Chính phủ Pháp sẽ tài trợ 25 triệu euro để Việt Nam bổ sung kinh phí xây dựng năm trường dạy nghề trong cả nước.
Nội dung thỏa ước tài trợ cho dự án này vừa được Bộ trưởng Bộ Tài chính Việt Nam Vương Đình Huệ và Bộ trưởng Bộ Lao động, Việc làm, Đào tạo nghề và Đối thoại Xã hội Pháp Michel Sapin, Giám đốc văn phòng Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) Jean-Marc Gravellini ký kết tại Hà Nội chiều nay (26/10).
Đây là một phần trong dự án phát triển đào tạo nghề trong nước với tổng chi phí là 29 triệu euro, trong đó AFD tài trợ 25 triệu euro và 4 triệu euro là vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam.
Theo kế hoạch, trong số 25 triệu euro AFD tài trợ, 24,5 triệu euro sẽ là khoản vay nhằm hỗ trợ cho thiết bị và kỹ thuật ngắn hạn; 0,5 triệu euro còn lại là số tiền viện trợ không hoàn lại giúp huy động tư vấn hỗ trợ kỹ thuật dài hạn.
Dự án sẽ chủ yếu tài trợ cho năm trường dạy nghề, trong đó hai trường dự kiến sẽ trở thành các trường chất lượng cao theo tiêu chuẩn quốc tế là trường Cao đẳng kỹ thuật công nghệ Lilama 2 (Đồng Nai) và trường cao đằng nghề cơ khí nông nghiệp (Vĩnh Phúc).
Ba trường dạy nghề khác là trường Cao đẳng nghề cơ điện xây dựng Việt Xô (Tam Điệp), trường Cao đẳng kỹ thuật công nghệ Dung Quất và Trường dạy nghề Nghi Sơn.
Theo kế hoạch, chương trình sẽ có các nghề được hỗ trợ phát triển như hàn, viễn thông, công nghệ ôtô, điện công nghiệp, cắt gọt kim loại và cho phép đào tạo hơn 3.000 người/năm./.
Nội dung thỏa ước tài trợ cho dự án này vừa được Bộ trưởng Bộ Tài chính Việt Nam Vương Đình Huệ và Bộ trưởng Bộ Lao động, Việc làm, Đào tạo nghề và Đối thoại Xã hội Pháp Michel Sapin, Giám đốc văn phòng Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) Jean-Marc Gravellini ký kết tại Hà Nội chiều nay (26/10).
Đây là một phần trong dự án phát triển đào tạo nghề trong nước với tổng chi phí là 29 triệu euro, trong đó AFD tài trợ 25 triệu euro và 4 triệu euro là vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam.
Theo kế hoạch, trong số 25 triệu euro AFD tài trợ, 24,5 triệu euro sẽ là khoản vay nhằm hỗ trợ cho thiết bị và kỹ thuật ngắn hạn; 0,5 triệu euro còn lại là số tiền viện trợ không hoàn lại giúp huy động tư vấn hỗ trợ kỹ thuật dài hạn.
Dự án sẽ chủ yếu tài trợ cho năm trường dạy nghề, trong đó hai trường dự kiến sẽ trở thành các trường chất lượng cao theo tiêu chuẩn quốc tế là trường Cao đẳng kỹ thuật công nghệ Lilama 2 (Đồng Nai) và trường cao đằng nghề cơ khí nông nghiệp (Vĩnh Phúc).
Ba trường dạy nghề khác là trường Cao đẳng nghề cơ điện xây dựng Việt Xô (Tam Điệp), trường Cao đẳng kỹ thuật công nghệ Dung Quất và Trường dạy nghề Nghi Sơn.
Theo kế hoạch, chương trình sẽ có các nghề được hỗ trợ phát triển như hàn, viễn thông, công nghệ ôtô, điện công nghiệp, cắt gọt kim loại và cho phép đào tạo hơn 3.000 người/năm./.
Xuân Dũng (Vietnam+)