David Hunt, Giáo sư sử học trường Đại học Massachusetts Boston, kể lại tường tận với phóng viên Vietnam+ về những cuộc biểu tình phản đối chính phủ Mỹ tiến hành chiến tranh xâm lược Việt Nam diễn ra ở thành phố Boston quê ông trong những năm 60 và 70 của thế kỷ trước mà ông từng trực tiếp tham gia.
Rồi với giọng trầm tĩnh của một người đã từng kinh qua nhiều biến cố và thử thách, nhà sử học già nói rằng việc tham gia phong trào phản đối chiến tranh là một sự may mắn đầy ý nghĩa của đời ông.
David kể: Vào tháng 3/1963 khi một nhà sư tự thiêu trên đường phố Sài Gòn, tôi mới 21 tuổi. Lúc đó, tôi không biết tên của vị sư đó là Thích Quảng Đức và trước đó chưa từng bao giờ nghe nói về Việt Nam. Khi ấy, nếu nhà tiên tri nào nói với tôi rằng hàng trăm ngàn quân Mỹ sẽ sớm chiến đấu tại Đông Nam Á và hàng ngày, hàng triệu người yêu nước sẽ nghĩ, bàn luận về Việt Nam thì tôi sẽ cho họ là mất trí.
Lần đầu tiên tôi tham gia vào phong trào chống chiến tranh vào mùa xuân năm 1965. Chúng tôi tụ tập tại Quảng trường Boston, tại đó, nhân danh "yêu nước" có những người đã ném đá và quả thối cùng những lời tục tĩu vào chúng tôi.
Tôi và nhiều người khác cùng tham gia biểu tình ngày đó chẳng biết gì về lịch sử và xã hội Việt Nam. Và chúng tôi chống lại chiến tranh chỉ vì Việt Nam ở tận nơi nào đó rất xa và dường như chẳng có gì liên quan tới nước Mỹ.
Tôi bắt đầu không tin rằng những người cố đòi Tổng thống Lyndon Johnson "phải biết ông ta đang làm gì" đạt được điều họ mong muốn. Nhưng trong sâu thẳm, tôi hy vọng là tổng thống sẽ nhận ra và quyết định chống lại việc leo thang chiến tranh.
Cha mẹ tôi và các thành viên khác trong gia đình tôi rất tích cực trong phong trào cánh tả những năm 1930 và phong trào chống hạt nhân và vì quyền dân sự đã tác động tới suy nghĩ của tôi.
Vào thời điểm cuộc chiến Tết Mậu Thân, tình hình thay đổi cơ bản và tôi cũng theo tình hình đó. Phong trào phản đối chiến tranh là một loại trường học, là nơi để học về Việt Nam và chính sách đối ngoại của Mỹ; về vai trò của những người Mỹ chính gốc và những người Mỹ gốc Phi và người lao động trong lịch sử nước Mỹ; về các cuộc đấu tranh của phụ nữ.
Như thể tất cả những giả định đều bị nghi vấn, với sách báo truyền từ tay người này sang người khác và bắt đầu có cách nhìn nhận thế giới trái ngược.
Các đám đông lên tới 100.000 người tại Quảng trường Boston và khoảng 1 triệu người tại Washington đã phản đối chống lại chiến tranh. Tôi không bao giờ quên được cảm giác đi tuần hành, 15 người một hàng, tay trong tay, hô vang "Hồ, Hồ, Hồ Chí Minh, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam chiến thắng."
Tính thuyết phục và những yêu cầu rõ ràng được ủng hộ bởi số những cuộc biểu tình ngày càng tăng buộc các nhà xây dựng chính sách phải suy nghĩ. Chúng tôi sống trong một xã hội dân chủ trên danh nghĩa, như trước đây chưa từng bao giờ và từ đó đến nay chưa từng bao giờ tôi cảm thấy tin tưởng đến mức người dân bình thường có thể có một ảnh hưởng nào đó để làm thay đổi chính sách của chính phủ Mỹ.
Vào năm 1969 tôi bắt đầu dạy học tại trường Đại học Massachusetts Boston, với nhiều sinh viên, kể cả hàng trăm cựu chiến binh, rũ bỏ Việt Nam khỏi cánh tay áo của họ, tất cả mang vào lớp học một luồng sinh lực lớn. Tất cả họ đã đưa trường đại học vào các cuộc đình công chống chiến tranh vào mùa xuân năm 1970 và 1972, đóng cửa hàng trăm trường học trên toàn nước Mỹ.
Tôi vẫn còn nhớ nhiều sinh viên đã mời tôi đến phòng ở của họ, một phòng nhỏ trải thảm với nhiều sách chính trị để khắp nơi trong phòng và một bức mô phỏng cờ của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, nền xanh, đỏ và ngôi sao vàng, treo ở một bức tường.
Một sự kết nối được thành lập giữa những người chiến sĩ giải phóng Việt Nam với tầng lớp thanh niên giai cấp công nhân được giác ngộ chính trị ở nửa bên kia của trái đất. Cuộc chiến tranh đã mở ra sự đồng thuận tư tưởng bao trùm cả nước Mỹ và mở mang đầu óc tới cách nghĩ mới hơn về thế giới.
Vào ngày 1/5/1975, chúng tôi kỷ niệm ngày chiến thắng của nhân dân Việt Nam chống lại chủ nghĩa đế quốc Mỹ với niềm tin rằng tương lai sẽ tươi sáng đối với Việt Nam và đối với cánh tả tại nước Mỹ.
Có lúc, tôi và những người bạn cùng chí hướng trong phong trào phản chiến nhận thấy sự hạn chế của chúng tôi và đau khổ với sự bất lực không thể chấm dứt chiến tranh.
Nhưng tôi vẫn tự cho rằng mình may mắn đã được sống vào thời điểm người dân Việt Nam đứng lên và bày tỏ những gì con người có thể đạt được thậm chí trong việc chống lại những thế lực xấu xa mạnh mẽ nhất. Những người bạn mà tôi đã có vào thời đó hiện nay vẫn là bạn của tôi.
Những ước mơ của những năm 60 hiện vẫn là một kỷ niệm vì tất cả những điều đó mà tôi có là cuộc sống như bây giờ tại Boston cùng với người vợ yêu quý sinh ra tại Hà Nội và cô con gái nói tiếng Việt hoàn hảo, trân trọng hai gia đình, hai tổ quốc Việt Nam và Mỹ. Con gái tôi cho tôi hy vọng rằng một lúc nào đó cái đẹp sẽ vượt lên khủng bố và chiến tranh./.
Rồi với giọng trầm tĩnh của một người đã từng kinh qua nhiều biến cố và thử thách, nhà sử học già nói rằng việc tham gia phong trào phản đối chiến tranh là một sự may mắn đầy ý nghĩa của đời ông.
David kể: Vào tháng 3/1963 khi một nhà sư tự thiêu trên đường phố Sài Gòn, tôi mới 21 tuổi. Lúc đó, tôi không biết tên của vị sư đó là Thích Quảng Đức và trước đó chưa từng bao giờ nghe nói về Việt Nam. Khi ấy, nếu nhà tiên tri nào nói với tôi rằng hàng trăm ngàn quân Mỹ sẽ sớm chiến đấu tại Đông Nam Á và hàng ngày, hàng triệu người yêu nước sẽ nghĩ, bàn luận về Việt Nam thì tôi sẽ cho họ là mất trí.
Lần đầu tiên tôi tham gia vào phong trào chống chiến tranh vào mùa xuân năm 1965. Chúng tôi tụ tập tại Quảng trường Boston, tại đó, nhân danh "yêu nước" có những người đã ném đá và quả thối cùng những lời tục tĩu vào chúng tôi.
Tôi và nhiều người khác cùng tham gia biểu tình ngày đó chẳng biết gì về lịch sử và xã hội Việt Nam. Và chúng tôi chống lại chiến tranh chỉ vì Việt Nam ở tận nơi nào đó rất xa và dường như chẳng có gì liên quan tới nước Mỹ.
Tôi bắt đầu không tin rằng những người cố đòi Tổng thống Lyndon Johnson "phải biết ông ta đang làm gì" đạt được điều họ mong muốn. Nhưng trong sâu thẳm, tôi hy vọng là tổng thống sẽ nhận ra và quyết định chống lại việc leo thang chiến tranh.
Cha mẹ tôi và các thành viên khác trong gia đình tôi rất tích cực trong phong trào cánh tả những năm 1930 và phong trào chống hạt nhân và vì quyền dân sự đã tác động tới suy nghĩ của tôi.
Vào thời điểm cuộc chiến Tết Mậu Thân, tình hình thay đổi cơ bản và tôi cũng theo tình hình đó. Phong trào phản đối chiến tranh là một loại trường học, là nơi để học về Việt Nam và chính sách đối ngoại của Mỹ; về vai trò của những người Mỹ chính gốc và những người Mỹ gốc Phi và người lao động trong lịch sử nước Mỹ; về các cuộc đấu tranh của phụ nữ.
Như thể tất cả những giả định đều bị nghi vấn, với sách báo truyền từ tay người này sang người khác và bắt đầu có cách nhìn nhận thế giới trái ngược.
Các đám đông lên tới 100.000 người tại Quảng trường Boston và khoảng 1 triệu người tại Washington đã phản đối chống lại chiến tranh. Tôi không bao giờ quên được cảm giác đi tuần hành, 15 người một hàng, tay trong tay, hô vang "Hồ, Hồ, Hồ Chí Minh, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam chiến thắng."
Tính thuyết phục và những yêu cầu rõ ràng được ủng hộ bởi số những cuộc biểu tình ngày càng tăng buộc các nhà xây dựng chính sách phải suy nghĩ. Chúng tôi sống trong một xã hội dân chủ trên danh nghĩa, như trước đây chưa từng bao giờ và từ đó đến nay chưa từng bao giờ tôi cảm thấy tin tưởng đến mức người dân bình thường có thể có một ảnh hưởng nào đó để làm thay đổi chính sách của chính phủ Mỹ.
Vào năm 1969 tôi bắt đầu dạy học tại trường Đại học Massachusetts Boston, với nhiều sinh viên, kể cả hàng trăm cựu chiến binh, rũ bỏ Việt Nam khỏi cánh tay áo của họ, tất cả mang vào lớp học một luồng sinh lực lớn. Tất cả họ đã đưa trường đại học vào các cuộc đình công chống chiến tranh vào mùa xuân năm 1970 và 1972, đóng cửa hàng trăm trường học trên toàn nước Mỹ.
Tôi vẫn còn nhớ nhiều sinh viên đã mời tôi đến phòng ở của họ, một phòng nhỏ trải thảm với nhiều sách chính trị để khắp nơi trong phòng và một bức mô phỏng cờ của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, nền xanh, đỏ và ngôi sao vàng, treo ở một bức tường.
Một sự kết nối được thành lập giữa những người chiến sĩ giải phóng Việt Nam với tầng lớp thanh niên giai cấp công nhân được giác ngộ chính trị ở nửa bên kia của trái đất. Cuộc chiến tranh đã mở ra sự đồng thuận tư tưởng bao trùm cả nước Mỹ và mở mang đầu óc tới cách nghĩ mới hơn về thế giới.
Vào ngày 1/5/1975, chúng tôi kỷ niệm ngày chiến thắng của nhân dân Việt Nam chống lại chủ nghĩa đế quốc Mỹ với niềm tin rằng tương lai sẽ tươi sáng đối với Việt Nam và đối với cánh tả tại nước Mỹ.
Có lúc, tôi và những người bạn cùng chí hướng trong phong trào phản chiến nhận thấy sự hạn chế của chúng tôi và đau khổ với sự bất lực không thể chấm dứt chiến tranh.
Nhưng tôi vẫn tự cho rằng mình may mắn đã được sống vào thời điểm người dân Việt Nam đứng lên và bày tỏ những gì con người có thể đạt được thậm chí trong việc chống lại những thế lực xấu xa mạnh mẽ nhất. Những người bạn mà tôi đã có vào thời đó hiện nay vẫn là bạn của tôi.
Những ước mơ của những năm 60 hiện vẫn là một kỷ niệm vì tất cả những điều đó mà tôi có là cuộc sống như bây giờ tại Boston cùng với người vợ yêu quý sinh ra tại Hà Nội và cô con gái nói tiếng Việt hoàn hảo, trân trọng hai gia đình, hai tổ quốc Việt Nam và Mỹ. Con gái tôi cho tôi hy vọng rằng một lúc nào đó cái đẹp sẽ vượt lên khủng bố và chiến tranh./.
Kim Yến/Washington (Vietnam+)