Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, năm 2013 kinh tế thế giới và trong nước sẽ tiếp tục gặp nhiều khó khăn, nhưng với sự đầu tư mới và phát huy hiệu quả của các dự án đầu tư cũ, Cảng Đà Nẵng vẫn đề ra mục tiêu đạt 4,8 triệu tấn hàng hóa thông qua cảng.
Để thực hiện mục tiêu, Cảng Đà Nẵng sẽ tiếp tục được đầu tư thêm 100 tỷ đồng mua sắm phương tiện bốc dỡ, 150 tỷ đồng xây dựng và cải tạo hệ thống bến cảng, nhà kho; đồng thời dành 1 tỷ đồng cho công tác đào tạo và đào tạo lại nguồn nhân lực, để đội ngũ này hoàn toàn làm chủ công nghệ quản lý theo hướng hiện đại và chuyên nghiệp hơn...
Trước mắt, Cảng Đà Nẵng sẽ đưa vào hoạt động 200m cầu cảng thuộc Cảng Sơn Trà để giảm tải cho Cảng Tiên Sa; đẩy mạnh công tác giải phóng mặt bằng để xây dựng và đưa kho logistic trên tuyến đường tránh Nam Hải Vân-Túy Loan vào hoạt động.
Năm 2012, Cảng Đà Nẵng đã đạt đến 4,5 triệu tấn hàng hóa. Đây là kết quả của hướng đi đúng khi cảng quyết định chuyển hướng hoạt động từ một cảng chỉ bốc dỡ hàng rời chuyển qua tập trung lĩnh vực hàng container và cảng du lịch.
Để có cảng container và du lịch đủ sức tiếp nhận tàu container và tàu du lịch lớn, trong thời gian qua Cảng Đà Nẵng đã mạnh dạn đầu tư lớn vào hạ tầng. Chỉ tính riêng trong năm 2012, Cảng Đà Nẵng đã đầu tư 64 tỷ đồng mua sắm trang thiết bị bốc dỡ hiện đại, như cẩu Gantry, Atiri... Nhờ vậy thời gian giải phóng hàng hóa đã rút xuống chỉ còn 3-4 phút/container. Đồng thời, cảng đã mạnh dạn đầu tư về nguồn nhân lực và áp dụng nhiều chính sách linh hoạt để thu hút khách hàng.
Trong năm qua, Cảng Đà Nẵng cũng đã đầu tư 4 tỷ đồng để xây dựng phần mềm quản lý, nhờ vậy thủ tục với khách hàng không những đơn giản, nhanh gọn mà còn chính xác.
Hiện nay, mỗi tuần cảng đón từ 10-12 chuyến tàu container thay vì 2 đến 3 chuyến như trước đây, đã tạo điều kiện cho các nhà xuất nhập khẩu rút ngắn thời gian lẫn chi phí vận chuyển.
Đặc biệt, về chính sách tiếp thị, cảng đã chủ động tìm đến khách hàng, ưu đãi giảm giá cho các nhà xuất nhập khẩu với khối lượng lớn.
Với những nỗ lực này, trong năm 2012, ngoài thị trường cũ là Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi..., Cảng Đà Nẵng đã mở rộng ra các tỉnh Bắc miền Trung như Thừa Thiên-Huế, Quảng Bình, Quảng Trị và Tây Nguyên./.
Để thực hiện mục tiêu, Cảng Đà Nẵng sẽ tiếp tục được đầu tư thêm 100 tỷ đồng mua sắm phương tiện bốc dỡ, 150 tỷ đồng xây dựng và cải tạo hệ thống bến cảng, nhà kho; đồng thời dành 1 tỷ đồng cho công tác đào tạo và đào tạo lại nguồn nhân lực, để đội ngũ này hoàn toàn làm chủ công nghệ quản lý theo hướng hiện đại và chuyên nghiệp hơn...
Trước mắt, Cảng Đà Nẵng sẽ đưa vào hoạt động 200m cầu cảng thuộc Cảng Sơn Trà để giảm tải cho Cảng Tiên Sa; đẩy mạnh công tác giải phóng mặt bằng để xây dựng và đưa kho logistic trên tuyến đường tránh Nam Hải Vân-Túy Loan vào hoạt động.
Năm 2012, Cảng Đà Nẵng đã đạt đến 4,5 triệu tấn hàng hóa. Đây là kết quả của hướng đi đúng khi cảng quyết định chuyển hướng hoạt động từ một cảng chỉ bốc dỡ hàng rời chuyển qua tập trung lĩnh vực hàng container và cảng du lịch.
Để có cảng container và du lịch đủ sức tiếp nhận tàu container và tàu du lịch lớn, trong thời gian qua Cảng Đà Nẵng đã mạnh dạn đầu tư lớn vào hạ tầng. Chỉ tính riêng trong năm 2012, Cảng Đà Nẵng đã đầu tư 64 tỷ đồng mua sắm trang thiết bị bốc dỡ hiện đại, như cẩu Gantry, Atiri... Nhờ vậy thời gian giải phóng hàng hóa đã rút xuống chỉ còn 3-4 phút/container. Đồng thời, cảng đã mạnh dạn đầu tư về nguồn nhân lực và áp dụng nhiều chính sách linh hoạt để thu hút khách hàng.
Trong năm qua, Cảng Đà Nẵng cũng đã đầu tư 4 tỷ đồng để xây dựng phần mềm quản lý, nhờ vậy thủ tục với khách hàng không những đơn giản, nhanh gọn mà còn chính xác.
Hiện nay, mỗi tuần cảng đón từ 10-12 chuyến tàu container thay vì 2 đến 3 chuyến như trước đây, đã tạo điều kiện cho các nhà xuất nhập khẩu rút ngắn thời gian lẫn chi phí vận chuyển.
Đặc biệt, về chính sách tiếp thị, cảng đã chủ động tìm đến khách hàng, ưu đãi giảm giá cho các nhà xuất nhập khẩu với khối lượng lớn.
Với những nỗ lực này, trong năm 2012, ngoài thị trường cũ là Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi..., Cảng Đà Nẵng đã mở rộng ra các tỉnh Bắc miền Trung như Thừa Thiên-Huế, Quảng Bình, Quảng Trị và Tây Nguyên./.
Văn Sơn (TTXVN)