Ngày 31/5, chính phủ mới của đảng Xã hội Pháp đã phản đối trả khoản tiền 400.000 euro (496.000 USD) cho cựu Giám đốc điều hành hãng hàng không Air France-KLM, Pierre-Henri Gourgeon, và hối thúc ông này hoàn lại tiền.
Động thái này diễn ra khi chính quyền của tân Tổng thống Francois Hollande đang muốn hạn chế các khoản lương thưởng cho giới lãnh đạo các công ty mà chính phủ có cổ phần.
Bộ trưởng tài chính Pierre Moscovici nói chính quyền Pháp, hiện đang nắm 15,8% cổ phần trong hãng hàng không thua lỗ này, sẽ lên tiếng phản đối khoản tiền nói trên tại hội nghị cổ đông.
Moscovici nói trên đài phát thanh France Inter: “Đại diện nhà nước sẽ bỏ phiếu chống (khoản tiền bồi thường) và tôi hy vọng các cổ động khác cũng sẽ làm theo. Đạo đức chỉ ra rằng bản thân ông Pierre-Henri Gourgeon phải trả lại khoản tiền này.”
Trước đó, Giám đốc điều hành đương nhiệm của Air France, Jean-Cyril Spinetta, nói khoản tiền bồi thường nhiều khả năng sẽ bị từ chối, nhưng ông Gourgeon không có nghĩa vụ bắt buộc phải trả lại.
Ông Spinetta nói: “Do lập trường của cổ đông nhà nước, nhiều khả năng khoản tiền sẽ bị từ chối.”
Gourgeon được bổ nhiệm làm Giám đốc điều hành Air France vào tháng 1/2009 nhưng từ chức vào tháng 10 do thua lỗ ngày càng tăng.
Air France-KLM thông báo thua lỗ 809 triệu euro vào năm 2011, so với mức lợi nhuận 289 triệu euro năm 2010.
Khoản tiền bồi thường 400.000 euro cho Gourgeon là một phần của gói thỏa thuận trả tổng cộng 1,4 triệu euro dàn xếp giữa hai bên sau khi ông nộp đơn từ chức.
Spinetta nói điều khoản bồi thường, đổi lấy việc ông Gourgeon không nhận cương vị nào ở một công ty đối địch trong vòng ba năm, “không được quyết định một cách hợp lý, có lý do thích đang và để bảo vệ công ty.”
Cổ đông Gerard Cathelin cho rằng ông Gourgeon nên trả lại khoản tiền nếu ông còn muốn “tự nhìn mặt mình trong gương.” Nếu không, “ông ấy sẽ sống cả phần đời còn lại bị ám ảnh bởi cuộc tranh cãi này.”
Ông Hollande đã thề sẽ hạn chế các khoản lương thưởng cho những giám đốc doanh nghiệp ở mức không hơn 20 lần so với lương tối thiểu tại những công ty mà nhà nước là cổ đông đa số và khuyến khích các cổ đông khác cũng thiết lập hạn chế tương tự ở những công ty nhà nước không phải là cổ đông đa số./.
Động thái này diễn ra khi chính quyền của tân Tổng thống Francois Hollande đang muốn hạn chế các khoản lương thưởng cho giới lãnh đạo các công ty mà chính phủ có cổ phần.
Bộ trưởng tài chính Pierre Moscovici nói chính quyền Pháp, hiện đang nắm 15,8% cổ phần trong hãng hàng không thua lỗ này, sẽ lên tiếng phản đối khoản tiền nói trên tại hội nghị cổ đông.
Moscovici nói trên đài phát thanh France Inter: “Đại diện nhà nước sẽ bỏ phiếu chống (khoản tiền bồi thường) và tôi hy vọng các cổ động khác cũng sẽ làm theo. Đạo đức chỉ ra rằng bản thân ông Pierre-Henri Gourgeon phải trả lại khoản tiền này.”
Trước đó, Giám đốc điều hành đương nhiệm của Air France, Jean-Cyril Spinetta, nói khoản tiền bồi thường nhiều khả năng sẽ bị từ chối, nhưng ông Gourgeon không có nghĩa vụ bắt buộc phải trả lại.
Ông Spinetta nói: “Do lập trường của cổ đông nhà nước, nhiều khả năng khoản tiền sẽ bị từ chối.”
Gourgeon được bổ nhiệm làm Giám đốc điều hành Air France vào tháng 1/2009 nhưng từ chức vào tháng 10 do thua lỗ ngày càng tăng.
Air France-KLM thông báo thua lỗ 809 triệu euro vào năm 2011, so với mức lợi nhuận 289 triệu euro năm 2010.
Khoản tiền bồi thường 400.000 euro cho Gourgeon là một phần của gói thỏa thuận trả tổng cộng 1,4 triệu euro dàn xếp giữa hai bên sau khi ông nộp đơn từ chức.
Spinetta nói điều khoản bồi thường, đổi lấy việc ông Gourgeon không nhận cương vị nào ở một công ty đối địch trong vòng ba năm, “không được quyết định một cách hợp lý, có lý do thích đang và để bảo vệ công ty.”
Cổ đông Gerard Cathelin cho rằng ông Gourgeon nên trả lại khoản tiền nếu ông còn muốn “tự nhìn mặt mình trong gương.” Nếu không, “ông ấy sẽ sống cả phần đời còn lại bị ám ảnh bởi cuộc tranh cãi này.”
Ông Hollande đã thề sẽ hạn chế các khoản lương thưởng cho những giám đốc doanh nghiệp ở mức không hơn 20 lần so với lương tối thiểu tại những công ty mà nhà nước là cổ đông đa số và khuyến khích các cổ đông khác cũng thiết lập hạn chế tương tự ở những công ty nhà nước không phải là cổ đông đa số./.
Trần Trọng (Vietnam+)