hẳn Paralympic. So với Đại hội thể thao mùa đông người khuyết tật tại Idaho (Mỹ) năm 2009 và Đại hội thể thao mùa hè người khuyết tật tại Athena, Hy Lạp năm 2011, Đại hội Thể thao Olympic đặc biệt mùa đông vào năm 2013 được kỳ vọng có quy mô lớn nhất từ trước tới nay và là viên gạch đầu tiên cho sự phát triển của thể thao người khuyết tật trước thềm Thế vận hội mùa đông Pyeongchang 2018.
Hiện nay, Ban tổ chức của Đại hội Thể thao Olympic đặc biệt mùa đông đã quyên góp được gần 16,8 tỷ won. Vận động viên trượt băng nghệ thuật Kim Yun Ah và Hiddink được lựa chọn là đại sứ quảng bá đang gấp rút thực hiện công tác chuẩn bị với các hoạt động quảng bá cho Thế vận hội.
Đại hội Thể thao Olympic đặc biệt mùa đông (Special Olympics) do bà Eunice Kennedy Shriver (chị gái Tổng thống Mỹ Kennedy) sáng lập vào năm 1963 bắt đầu từ chương trình hội trại vì người khuyết tật, đến năm 1968 Special Olympics lần thứ nhất được tổ chức ở Chicago.
Đại hội này được tổ chức 4 năm một lần giống như Thế vận hội thông thường khác. Đó không chỉ là đại hội thể thao dành cho các vận động viên khuyết tật (từ 8 tuổi trở lên) mà còn gồm các nội dung non sports (không có yếu tố thể thao) khác như các chương trình rèn luyện sức khỏe cho vận động viên.
Hàn Quốc lần đầu tiên tham dự Đại hội Thể thao này vào năm 1997 tại Đại hội Thể thao Olympic đặc biệt mùa đông ở Toronto.
Mười năm sau Hàn Quốc đã chứng minh vị thế trên trường quốc tế của mình bằng việc trở thành quốc gia thứ 8 trên thế giới và quốc gia châu Á thứ 3 sau Trung Quốc, Nhật Bản tranh quyền đăng cai tổ chức sự kiện này.
Tháng 9/2008 Hàn Quốc bắt đầu tham gia tranh quyền đăng cai Đại hội Thể thao Olympic đặc biệt mùa đông, trải qua hai vòng kiểm tra thực tế cùng 2 quốc gia cạnh tranh khác là Áo và Italy. Cuối cùng tại đại hội đồng Ủy ban Olympic dành cho người khuyết tật SOI, Hàn Quốc đã được lựa chọn trở thành nơi tổ chức./.
Đỗ Quyên (Vietnam+)