Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) có thể sẽ giảm sản lượng vào năm 2013 do giá dầu có nguy cơ giảm - một động thái nhằm phản ứng trước sản lượng tăng cao từ Mỹ - khách hàng tiêu thụ dầu thô hàng đầu của OPEC và nhu cầu về năng lượng tăng chậm.
Đó là nhận định của các nhà phân tích đưa ra ngay sau khi OPEC ngày 13/12 đã quyết định giữ nguyên mức trần sản lượng dầu mỏ ở mức 30 triệu thùng/ngày.
Phát biểu với các phóng viên trong một cuộc họp báo cùng ngày, Tổng Thư ký OPEC Abdullah El-Badri nói: "Khi nhìn vào mức giá hiện nay, thì không có gì đáng lo ngại vào thời điểm này. Theo tôi, 110 USD/thùng dầu thô Brent Biển Bắc là mức giá có thể chấp nhận được đối với cả người tiêu dùng và nhà sản xuất vào thời điểm hiện nay."
Tuy nhiên, OPEC cho rằng "thách thức lớn nhất mà thị trường dầu mỏ thế giới phải đương đầu trong năm 2013 là sự bất ổn của nền kinh tế toàn cầu, trong đó bất ổn của Khu vực đồng ơrô vẫn là một lo ngại chính.
Trong tuyên bố của mình, OPEC cho biết: "Nhu cầu dầu mỏ của thế giới dự đoán sẽ tăng nhẹ trong năm 2013. Nhưng mức tăng này sẽ được bù đắp nhờ mức tăng sản lượng dự đoán từ nguồn cung không thuộc OPEC," ví dụ như từ Mỹ.
Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) ngày 13/12 cho biết sản lượng dầu mỏ của những nước ngoài OPEC dự đoán sẽ tăng tới 54,2 triệu thùng/ngày vào năm tới sau mức tăng cao nhất kể từ năm 2010.
Julian Jessop- nhà phân tích thuộc tổ chức nghiên cứu Capital Economics, cũng nhận định rằng thị trường dầu mỏ "hiện được cung cấp đầy đủ và nhu cầu mua dầu thô của OPEC sẽ giảm trong năm tới."
Tổng sản lượng dầu mỏ của Mỹ, Canada, Mexico hiện cao hơn so với tổng sản lượng của Arập Xêút, Iraq và Iran - những nước thành viên OPEC.
Theo các nhà phân tích, giá dầu mỏ trong phiên giao dịch ngày 13/12 đã giảm sau khi OPEC cảnh báo về nguồn cung quá nhiều trong bối cảnh có lo ngại về triển vọng kinh tế toàn cầu.
Giá dầu thô Brent Biển Bắc giao tháng Một đã giảm 24 xen xuống còn 109,26 USD/thùng.
OPEC ngày 13/12 cũng kêu gọi các nước thành viên "trong trường hợp cần thiết sẽ áp dụng các biện pháp để đảm bảo thị trường được cân bằng và giá cả ở mức hợp lý đối với người tiêu dùng và nhà sản xuất."
Trong khi các nhà phân tích cho rằng OPEC sẽ cắt giảm sản lượng trong những tháng tới, thì các nước thành viên OPEC lo ngại rằng nếu giảm sản lượng quá nhiều sẽ đẩy giá dầu mỏ tăng cao, gây phương hại tới sự phục hồi kinh tế.
Bên cạnh đó, các chuyên gia công nghiệp cũng lo ngại về dài hạn, mức tăng sản lượng khí đốt và dầu mỏ khai thác từ đá phiến có nguy cơ làm giảm giá dầu thô thông thường.
Gần đây, IEA dự đoán rằng Mỹ sẽ trở thành nước sản xuất dầu mỏ lớn nhất thế giới vào năm 2017 nhờ bùng nổ hoạt động khai thác dầu đá phiến tại nước này. Vì vậy, khả năng OPEC sẽ cắt giảm sản lượng dầu trong năm tới để trợ giá là không thể loại trừ./.
Đó là nhận định của các nhà phân tích đưa ra ngay sau khi OPEC ngày 13/12 đã quyết định giữ nguyên mức trần sản lượng dầu mỏ ở mức 30 triệu thùng/ngày.
Phát biểu với các phóng viên trong một cuộc họp báo cùng ngày, Tổng Thư ký OPEC Abdullah El-Badri nói: "Khi nhìn vào mức giá hiện nay, thì không có gì đáng lo ngại vào thời điểm này. Theo tôi, 110 USD/thùng dầu thô Brent Biển Bắc là mức giá có thể chấp nhận được đối với cả người tiêu dùng và nhà sản xuất vào thời điểm hiện nay."
Tuy nhiên, OPEC cho rằng "thách thức lớn nhất mà thị trường dầu mỏ thế giới phải đương đầu trong năm 2013 là sự bất ổn của nền kinh tế toàn cầu, trong đó bất ổn của Khu vực đồng ơrô vẫn là một lo ngại chính.
Trong tuyên bố của mình, OPEC cho biết: "Nhu cầu dầu mỏ của thế giới dự đoán sẽ tăng nhẹ trong năm 2013. Nhưng mức tăng này sẽ được bù đắp nhờ mức tăng sản lượng dự đoán từ nguồn cung không thuộc OPEC," ví dụ như từ Mỹ.
Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) ngày 13/12 cho biết sản lượng dầu mỏ của những nước ngoài OPEC dự đoán sẽ tăng tới 54,2 triệu thùng/ngày vào năm tới sau mức tăng cao nhất kể từ năm 2010.
Julian Jessop- nhà phân tích thuộc tổ chức nghiên cứu Capital Economics, cũng nhận định rằng thị trường dầu mỏ "hiện được cung cấp đầy đủ và nhu cầu mua dầu thô của OPEC sẽ giảm trong năm tới."
Tổng sản lượng dầu mỏ của Mỹ, Canada, Mexico hiện cao hơn so với tổng sản lượng của Arập Xêút, Iraq và Iran - những nước thành viên OPEC.
Theo các nhà phân tích, giá dầu mỏ trong phiên giao dịch ngày 13/12 đã giảm sau khi OPEC cảnh báo về nguồn cung quá nhiều trong bối cảnh có lo ngại về triển vọng kinh tế toàn cầu.
Giá dầu thô Brent Biển Bắc giao tháng Một đã giảm 24 xen xuống còn 109,26 USD/thùng.
OPEC ngày 13/12 cũng kêu gọi các nước thành viên "trong trường hợp cần thiết sẽ áp dụng các biện pháp để đảm bảo thị trường được cân bằng và giá cả ở mức hợp lý đối với người tiêu dùng và nhà sản xuất."
Trong khi các nhà phân tích cho rằng OPEC sẽ cắt giảm sản lượng trong những tháng tới, thì các nước thành viên OPEC lo ngại rằng nếu giảm sản lượng quá nhiều sẽ đẩy giá dầu mỏ tăng cao, gây phương hại tới sự phục hồi kinh tế.
Bên cạnh đó, các chuyên gia công nghiệp cũng lo ngại về dài hạn, mức tăng sản lượng khí đốt và dầu mỏ khai thác từ đá phiến có nguy cơ làm giảm giá dầu thô thông thường.
Gần đây, IEA dự đoán rằng Mỹ sẽ trở thành nước sản xuất dầu mỏ lớn nhất thế giới vào năm 2017 nhờ bùng nổ hoạt động khai thác dầu đá phiến tại nước này. Vì vậy, khả năng OPEC sẽ cắt giảm sản lượng dầu trong năm tới để trợ giá là không thể loại trừ./.
(TTXVN)