Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) ngày 19/9 cảnh báo Chính quyền Palestine đang phải đối mặt với tình trạng thâm hụt ngân sách lên tới 400 triệu USD và nguy cơ biến động lớn về mặt xã hội.
[UNCTAD cảnh báo về kinh tế ảm đạm của Palestine]
Trong bản báo cáo được công bố trước thềm hội nghị các nhà tài trợ quốc tế được tổ chức vào ngày 24/9 tới ở New York, hai định chế tài chính quốc tế nói trên kêu gọi thành lập một quỹ tài trợ mới cho Chính quyền Palestine nhằm đối phó với cuộc khủng hoảng kinh tế và tài chính tại đây.
WB cảnh báo Palestine hiện phải đối mặt với cuộc khủng hoảng tài chính nghiêm trọng và tình hình có thể còn xấu đi vào cuối năm nay.
Theo WB và IMF, ngân sách của Palestine sẽ thâm hụt tới 400 triệu USD nếu các khoản vay đáo hạn, trong khi các khoản hỗ trợ cam kết chủ yếu từ các quốc gia láng giềng khó có khả năng được giải ngân.
[Ấn Độ hứa sẽ viện trợ 10 triệu USD cho Palestine]
IMF nhận định tốc độ tăng trưởng kinh tế và tỷ lệ thất nghiệp đang ngày càng gia tăng tại cả Bờ Tây và Dải Gaza. Tăng trưởng kinh tế của Bờ Tây trong quý I/2012 chỉ đạt 5%, giảm so với mức 9% của năm 2011, trong khi tỷ lệ thất nghiệp trong 6 tháng đầu năm nay lên tới 19%, tăng so với mức 16% cùng kỳ năm ngoái. Tại Gaza, tăng trưởng kinh tế giảm chỉ còn 6% trong quý I/2012, trong khi tỷ lệ thất nghiệp tăng lên tới 30% so với mức 28% cùng kỳ năm 2011.
Trong khi đó, WB cho biết nếu không có thêm các khoản hỗ trợ mới, Palestine sẽ buộc phải bù đắp thâm hụt bằng cách trích từ khoản trợ cấp lương hưu và cắt giảm một số khoản chi cơ bản như tiền lương cho người lao động, và điều này có thể dẫn tới những tác động nghiêm trọng về mặt xã hội.
Thời gian gần đây, nhiều người Palestine tại các thành phố ở Bờ Tây đã xuống đường biểu tình phản đối tình trạng giá cả leo thang, đặc biệt là giá xăng dầu. Người biểu tình đòi chính phủ của Thủ tướng Palestine Salam Fayyad giảm thuế giá trị gia tăng và giá nhiên liệu./.
[UNCTAD cảnh báo về kinh tế ảm đạm của Palestine]
Trong bản báo cáo được công bố trước thềm hội nghị các nhà tài trợ quốc tế được tổ chức vào ngày 24/9 tới ở New York, hai định chế tài chính quốc tế nói trên kêu gọi thành lập một quỹ tài trợ mới cho Chính quyền Palestine nhằm đối phó với cuộc khủng hoảng kinh tế và tài chính tại đây.
WB cảnh báo Palestine hiện phải đối mặt với cuộc khủng hoảng tài chính nghiêm trọng và tình hình có thể còn xấu đi vào cuối năm nay.
Theo WB và IMF, ngân sách của Palestine sẽ thâm hụt tới 400 triệu USD nếu các khoản vay đáo hạn, trong khi các khoản hỗ trợ cam kết chủ yếu từ các quốc gia láng giềng khó có khả năng được giải ngân.
[Ấn Độ hứa sẽ viện trợ 10 triệu USD cho Palestine]
IMF nhận định tốc độ tăng trưởng kinh tế và tỷ lệ thất nghiệp đang ngày càng gia tăng tại cả Bờ Tây và Dải Gaza. Tăng trưởng kinh tế của Bờ Tây trong quý I/2012 chỉ đạt 5%, giảm so với mức 9% của năm 2011, trong khi tỷ lệ thất nghiệp trong 6 tháng đầu năm nay lên tới 19%, tăng so với mức 16% cùng kỳ năm ngoái. Tại Gaza, tăng trưởng kinh tế giảm chỉ còn 6% trong quý I/2012, trong khi tỷ lệ thất nghiệp tăng lên tới 30% so với mức 28% cùng kỳ năm 2011.
Trong khi đó, WB cho biết nếu không có thêm các khoản hỗ trợ mới, Palestine sẽ buộc phải bù đắp thâm hụt bằng cách trích từ khoản trợ cấp lương hưu và cắt giảm một số khoản chi cơ bản như tiền lương cho người lao động, và điều này có thể dẫn tới những tác động nghiêm trọng về mặt xã hội.
Thời gian gần đây, nhiều người Palestine tại các thành phố ở Bờ Tây đã xuống đường biểu tình phản đối tình trạng giá cả leo thang, đặc biệt là giá xăng dầu. Người biểu tình đòi chính phủ của Thủ tướng Palestine Salam Fayyad giảm thuế giá trị gia tăng và giá nhiên liệu./.
(TTXVN)