Ngày 29/8, Chính phủ Pháp cam kết hợp tác chặt chẽ với Đức để giải quyết các vấn đề trong Liên minh châu Âu (EU), xua tan những đồn đoán rằng Paris đứng về phía một số nước Nam Âu phản đối những biện pháp "thắt lưng buộc bụng" mà nhiều quốc gia trong EU đang phải thực hiện để kiểm soát nợ công.
Phát biểu tại Hội nghị hàng năm của Văn phòng Doanh nghiệp Pháp Medef, Thủ tướng Jean-Marc Ayrault cho biết Paris quyết tâm cùng Berlin thúc đẩy các biện pháp quản trị kinh tế chặt chẽ hơn ở châu Âu nhằm giải quyết vấn đề nợ công.
Theo ông Ayrault, "cặp đôi" Pháp-Đức hiện giữ vai trò quan trọng hơn bao giờ hết trong giai đoạn tiếp theo của quá trình xây dựng châu Âu. Tuy nhiên, do muốn thúc đẩy liên minh kinh tế chặt chẽ, Pháp và Đức sẽ không bác bỏ quan điểm của các nước thành viên khác trong EU, kêu gọi Italy giữ vai trò chủ đạo trong tiến trình này.
Người đứng đầu chính phủ Pháp nhấn mạnh, hội nhập trong tình đoàn kết có nghĩa là trong thời gian trước mắt EU phải làm mọi việc cần thiết để giữ Hy Lạp ở lại Khu vực đồng euro, tăng cường các cơ chế nhằm đảm bảo sự ổn định cho các nước Nam Âu.
Trong bối cảnh hiện nay, EU phải nhanh chóng thúc đẩy liên minh ngân hàng, hàm ý kế hoạch thiết lập cơ quan giám sát ngân hàng chung của EU. Ông Ayrault cũng cho biết ưu tiên hàng đầu của chính phủ Pháp là khôi phục sự ổn định ở châu Âu và điều này đồng nghĩa với việc Pháp phải kiên quyết bám sát mục tiêu đưa thâm hụt ngân sách nhà nước xuống dưới mức trần mà EU đặt ra. Ông cũng khẳng định Pháp sẽ tiếp tục hỗ trợ các nước Nam Âu.
Một số thành viên cấp cao trong Nội các Pháp chia sẻ lập trường với ông Ayrault về quan hệ với Đức. Ngoại trưởng Laurent Fabius cho rằng "trục" Pháp-Đức có ý nghĩa quyết định đối với EU. Bộ trưởng Tài chính Pierre Moscovici khẳng định quan hệ Pháp-Đức đang tiến triển tốt đẹp, nhấn mạnh việc Pháp và Đức vừa thành lập Nhóm làm việc song phương để tìm kiếm lập trường chung về các vấn đề trong Khu vực đồng euro cũng như năng lực cạnh tranh của khu vực này.
Ông Moscovici cho biết Pháp và Đức sẵn sàng thúc đẩy sự hội nhập trong EU với điều kiện mỗi bước đi đều phải tính đến yếu tố đoàn kết. Đó chính là lý do khiến hai nước không từ bỏ ý tưởng chia sẻ gánh nặng nợ công với các nước thành viên khác.
Giới chức Đức tỏ ý hài lòng với việc Paris sẵn sàng hợp tác với Berlin nhằm giải quyết mọi vấn đề trong EU, bao gồm cuộc khủng hoảng nợ công. Quản trị kinh tế chặt chẽ hơn ở châu Âu nhằm giải quyết vấn đề nợ công là đường hướng mà Đức kiên quyết theo đuổi, nhưng lại gây chia rẽ trong đảng Xã hội cầm quyền ở Pháp.
Tổng thống Pháp Francois Hollande từng bày tỏ thái độ cảm thông với những nước có mức nợ công cao như Italy và Tây Ban Nha khi những nước này phải thực hiện nhiều biện pháp khắc khổ. Lập trường của ông Hollande làm dấy lên những quan ngại rằng Pháp không phối hợp chặt chẽ với Đức để giải quyết các vấn đề trong EU.
Theo phóng viên TTXVN tại Italy, sau cuộc gặp ngày 29/8 với Thủ tướng nước này Mario Monti ở Berlin, Thủ tướng nước chủ nhà Angela Merkel đã ca ngợi các cải cách của Italy, cho rằng những biện pháp này sẽ sớm đưa nền kinh tế đất nước "hình chiếc ủng" có được diện mạo tốt hơn.
Bà nhấn mạnh những nỗ lực cải cách "đầy ấn tượng" của Italy sẽ đem lại kết quả và các nước EU khác cần tiếp tục cùng nhau đi theo con đường này. Về phần mình, Thủ tướng Monti khẳng định các thị trường đã thừa nhận thành công của Italy, bằng chứng là đợt phát hành trái phiếu kỳ hạn sáu tháng mới đây đã giúp Rome thu về 9 tỷ euro(11,3 tỷ USD) với mức lãi suất khá thấp.
Tuy nhiên, hai nhà lãnh đạo bất đồng về đề xuất cho phép quỹ cứu trợ mang tên Cơ chế ổn định châu Âu (ESM) vay tiền trực tiếp từ Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB).
Italy đang phải vật lộn để giảm khoản nợ công khổng lồ thông qua các biện pháp "thắt lưng buộc bụng" và tăng thuế cũng như đặt nền móng để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong tương lai thông qua một chương trình cải cách./.
Phát biểu tại Hội nghị hàng năm của Văn phòng Doanh nghiệp Pháp Medef, Thủ tướng Jean-Marc Ayrault cho biết Paris quyết tâm cùng Berlin thúc đẩy các biện pháp quản trị kinh tế chặt chẽ hơn ở châu Âu nhằm giải quyết vấn đề nợ công.
Theo ông Ayrault, "cặp đôi" Pháp-Đức hiện giữ vai trò quan trọng hơn bao giờ hết trong giai đoạn tiếp theo của quá trình xây dựng châu Âu. Tuy nhiên, do muốn thúc đẩy liên minh kinh tế chặt chẽ, Pháp và Đức sẽ không bác bỏ quan điểm của các nước thành viên khác trong EU, kêu gọi Italy giữ vai trò chủ đạo trong tiến trình này.
Người đứng đầu chính phủ Pháp nhấn mạnh, hội nhập trong tình đoàn kết có nghĩa là trong thời gian trước mắt EU phải làm mọi việc cần thiết để giữ Hy Lạp ở lại Khu vực đồng euro, tăng cường các cơ chế nhằm đảm bảo sự ổn định cho các nước Nam Âu.
Trong bối cảnh hiện nay, EU phải nhanh chóng thúc đẩy liên minh ngân hàng, hàm ý kế hoạch thiết lập cơ quan giám sát ngân hàng chung của EU. Ông Ayrault cũng cho biết ưu tiên hàng đầu của chính phủ Pháp là khôi phục sự ổn định ở châu Âu và điều này đồng nghĩa với việc Pháp phải kiên quyết bám sát mục tiêu đưa thâm hụt ngân sách nhà nước xuống dưới mức trần mà EU đặt ra. Ông cũng khẳng định Pháp sẽ tiếp tục hỗ trợ các nước Nam Âu.
Một số thành viên cấp cao trong Nội các Pháp chia sẻ lập trường với ông Ayrault về quan hệ với Đức. Ngoại trưởng Laurent Fabius cho rằng "trục" Pháp-Đức có ý nghĩa quyết định đối với EU. Bộ trưởng Tài chính Pierre Moscovici khẳng định quan hệ Pháp-Đức đang tiến triển tốt đẹp, nhấn mạnh việc Pháp và Đức vừa thành lập Nhóm làm việc song phương để tìm kiếm lập trường chung về các vấn đề trong Khu vực đồng euro cũng như năng lực cạnh tranh của khu vực này.
Ông Moscovici cho biết Pháp và Đức sẵn sàng thúc đẩy sự hội nhập trong EU với điều kiện mỗi bước đi đều phải tính đến yếu tố đoàn kết. Đó chính là lý do khiến hai nước không từ bỏ ý tưởng chia sẻ gánh nặng nợ công với các nước thành viên khác.
Giới chức Đức tỏ ý hài lòng với việc Paris sẵn sàng hợp tác với Berlin nhằm giải quyết mọi vấn đề trong EU, bao gồm cuộc khủng hoảng nợ công. Quản trị kinh tế chặt chẽ hơn ở châu Âu nhằm giải quyết vấn đề nợ công là đường hướng mà Đức kiên quyết theo đuổi, nhưng lại gây chia rẽ trong đảng Xã hội cầm quyền ở Pháp.
Tổng thống Pháp Francois Hollande từng bày tỏ thái độ cảm thông với những nước có mức nợ công cao như Italy và Tây Ban Nha khi những nước này phải thực hiện nhiều biện pháp khắc khổ. Lập trường của ông Hollande làm dấy lên những quan ngại rằng Pháp không phối hợp chặt chẽ với Đức để giải quyết các vấn đề trong EU.
Theo phóng viên TTXVN tại Italy, sau cuộc gặp ngày 29/8 với Thủ tướng nước này Mario Monti ở Berlin, Thủ tướng nước chủ nhà Angela Merkel đã ca ngợi các cải cách của Italy, cho rằng những biện pháp này sẽ sớm đưa nền kinh tế đất nước "hình chiếc ủng" có được diện mạo tốt hơn.
Bà nhấn mạnh những nỗ lực cải cách "đầy ấn tượng" của Italy sẽ đem lại kết quả và các nước EU khác cần tiếp tục cùng nhau đi theo con đường này. Về phần mình, Thủ tướng Monti khẳng định các thị trường đã thừa nhận thành công của Italy, bằng chứng là đợt phát hành trái phiếu kỳ hạn sáu tháng mới đây đã giúp Rome thu về 9 tỷ euro(11,3 tỷ USD) với mức lãi suất khá thấp.
Tuy nhiên, hai nhà lãnh đạo bất đồng về đề xuất cho phép quỹ cứu trợ mang tên Cơ chế ổn định châu Âu (ESM) vay tiền trực tiếp từ Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB).
Italy đang phải vật lộn để giảm khoản nợ công khổng lồ thông qua các biện pháp "thắt lưng buộc bụng" và tăng thuế cũng như đặt nền móng để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong tương lai thông qua một chương trình cải cách./.
(TTXVN)