Ngày 26/1, Bộ Y tế tổ chức Hội nghị trực tuyến về "Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực y tế giai đoạn 2011-2020" tại 7 điểm cầu gồm Bộ Y tế, trường Đại học Y Dược Thái Nguyên, Bệnh viện Trung ương Huế, Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên, trường cao đẳng Y Khánh Hòa, Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh và trường cao đẳng Cần Thơ.
Phát biểu đề dẫn, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Quốc Triệu cho rằng thực tế cho thấy nhân lực y tế, đặc biệt là những cán bộ y tế có trình độ cao có xu hướng tập trung về tuyến trên, về những nơi có điều kiện kinh tế-xã hội tốt hơn; những lĩnh vực chuyên môn có sức hấp dẫn.
Trong khi tại những nơi thiếu hụt nguồn nhân lực lại bị bỏ lại tuyến dưới, vùng khó khăn và các lĩnh vực chuyên môn kém thu hút như y tế dự phòng, nhi, lao, tâm thần... Hơn lúc nào hết để đáp ứng nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe nhân dân trong tình hình mới: ngành y tế cần có chiến lược tổng thể về con người; quy hoạch về đào tạo và phát triển nhân lực, những chính sách phù hợp để có được nguồn nhân lực y tế ổn định ở mọi tuyến, mọi nơi, mọi lĩnh vực chuyên môn.
Bộ Y tế là một trong ba cơ quan đã được Chính phủ giao thí điểm xây dựng đề án "Quy hoạch phát triển nhân lực từ 2011-2020" với mục tiêu đáp ứng đội ngũ nhân lực y tế có chất lượng, cơ cấu và phân bố hợp lý để góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ y tế, dân số, kế hoạch hóa gia đình, nhu cầu về bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe của nhân dân hướng tới mục tiêu công bằng, hiệu quả và phát triển.
Ngành y tế phấn đấu đến năm 2020 sẽ có 52 nhân lực y tế (tất cả các chuyên ngành)/10.000 dân, 10 bác sỹ/10.000 dân, 12 điều dưỡng/10.000 dân; 100% các trường đại học, cao đẳng và trung cấp công lập hoặc ngoài công lập đạt tiêu chuẩn theo quy định của Bộ Y tế và Bộ Giáo dục và Đào tạo về cơ sở vật chất, điều kiện chuyên môn dành cho công tác đào tạo; bảo đảm đủ nhân lực cho các chuyên ngành có sức thu hút thấp; các cơ sở đào tạo nhân lực y tế bậc đại học có bệnh viện thực hành trực thuộc...
Theo các đại biểu, đề án "Quy hoạch phát triển nhân lực từ 2011-2020" đã đề xuất các giải pháp phát triển nhân lực y tế như sớm ban hành bổ sung các loại phụ cấp ưu đãi mà cán bộ y tế hiện chưa được hưởng (thâm niên, trách nhiệm, an ninh quốc phòng, chế độ bảo hiểm rủi ro nghề nghiệp...); mở rộng đối tượng để mọi cán bộ y tế công tác trong ngành đều được hưởng chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề cùng với việc nâng định mức ưu đãi (tối thiểu là 30% và mức tối đa là 70%)...
Một số các đại biểu cho rằng đề án cần đề xuất các giải pháp đào tạo nhân lực như hình thành các Đại học Sức khỏe ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh trên cơ sở các trường Đại học Y Hà Nội, Đại học Dược Hà Nội, Đại học Y tế công cộng, Học viện Y Dược học cổ truyền và Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh; tại mỗi vùng kinh tế-xã hội có ít nhất một trường cao đẳng trọng điểm ngành, đào tạo đa chuyên ngành, đa bậc học với quy mô sinh viên từ 800-100 sinh viên; thành lập thêm các khoa y dược, trường đại học tại các vùng miền trong cả nước.../.
Phát biểu đề dẫn, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Quốc Triệu cho rằng thực tế cho thấy nhân lực y tế, đặc biệt là những cán bộ y tế có trình độ cao có xu hướng tập trung về tuyến trên, về những nơi có điều kiện kinh tế-xã hội tốt hơn; những lĩnh vực chuyên môn có sức hấp dẫn.
Trong khi tại những nơi thiếu hụt nguồn nhân lực lại bị bỏ lại tuyến dưới, vùng khó khăn và các lĩnh vực chuyên môn kém thu hút như y tế dự phòng, nhi, lao, tâm thần... Hơn lúc nào hết để đáp ứng nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe nhân dân trong tình hình mới: ngành y tế cần có chiến lược tổng thể về con người; quy hoạch về đào tạo và phát triển nhân lực, những chính sách phù hợp để có được nguồn nhân lực y tế ổn định ở mọi tuyến, mọi nơi, mọi lĩnh vực chuyên môn.
Bộ Y tế là một trong ba cơ quan đã được Chính phủ giao thí điểm xây dựng đề án "Quy hoạch phát triển nhân lực từ 2011-2020" với mục tiêu đáp ứng đội ngũ nhân lực y tế có chất lượng, cơ cấu và phân bố hợp lý để góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ y tế, dân số, kế hoạch hóa gia đình, nhu cầu về bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe của nhân dân hướng tới mục tiêu công bằng, hiệu quả và phát triển.
Ngành y tế phấn đấu đến năm 2020 sẽ có 52 nhân lực y tế (tất cả các chuyên ngành)/10.000 dân, 10 bác sỹ/10.000 dân, 12 điều dưỡng/10.000 dân; 100% các trường đại học, cao đẳng và trung cấp công lập hoặc ngoài công lập đạt tiêu chuẩn theo quy định của Bộ Y tế và Bộ Giáo dục và Đào tạo về cơ sở vật chất, điều kiện chuyên môn dành cho công tác đào tạo; bảo đảm đủ nhân lực cho các chuyên ngành có sức thu hút thấp; các cơ sở đào tạo nhân lực y tế bậc đại học có bệnh viện thực hành trực thuộc...
Theo các đại biểu, đề án "Quy hoạch phát triển nhân lực từ 2011-2020" đã đề xuất các giải pháp phát triển nhân lực y tế như sớm ban hành bổ sung các loại phụ cấp ưu đãi mà cán bộ y tế hiện chưa được hưởng (thâm niên, trách nhiệm, an ninh quốc phòng, chế độ bảo hiểm rủi ro nghề nghiệp...); mở rộng đối tượng để mọi cán bộ y tế công tác trong ngành đều được hưởng chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề cùng với việc nâng định mức ưu đãi (tối thiểu là 30% và mức tối đa là 70%)...
Một số các đại biểu cho rằng đề án cần đề xuất các giải pháp đào tạo nhân lực như hình thành các Đại học Sức khỏe ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh trên cơ sở các trường Đại học Y Hà Nội, Đại học Dược Hà Nội, Đại học Y tế công cộng, Học viện Y Dược học cổ truyền và Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh; tại mỗi vùng kinh tế-xã hội có ít nhất một trường cao đẳng trọng điểm ngành, đào tạo đa chuyên ngành, đa bậc học với quy mô sinh viên từ 800-100 sinh viên; thành lập thêm các khoa y dược, trường đại học tại các vùng miền trong cả nước.../.
Thu Phương (TTXVN/Vietnam+)