Ngày 15/6, ông Pedro Passos Coelho, 46 tuổi, lãnh đạo đảng Dân chủ Xã hội (PSD) trung hữu, đảng vừa giành thắng lợi trong cuộc tổng tuyển cử trước thời hạn ở Bồ Đào Nha ngày 5/6 vừa qua, đã được bổ nhiệm làm Thủ tướng mới của nước này theo một sắc lệnh của Tổng thống Anibal Cavaco Silva.
Quyết định bổ nhiệm tân Thủ tướng Bồ Đào Nha là động thái tiếp ngay sau việc PSD và đảng CDS-PP theo đường lối bảo thủ đạt thỏa thuận trên nguyên tắc về thành lập chính phủ liên minh. Trong cuộc bầu cử vừa qua, PSD đã giành được 105 trong tổng số 230 ghế Quốc hội Bồ Đào Nha, trong khi CDS-PP có 24 ghế trong Quốc hội.
Nhận lãnh trọng trách dẫn dắt Bồ Đào Nha vượt qua thời kỳ suy thoái kinh tế và tiếp tục thực hiện những cải cách sâu sắc, tân Thủ tướng Coelho đã cam kết sớm thành lập chính phủ liên minh, khẳng định sẽ không để lãng phí thời gian nhằm giải quyết những khó khăn kinh tế của đất nước.
Theo các nhà phân tích, thách thức chính đối với ông Coelho là thực hiện chương trình cắt giảm chi tiêu công và các cuộc cải cách kinh tế đầy khó khăn mà Lisbon đã nhất trí hồi tháng trước, để đổi lấy khoản cứu trợ trị giá 78 tỷ euro từ Liên minh châu Âu (EU) và Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF).
Tuy nhiên, căn cứ vào thực trạng lãi suất trái phiếu chính phủ của Bồ Đào Nha ngày càng gia tăng, các thị trường đang hoàn toàn mất lòng tin vào khả năng của chính phủ mới thực hiện được các biện pháp kinh tế khắc khổ mà EU và IMF đòi hỏi./.
Quyết định bổ nhiệm tân Thủ tướng Bồ Đào Nha là động thái tiếp ngay sau việc PSD và đảng CDS-PP theo đường lối bảo thủ đạt thỏa thuận trên nguyên tắc về thành lập chính phủ liên minh. Trong cuộc bầu cử vừa qua, PSD đã giành được 105 trong tổng số 230 ghế Quốc hội Bồ Đào Nha, trong khi CDS-PP có 24 ghế trong Quốc hội.
Nhận lãnh trọng trách dẫn dắt Bồ Đào Nha vượt qua thời kỳ suy thoái kinh tế và tiếp tục thực hiện những cải cách sâu sắc, tân Thủ tướng Coelho đã cam kết sớm thành lập chính phủ liên minh, khẳng định sẽ không để lãng phí thời gian nhằm giải quyết những khó khăn kinh tế của đất nước.
Theo các nhà phân tích, thách thức chính đối với ông Coelho là thực hiện chương trình cắt giảm chi tiêu công và các cuộc cải cách kinh tế đầy khó khăn mà Lisbon đã nhất trí hồi tháng trước, để đổi lấy khoản cứu trợ trị giá 78 tỷ euro từ Liên minh châu Âu (EU) và Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF).
Tuy nhiên, căn cứ vào thực trạng lãi suất trái phiếu chính phủ của Bồ Đào Nha ngày càng gia tăng, các thị trường đang hoàn toàn mất lòng tin vào khả năng của chính phủ mới thực hiện được các biện pháp kinh tế khắc khổ mà EU và IMF đòi hỏi./.
(TTXVN/Vietnam+)