Sáng 20/6, lãnh đạo Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) cho biết, hiện đang khẩn trương thực hiện các bước để hoàn thiện công tác cổ phần hóa công ty mẹ và các đơn vị thành viên còn lại vào cuối năm 2012.
Không chậm tiến độ cổ phần hóa
Theo bà Phạm Nguyên Hạnh, Phó Tổng giám đốc phụ trách tài chính Tập đoàn Dệt may Việt Nam, hiện còn 4 công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và một số đơn vị trực thuộc tập đoàn đang tiến hành xác định giá trị doanh nghiệp và làm các thủ tục cần thiết.
"Nhưng về cơ bản, tất cả các đơn vị này sẽ được tiến hành cổ phần hóa đồng thời với công ty mẹ là Tập đoàn Dệt may Việt Nam," bà Hạnh nói.
Mặc dù về thời gian phê duyệt cổ phần hóa của Tập đoàn thuộc thẩm quyền của Chính phủ và Vinatex có trách nhiệm xây dựng lộ trình cho cổ phần hóa để trình Bộ Công Thương xem xét nhưng theo ông Lê Tiến Trường, Phó Tổng Giám đốc thường trực Vinatex, việc cổ phần hóa vẫn sẽ theo đúng lộ trình.
"Về nguyên tắc, lộ trình cho việc hoàn thành cổ phần hóa vào cuối 2012 vẫn là đích Vinatex thực hiện và dệt may sẽ là lĩnh vực chủ đạo sau IPO," ông Trường nhấn mạnh.
Đảm bảo tăng trưởng xuất khẩu cả năm 16%
Theo báo cáo, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may và xơ sợi dệt cac loại toàn ngành 5 tháng đầu năm 2012 đạt 6,2 tỷ USD, tăng 8% so với cùng kỳ năm 2011. Trong đó, riêng xuất khẩu hàng dệt may đạt 5,46 tỷ USD, tăng 11% so với cùng kỳ, chiếm xấp xỉ 13% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước.
Dự báo tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may và xơ sợi các loại 6 tháng đầu năm có thể đạt khoảng 7,5 tỷ USD, riêng kim ngạch xuất khẩu dệt may ước đạt 6,6 tỷ USD.
Tuy nhiên, con số trên chưa thực sự vui mừng bởi kinh tế thế giới vẫn tiềm ẩn nhiều bất ổn và có thể ảnh hưởng tiêu cực đến những tháng cuối năm.
Kim ngạch xuất khẩu dệt may vào thị trường châu Âu (chiếm tới 13%-14% tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam) trong 6 tháng đầu năm đã giảm từ 1,3%-1,4%, đặc biệt là những doanh nghiệp chủ yếu xuất khẩu vào thị trường này thì khó khăn còn chồng chồng lớp lớp.
Tiếp đến là thị trường Hoa Kỳ, cũng khó duy trì tốc độ tăng trưởng 15%-17% như năm 2011, theo dự đoán, nền kinh tế lớn nhất thế giới này cũng liên tục trồi sụt và chưa tạo được giai đoạn phát triển bền vững cho ngành dệt may Việt Nam.
Để bù lại, sự chuyển hướng sang các thị trường Châu Á đang mở ra nhiều triển vọng mới, cụ thể theo ông Lê Tiến Trường, hiện thị trường Nhật Bản đã có mức tăng trưởng trên 23% và được xác định là thị trường trọng điểm trong thời gian tới.
Bên cạnh đó, sự góp mặt của thị trường Hàn Quốc cũng đem lại những tín hiệu đáng mừng, trong năm nay kim ngạch xuất khẩu dệt may vào thì trường này có khả năng sẽ vượt 1 tỷ USD nhằm bù lại những khó khăn tại các thị trường chủ lực khác.
Nhưng về lâu dài, lãnh đạo tập đoàn cũng đã xác định hướng phát triển của ngành dệt may Việt Nam theo hướng loại bỏ bớt những doanh nghiệp không đáp ứng được khả năng cạnh tranh do yêu cầu khắt khe từ thị trường.
Đồng thời, việc tái cơ cấu nhằm làm cho qui mô của ngành dệt may Việt Nam trở lên tinh gọn hơn sẽ là mục tiêu để ngành dệt may Việt Nam hoàn thành mức tăng trưởng xuất khẩu trên 16%, tương đương 18 tỷ USD như kế hoạch đặt ra từ đầu năm 2012./.
Không chậm tiến độ cổ phần hóa
Theo bà Phạm Nguyên Hạnh, Phó Tổng giám đốc phụ trách tài chính Tập đoàn Dệt may Việt Nam, hiện còn 4 công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và một số đơn vị trực thuộc tập đoàn đang tiến hành xác định giá trị doanh nghiệp và làm các thủ tục cần thiết.
"Nhưng về cơ bản, tất cả các đơn vị này sẽ được tiến hành cổ phần hóa đồng thời với công ty mẹ là Tập đoàn Dệt may Việt Nam," bà Hạnh nói.
Mặc dù về thời gian phê duyệt cổ phần hóa của Tập đoàn thuộc thẩm quyền của Chính phủ và Vinatex có trách nhiệm xây dựng lộ trình cho cổ phần hóa để trình Bộ Công Thương xem xét nhưng theo ông Lê Tiến Trường, Phó Tổng Giám đốc thường trực Vinatex, việc cổ phần hóa vẫn sẽ theo đúng lộ trình.
"Về nguyên tắc, lộ trình cho việc hoàn thành cổ phần hóa vào cuối 2012 vẫn là đích Vinatex thực hiện và dệt may sẽ là lĩnh vực chủ đạo sau IPO," ông Trường nhấn mạnh.
Đảm bảo tăng trưởng xuất khẩu cả năm 16%
Theo báo cáo, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may và xơ sợi dệt cac loại toàn ngành 5 tháng đầu năm 2012 đạt 6,2 tỷ USD, tăng 8% so với cùng kỳ năm 2011. Trong đó, riêng xuất khẩu hàng dệt may đạt 5,46 tỷ USD, tăng 11% so với cùng kỳ, chiếm xấp xỉ 13% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước.
Dự báo tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may và xơ sợi các loại 6 tháng đầu năm có thể đạt khoảng 7,5 tỷ USD, riêng kim ngạch xuất khẩu dệt may ước đạt 6,6 tỷ USD.
Tuy nhiên, con số trên chưa thực sự vui mừng bởi kinh tế thế giới vẫn tiềm ẩn nhiều bất ổn và có thể ảnh hưởng tiêu cực đến những tháng cuối năm.
Kim ngạch xuất khẩu dệt may vào thị trường châu Âu (chiếm tới 13%-14% tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam) trong 6 tháng đầu năm đã giảm từ 1,3%-1,4%, đặc biệt là những doanh nghiệp chủ yếu xuất khẩu vào thị trường này thì khó khăn còn chồng chồng lớp lớp.
Tiếp đến là thị trường Hoa Kỳ, cũng khó duy trì tốc độ tăng trưởng 15%-17% như năm 2011, theo dự đoán, nền kinh tế lớn nhất thế giới này cũng liên tục trồi sụt và chưa tạo được giai đoạn phát triển bền vững cho ngành dệt may Việt Nam.
Để bù lại, sự chuyển hướng sang các thị trường Châu Á đang mở ra nhiều triển vọng mới, cụ thể theo ông Lê Tiến Trường, hiện thị trường Nhật Bản đã có mức tăng trưởng trên 23% và được xác định là thị trường trọng điểm trong thời gian tới.
Bên cạnh đó, sự góp mặt của thị trường Hàn Quốc cũng đem lại những tín hiệu đáng mừng, trong năm nay kim ngạch xuất khẩu dệt may vào thì trường này có khả năng sẽ vượt 1 tỷ USD nhằm bù lại những khó khăn tại các thị trường chủ lực khác.
Nhưng về lâu dài, lãnh đạo tập đoàn cũng đã xác định hướng phát triển của ngành dệt may Việt Nam theo hướng loại bỏ bớt những doanh nghiệp không đáp ứng được khả năng cạnh tranh do yêu cầu khắt khe từ thị trường.
Đồng thời, việc tái cơ cấu nhằm làm cho qui mô của ngành dệt may Việt Nam trở lên tinh gọn hơn sẽ là mục tiêu để ngành dệt may Việt Nam hoàn thành mức tăng trưởng xuất khẩu trên 16%, tương đương 18 tỷ USD như kế hoạch đặt ra từ đầu năm 2012./.
Đức Duy (Vietnam+)