Sự kiện Ủy ban châu Âu (EC) cảnh báo nền kinh tế Pháp có thể rơi vào khủng hoảng đã đặt ra cho tân Tổng thống Francois Hollande - mới nhậm chức được nửa tháng, một nhiệm vụ thực sự nan giải. Đó là làm sao ông có thể thực hiện những cam kết đưa ra khi vận động tranh cử trong hoàn cảnh kinh tế đất nước đang ngày càng khó khăn.
Báo cáo của EC công bố ngày 30/5 cảnh báo mục tiêu giảm bớt thâm hụt ngân sách ở mức 3% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) từ nay đến năm 2013 là một trong những thử thách lớn của Chính phủ Pháp, và nước này cần phải nỗ lực nhiều hơn nữa để đạt được mục tiêu đó.
Theo EC, Chính phủ Pháp phải ngay lập tức tiến hành tái cấu trúc nền kinh tế, nếu không muốn bị chìm trong cuộc khủng hoảng đang tàn phá Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) hai năm rưỡi qua. EC cho rằng Chính phủ Pháp cần chú ý tập trung ổn định vấn đề ngân sách, cải cách hệ thống lương hưu, giảm tỷ lệ thất nghiệp, chú trọng lĩnh vực xuất khẩu,... cũng như dành ưu tiên cho tăng trưởng kinh tế trong thời gian tới.
Những cảnh báo trên đã trở thành chủ đề chính chiếm hầu hết các trang báo Pháp ra ngày 31/5, với những từ “thâm hụt ngân sách," “khắc khổ” được lặp đi lặp lại với tần số cao. Nhật báo kinh tế Les Echos chạy tựa trang nhất “Thâm hụt, cải cách: Brussels cảnh báo ông Hollande.” Tương tự, tờ Le Monde đưa ra “Những bài học khắc khổ của Brussels cho nước Pháp.” Còn tờ Libération khẳng định “Sức cạnh tranh: Brussels quở trách Pháp.”
Nhật báo Libération nhận định, nước Pháp giờ đây đang là một trong những mắt xích yếu của Eurozone, và chẳng bao lâu nữa cũng sẽ rơi vào vòng xoáy như Italia và Tây Ban Nha. Kiềm chế được thâm hụt chi tiêu hiện nay là thách thức lớn đối với nền kinh tế lớn thứ hai Eurozone này, trong bối cảnh EC đánh giá mức tăng trưởng kinh tế của Pháp năm 2012 sẽ không vượt qua được con số 0,5%.
Ngoài ra, EC cho rằng Pháp cần phải khẩn trương cải thiện thị trường lao động, khi tỉ lệ thất nghiệp sẽ vượt quá 10% trong năm 2012 và 2013. EC lo ngại nạn thất nghiệp tại Pháp sẽ có tác động lâu dài về nguồn nhân lực, và cho rằng tình trạng không có việc làm của giới trẻ là rất đáng báo động. Một thử thách chính khác là xuất khẩu của Pháp sụt giảm, không chỉ vì giá cả, mà còn vì tính cạnh tranh không cao.
EC nhấn mạnh: “Việc cán cân thương mại của Pháp bị thâm hụt kéo dài từ năm 2004 cho thấy tính cạnh tranh của nền kinh tế Pháp đang sa sút, nhất là khi so sánh với một số đối tác châu Âu khác.” Năm 2011 thâm hụt thương mại của Pháp đã lên đến mức kỷ lục là trên 70 tỉ euro./.
Báo cáo của EC công bố ngày 30/5 cảnh báo mục tiêu giảm bớt thâm hụt ngân sách ở mức 3% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) từ nay đến năm 2013 là một trong những thử thách lớn của Chính phủ Pháp, và nước này cần phải nỗ lực nhiều hơn nữa để đạt được mục tiêu đó.
Theo EC, Chính phủ Pháp phải ngay lập tức tiến hành tái cấu trúc nền kinh tế, nếu không muốn bị chìm trong cuộc khủng hoảng đang tàn phá Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) hai năm rưỡi qua. EC cho rằng Chính phủ Pháp cần chú ý tập trung ổn định vấn đề ngân sách, cải cách hệ thống lương hưu, giảm tỷ lệ thất nghiệp, chú trọng lĩnh vực xuất khẩu,... cũng như dành ưu tiên cho tăng trưởng kinh tế trong thời gian tới.
Những cảnh báo trên đã trở thành chủ đề chính chiếm hầu hết các trang báo Pháp ra ngày 31/5, với những từ “thâm hụt ngân sách," “khắc khổ” được lặp đi lặp lại với tần số cao. Nhật báo kinh tế Les Echos chạy tựa trang nhất “Thâm hụt, cải cách: Brussels cảnh báo ông Hollande.” Tương tự, tờ Le Monde đưa ra “Những bài học khắc khổ của Brussels cho nước Pháp.” Còn tờ Libération khẳng định “Sức cạnh tranh: Brussels quở trách Pháp.”
Nhật báo Libération nhận định, nước Pháp giờ đây đang là một trong những mắt xích yếu của Eurozone, và chẳng bao lâu nữa cũng sẽ rơi vào vòng xoáy như Italia và Tây Ban Nha. Kiềm chế được thâm hụt chi tiêu hiện nay là thách thức lớn đối với nền kinh tế lớn thứ hai Eurozone này, trong bối cảnh EC đánh giá mức tăng trưởng kinh tế của Pháp năm 2012 sẽ không vượt qua được con số 0,5%.
Ngoài ra, EC cho rằng Pháp cần phải khẩn trương cải thiện thị trường lao động, khi tỉ lệ thất nghiệp sẽ vượt quá 10% trong năm 2012 và 2013. EC lo ngại nạn thất nghiệp tại Pháp sẽ có tác động lâu dài về nguồn nhân lực, và cho rằng tình trạng không có việc làm của giới trẻ là rất đáng báo động. Một thử thách chính khác là xuất khẩu của Pháp sụt giảm, không chỉ vì giá cả, mà còn vì tính cạnh tranh không cao.
EC nhấn mạnh: “Việc cán cân thương mại của Pháp bị thâm hụt kéo dài từ năm 2004 cho thấy tính cạnh tranh của nền kinh tế Pháp đang sa sút, nhất là khi so sánh với một số đối tác châu Âu khác.” Năm 2011 thâm hụt thương mại của Pháp đã lên đến mức kỷ lục là trên 70 tỉ euro./.
(TTXVN)