Chính quyền của Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy vừa công bố ngân sách năm 2012, trong đó có kế hoạch cắt giảm chi tiêu, cam kết cân bằng tài chính công trong bối cảnh nước này đang phải đối mặt với sự tăng trưởng kinh tế trì trệ, thâm hụt ngân sách tăng, trong khi cuộc khủng hoảng nợ công khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone) chưa được giải quyết.
Theo ngân sách này, thâm hụt công của Pháp sẽ tăng lên 5,7% GDP trong năm nay, trước khi giảm xuống 4,5% năm 2012, xuống mức giới hạn 3,0% của Liên minh châu Âu (EU) vào năm 2013 và chỉ còn 2,0% GDP năm 2014. Lần đầu tiên, Chính phủ Pháp cũng cam đoan sẽ đưa mức thâm hụt công xuống 1,0% vào năm 2015.
Tuy nhiên, tổng nợ lũy kế của Pháp sẽ cao hơn mức dự đoán trước đó, phần lớn là do nước này tham gia quỹ giải cứu để cứu các nước Eurozone như Hy Lạp, Bồ Đào Nha và Ireland. Theo đó, mức nợ công - ước tính lên tới 1,64 nghìn tỷ euro (1 euro = 1,35 USD) vào cuối tháng 3 - đã được dự đoán tăng lên mức 85,5% GDP trong năm nay sẽ lên tới 87,4% năm 2012, cao hơn 0,5 điểm phần trăm so với dự báo trước đó. Con số này sẽ giảm xuống 87,3% GDP vào năm 2013 trước khi giảm xuống 86,2% năm 2014 và 84,1% năm 2015, song vẫn cao hơn nhiều mức trần 60% GDP của EU.
Ngân sách trên dự báo khoản tiền trả lãi nợ công sẽ khoảng 48,8 tỷ euro (66,5 tỷ USD) năm 2012, giảm so với mức dự báo 50 tỷ euro mà Chính phủ đưa ra hồi tháng 7. Nguồn thu từ thuế dự kiến sẽ tăng lên 44,5% GDP vào năm tới so với mức 43,2% trong ngân sách năm ngoái và đạt mức kỷ lục 45,5% GDP vào năm 2015, cao hơn mức khi Tổng thống Sarkozy nắm quyền năm 2007.
Ngày 24/8, Thủ tướng Pháp Francois Fillon đã công bố gói cắt giảm thâm hụt trị giá 12 tỷ euro gồm tăng thuế đối với người giàu và chấm dứt những kẽ hở về thuế, với hy vọng giữ được mức xếp hạng tín dụng vàng AAA.
Ông cũng điều chỉnh giảm dự báo tăng trưởng năm 2011 và năm 2012 xuống 1,75%, mặc dù nhiều chuyên gia cho rằng con số này vẫn quá lạc quan. Trong khi đó, số liệu do Văn phòng Thống kê quốc gia Pháp công bố ngày 28/9 cho thấy kinh tế Pháp trì trệ trong quý 2 vừa qua với mức tăng trưởng 0%./.
Theo ngân sách này, thâm hụt công của Pháp sẽ tăng lên 5,7% GDP trong năm nay, trước khi giảm xuống 4,5% năm 2012, xuống mức giới hạn 3,0% của Liên minh châu Âu (EU) vào năm 2013 và chỉ còn 2,0% GDP năm 2014. Lần đầu tiên, Chính phủ Pháp cũng cam đoan sẽ đưa mức thâm hụt công xuống 1,0% vào năm 2015.
Tuy nhiên, tổng nợ lũy kế của Pháp sẽ cao hơn mức dự đoán trước đó, phần lớn là do nước này tham gia quỹ giải cứu để cứu các nước Eurozone như Hy Lạp, Bồ Đào Nha và Ireland. Theo đó, mức nợ công - ước tính lên tới 1,64 nghìn tỷ euro (1 euro = 1,35 USD) vào cuối tháng 3 - đã được dự đoán tăng lên mức 85,5% GDP trong năm nay sẽ lên tới 87,4% năm 2012, cao hơn 0,5 điểm phần trăm so với dự báo trước đó. Con số này sẽ giảm xuống 87,3% GDP vào năm 2013 trước khi giảm xuống 86,2% năm 2014 và 84,1% năm 2015, song vẫn cao hơn nhiều mức trần 60% GDP của EU.
Ngân sách trên dự báo khoản tiền trả lãi nợ công sẽ khoảng 48,8 tỷ euro (66,5 tỷ USD) năm 2012, giảm so với mức dự báo 50 tỷ euro mà Chính phủ đưa ra hồi tháng 7. Nguồn thu từ thuế dự kiến sẽ tăng lên 44,5% GDP vào năm tới so với mức 43,2% trong ngân sách năm ngoái và đạt mức kỷ lục 45,5% GDP vào năm 2015, cao hơn mức khi Tổng thống Sarkozy nắm quyền năm 2007.
Ngày 24/8, Thủ tướng Pháp Francois Fillon đã công bố gói cắt giảm thâm hụt trị giá 12 tỷ euro gồm tăng thuế đối với người giàu và chấm dứt những kẽ hở về thuế, với hy vọng giữ được mức xếp hạng tín dụng vàng AAA.
Ông cũng điều chỉnh giảm dự báo tăng trưởng năm 2011 và năm 2012 xuống 1,75%, mặc dù nhiều chuyên gia cho rằng con số này vẫn quá lạc quan. Trong khi đó, số liệu do Văn phòng Thống kê quốc gia Pháp công bố ngày 28/9 cho thấy kinh tế Pháp trì trệ trong quý 2 vừa qua với mức tăng trưởng 0%./.
Hải Yến (TTXVN/Vietnam+)