Tiếp tục chiến dịch vận động tranh cử trong nước, ngày 5/4, Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy, ứng cử viên thuộc đảng cánh hữu cầm quyền Liên minh vì phong trào nhân dân (UMP) tuyên bố ông sẽ thực hiện các biện pháp cắt giảm nợ công và đạt thặng dư ngân sách lần đầu tiên kể từ năm 1974 nếu ông tái đắc cử trong cuộc bầu cử tổng thống dự kiến phải tiến hành hai vòng sắp tới.
Trong tuyên bố tranh cử đưa ra trước thềm cuộc bầu cử vòng một vào ngày 22/4 tới, Tổng thống đương nhiệm Sarkozy cam kết sẽ thông qua cái gọi là "Quy tắc Vàng," theo đó giúp chính phủ đưa ra kế hoạch cân bằng ngân sách và giảm thâm hụt ngân sách xuống 0% GDP vào năm 2016.
Ông Sarkozy cũng cảnh báo nếu không muốn rơi vào kịch bản như Hy Lạp và Tây Ban Nha, nước Pháp buộc phải đứng trước "sự lựa chọn lịch sử," hoặc tiến hành các biện pháp "thắt lưng buộc bụng," hoặc sẽ rơi vào giai đoạn khủng hoảng thảm khốc khi mất kiểm soát chi tiêu.
Mặc dù thừa nhận nhiều nước châu Âu hiện nay đều đang đứng bên bờ vực khủng hoảng, Tổng thống Sarkozy khẳng định dưới sự lãnh đạo của ông, Pháp có thể phục hồi các nguồn đầu tư, tính cạnh tranh, cải cách và giảm chi tiêu.
Ông Sarkozy cảnh báo đảng Xã hội (PS) của ông François Hollande với cương lĩnh tranh cử không hiệu quả, thậm chí có thể đưa đất nước đi theo "vết xe đổ" của Hy Lạp hoặc Tây Ban Nha.
Theo ông Sarkozy, "tình hình hiện nay mà những người bạn Tây Ban Nha đang phải trải qua và những người bạn Hy Lạp đã trải qua nhắc chúng ta nhớ về thực tế. Hãy nhìn vào tình hình ở Tây Ban Nha sau 7 năm dưới quyền lãnh đạo của Đảng Xã hội."
Bộ trưởng Ngân khố Tây Ban Nha đã chính thức thừa nhận tuần này rằng Madrid đang ở trong tình trạng hết sức bi đát khi nợ chính phủ và tỷ lệ thất nghiệp đều tăng cao, những yếu tố từng đẩy Hy Lạp cầu tới hai gói viện trợ từ Liên minh châu Âu (EU) và Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF).
Trong khi đó, ứng cử viên Hollande bằng những lời lẽ quyết liệt đã phản kháng lại ông Sarkozy. Ông cho rằng cương lĩnh tranh cử của Tổng thống Sarkozy chẳng có ý tưởng gì mới, bằng chứng là ông đã từng đưa ra những kế hoạch "hoành tráng," nhưng rốt cuộc chẳng có gì thực hiện được, nước Pháp hiện tại vẫn trong tình trạng kinh tế hết sức khó khăn.
Cho đến nay, các cuộc thăm dò ý kiến trước bầu cử cho thấy hai ứng cử viên hàng đầu là Tổng thống Sarkozy và ông Hollande sẽ đạt tỷ lệ ủng hộ ngang nhau tại vòng đầu tiên, song ông Hollande sẽ giành thắng lợi trong vòng hai, chấm dứt thế đối lập của đảng PS trong suốt 17 năm qua./.
Trong tuyên bố tranh cử đưa ra trước thềm cuộc bầu cử vòng một vào ngày 22/4 tới, Tổng thống đương nhiệm Sarkozy cam kết sẽ thông qua cái gọi là "Quy tắc Vàng," theo đó giúp chính phủ đưa ra kế hoạch cân bằng ngân sách và giảm thâm hụt ngân sách xuống 0% GDP vào năm 2016.
Ông Sarkozy cũng cảnh báo nếu không muốn rơi vào kịch bản như Hy Lạp và Tây Ban Nha, nước Pháp buộc phải đứng trước "sự lựa chọn lịch sử," hoặc tiến hành các biện pháp "thắt lưng buộc bụng," hoặc sẽ rơi vào giai đoạn khủng hoảng thảm khốc khi mất kiểm soát chi tiêu.
Mặc dù thừa nhận nhiều nước châu Âu hiện nay đều đang đứng bên bờ vực khủng hoảng, Tổng thống Sarkozy khẳng định dưới sự lãnh đạo của ông, Pháp có thể phục hồi các nguồn đầu tư, tính cạnh tranh, cải cách và giảm chi tiêu.
Ông Sarkozy cảnh báo đảng Xã hội (PS) của ông François Hollande với cương lĩnh tranh cử không hiệu quả, thậm chí có thể đưa đất nước đi theo "vết xe đổ" của Hy Lạp hoặc Tây Ban Nha.
Theo ông Sarkozy, "tình hình hiện nay mà những người bạn Tây Ban Nha đang phải trải qua và những người bạn Hy Lạp đã trải qua nhắc chúng ta nhớ về thực tế. Hãy nhìn vào tình hình ở Tây Ban Nha sau 7 năm dưới quyền lãnh đạo của Đảng Xã hội."
Bộ trưởng Ngân khố Tây Ban Nha đã chính thức thừa nhận tuần này rằng Madrid đang ở trong tình trạng hết sức bi đát khi nợ chính phủ và tỷ lệ thất nghiệp đều tăng cao, những yếu tố từng đẩy Hy Lạp cầu tới hai gói viện trợ từ Liên minh châu Âu (EU) và Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF).
Trong khi đó, ứng cử viên Hollande bằng những lời lẽ quyết liệt đã phản kháng lại ông Sarkozy. Ông cho rằng cương lĩnh tranh cử của Tổng thống Sarkozy chẳng có ý tưởng gì mới, bằng chứng là ông đã từng đưa ra những kế hoạch "hoành tráng," nhưng rốt cuộc chẳng có gì thực hiện được, nước Pháp hiện tại vẫn trong tình trạng kinh tế hết sức khó khăn.
Cho đến nay, các cuộc thăm dò ý kiến trước bầu cử cho thấy hai ứng cử viên hàng đầu là Tổng thống Sarkozy và ông Hollande sẽ đạt tỷ lệ ủng hộ ngang nhau tại vòng đầu tiên, song ông Hollande sẽ giành thắng lợi trong vòng hai, chấm dứt thế đối lập của đảng PS trong suốt 17 năm qua./.
(TTXVN)