Theo Tân Hoa xã, ngày 13/4, Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên KCNA thông báo nhà lãnh đạo Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên Kim Jong Un đã được bầu làm Chủ tịch thứ nhất Ủy ban Quốc phòng.
Cố nhà lãnh đạo Kim Jong Il cũng đã được tôn vinh là Chủ tịch vĩnh viễn của ủy ban đầy quyền lực này.
Tin dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc Kim Kwan-Jin cùng ngày cho biết Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên đã đặt quân đội trong tình trạng "cảnh giác cao" sau vụ phóng vệ tinh không thành công.
Ông Kim Kwan-Jin tuyên bố rằng vụ phóng vệ tinh là một hành động khiêu khích và kêu gọi cộng đồng quốc tế trừng phạt thích đáng đối với Bình Nhưỡng; tiết lộ Hàn Quốc sẽ phát triển hệ thống phòng thủ tên lửa trong vòng vài năm tới trong bối cảnh căng thẳng giữa hai miền Triều Tiên tăng mạnh sau vụ phóng vệ tinh của Triều Tiên.
Trước đó, Ủy ban Quốc phòng của Quốc hội Hàn Quốc đã thông qua một nghị quyết kêu gọi tiến hành đáp trả "cứng rắn trước bất cứ hành động khiêu khích thêm nào từ phía Triều Tiên."
Từ Geneva, Thụy Sĩ, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon đã kêu gọi Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên "không tiếp tục có những hành động khiêu khích làm tình hình khu vực thêm căng thẳng."
Ông Ban nêu rõ cho dù vụ phóng vệ tinh ngày 13/4 thất bại, song đó là hành động đáng chỉ trích bởi nó coi thường lập trường thống nhất và cứng rắn của cộng đồng quốc tế. Vụ phóng nêu trên đã vi phạm trắng trợn Nghị quyết 1874 của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, đồng thời đe dọa sự ổn định khu vực.
Liên minh châu Âu (EU) cũng đưa ra phản ứng về vụ phóng vệ tinh của Bình Nhưỡng, gọi đây là hành động "nguy hiểm và gây bất ổn," vi phạm nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.
Trong khi đó, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov tuyên bố Mátxcơva phản đối áp đặt thêm biện pháp trừng phạt đối với Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên sau vụ phóng vệ tinh nói trên.
Phát biểu sau cuộc thảo luận với người đồng cấp Trung Quốc và Ấn Độ, ông Lavrov nói: "Chúng tôi cho rằng các lệnh trừng phạt mới sẽ không giúp giải quyết tình hình." Nga, Trung Quốc và Ấn Độ đã kêu gọi các bên liên quan kiềm chế tối đa và nhấn mạnh sự cần thiết phản ứng lại đối với thách thức thông qua con đường ngoại giao và chính trị./.
Cố nhà lãnh đạo Kim Jong Il cũng đã được tôn vinh là Chủ tịch vĩnh viễn của ủy ban đầy quyền lực này.
Tin dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc Kim Kwan-Jin cùng ngày cho biết Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên đã đặt quân đội trong tình trạng "cảnh giác cao" sau vụ phóng vệ tinh không thành công.
Ông Kim Kwan-Jin tuyên bố rằng vụ phóng vệ tinh là một hành động khiêu khích và kêu gọi cộng đồng quốc tế trừng phạt thích đáng đối với Bình Nhưỡng; tiết lộ Hàn Quốc sẽ phát triển hệ thống phòng thủ tên lửa trong vòng vài năm tới trong bối cảnh căng thẳng giữa hai miền Triều Tiên tăng mạnh sau vụ phóng vệ tinh của Triều Tiên.
Trước đó, Ủy ban Quốc phòng của Quốc hội Hàn Quốc đã thông qua một nghị quyết kêu gọi tiến hành đáp trả "cứng rắn trước bất cứ hành động khiêu khích thêm nào từ phía Triều Tiên."
Từ Geneva, Thụy Sĩ, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon đã kêu gọi Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên "không tiếp tục có những hành động khiêu khích làm tình hình khu vực thêm căng thẳng."
Ông Ban nêu rõ cho dù vụ phóng vệ tinh ngày 13/4 thất bại, song đó là hành động đáng chỉ trích bởi nó coi thường lập trường thống nhất và cứng rắn của cộng đồng quốc tế. Vụ phóng nêu trên đã vi phạm trắng trợn Nghị quyết 1874 của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, đồng thời đe dọa sự ổn định khu vực.
Liên minh châu Âu (EU) cũng đưa ra phản ứng về vụ phóng vệ tinh của Bình Nhưỡng, gọi đây là hành động "nguy hiểm và gây bất ổn," vi phạm nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.
Trong khi đó, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov tuyên bố Mátxcơva phản đối áp đặt thêm biện pháp trừng phạt đối với Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên sau vụ phóng vệ tinh nói trên.
Phát biểu sau cuộc thảo luận với người đồng cấp Trung Quốc và Ấn Độ, ông Lavrov nói: "Chúng tôi cho rằng các lệnh trừng phạt mới sẽ không giúp giải quyết tình hình." Nga, Trung Quốc và Ấn Độ đã kêu gọi các bên liên quan kiềm chế tối đa và nhấn mạnh sự cần thiết phản ứng lại đối với thách thức thông qua con đường ngoại giao và chính trị./.
(TTXVN)