Tổ chức chống nghèo đói Oxfam ngày 5/9 cảnh báo giá lương thực thiết yếu trên thế giới có thể tăng gấp đôi trong vòng hai thập niên tới, do biến đổi khí hậu và tình trạng thời tiết cực đoan như hạn hán và bão lụt gia tăng, gây ảnh hưởng ngày càng lớn tới người nghèo.
Dựa trên nghiên cứu mới của Viện nghiên cứu phát triển thuộc trường Đại học Sussex của Anh được Oxfam ủy quyền, tổ chức này ước tính giá ngô xuất khẩu trên thị trường thế giới vào năm 2030 có thể sẽ tăng 177% so với năm 2010, còn giá lúa mì và giá gạo sẽ tăng tương ứng 120% và 107%, do những tác động của thời tiết cực đoan tương tự như đợt hạn hán và nắng nóng từng hoành hành tại Mỹ trong mùa Hè này.
Ngân hàng Thế giới cũng cho biết giá lương thực toàn cầu đã tăng 10% trong tháng Bảy do hạn hán ở Mỹ, trong đó giá ngô tăng 25% và dự kiến sẽ còn tiếp tục tăng nữa.
[LHQ lo ngại về tình trạng giá lương thực tăng mạnh]
Oxfam cho rằng giá lương thực tăng cao gây tác động lớn hơn tới người nghèo. Giá lương thực tăng cao trong ngắn hạn có thể gây hậu quả nặng nề hơn giá cả tăng dần dần. Khi người dân ở các nước đang phát triển phải dành tới 75% thu nhập cho lương thực thì việc tăng giá lương thực nhanh chóng ảnh hưởng tới tình trạng thiếu đói. Hơn nữa nhiều người buộc phải bán các tài sản sinh lời và mắc nợ, từ đó gây ra tác động kinh tế lâu dài và làm xói mòn khả năng phục hồi sau khủng hoảng.
Oxfam còn cho biết nông dân ở các nước phát triển chẳng được hưởng lợi nhiều trước việc giá cả tăng cao bởi họ khó tiếp cận nguồn tín dụng và chi phí đầu vào tăng cao, khiến việc mở rộng sản xuất gặp nhiều khó khăn. Biến động giá cả càng làm cho họ gặp khó khăn trong việc đầu tư bởi đối mặt với nguy cơ giá giảm trong ngắn hạn.
Trong khi đó Tổ chức Nông Lương LHQ (FAO), Quỹ phát triển nông nghiệp quốc tế (IFAD) và Chương trình lương thực thế giới (WFP) đã ra tuyên bố chung, bày tỏ lo ngại sâu sắc trước thực trạng giá lương thực lại tăng mạnh trên phạm vi toàn cầu./.
Dựa trên nghiên cứu mới của Viện nghiên cứu phát triển thuộc trường Đại học Sussex của Anh được Oxfam ủy quyền, tổ chức này ước tính giá ngô xuất khẩu trên thị trường thế giới vào năm 2030 có thể sẽ tăng 177% so với năm 2010, còn giá lúa mì và giá gạo sẽ tăng tương ứng 120% và 107%, do những tác động của thời tiết cực đoan tương tự như đợt hạn hán và nắng nóng từng hoành hành tại Mỹ trong mùa Hè này.
Ngân hàng Thế giới cũng cho biết giá lương thực toàn cầu đã tăng 10% trong tháng Bảy do hạn hán ở Mỹ, trong đó giá ngô tăng 25% và dự kiến sẽ còn tiếp tục tăng nữa.
[LHQ lo ngại về tình trạng giá lương thực tăng mạnh]
Oxfam cho rằng giá lương thực tăng cao gây tác động lớn hơn tới người nghèo. Giá lương thực tăng cao trong ngắn hạn có thể gây hậu quả nặng nề hơn giá cả tăng dần dần. Khi người dân ở các nước đang phát triển phải dành tới 75% thu nhập cho lương thực thì việc tăng giá lương thực nhanh chóng ảnh hưởng tới tình trạng thiếu đói. Hơn nữa nhiều người buộc phải bán các tài sản sinh lời và mắc nợ, từ đó gây ra tác động kinh tế lâu dài và làm xói mòn khả năng phục hồi sau khủng hoảng.
Oxfam còn cho biết nông dân ở các nước phát triển chẳng được hưởng lợi nhiều trước việc giá cả tăng cao bởi họ khó tiếp cận nguồn tín dụng và chi phí đầu vào tăng cao, khiến việc mở rộng sản xuất gặp nhiều khó khăn. Biến động giá cả càng làm cho họ gặp khó khăn trong việc đầu tư bởi đối mặt với nguy cơ giá giảm trong ngắn hạn.
Trong khi đó Tổ chức Nông Lương LHQ (FAO), Quỹ phát triển nông nghiệp quốc tế (IFAD) và Chương trình lương thực thế giới (WFP) đã ra tuyên bố chung, bày tỏ lo ngại sâu sắc trước thực trạng giá lương thực lại tăng mạnh trên phạm vi toàn cầu./.
Hoàng Hà (TTXVN)