Sáng 24/4, Tuần lễ tiêm chủng ở Việt Nam đã được Bộ Y tế, Viện Vệ sinh Dịch tễ trung ương tổ chức lễ phát động tại thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.
Tuần lễ tiêm chủng lần đầu tiên tổ chức ở Việt Nam nhằm hưởng ứng “Tuần lễ tiêm chủng” do Tổ chức Y tế thế giới khu vực Tây Thái Bình Dương phát động, sẽ diễn ra trên toàn quốc từ ngày 25-30/4.
Tại buổi lễ, phó giáo sư, tiến sỹ Nguyễn Trần Hiển cho biết mục tiêu của Tuần lễ tiêm chủng nhằm nâng cao nhận thức của người dân về tầm quan trọng của việc tiêm chủng và mở rộng độ bao phủ của việc tiêm chủng; tăng cường các cố gắng dự phòng cho trẻ em khỏi mắc những bệnh có thể dự phòng được bằng vắcxin ngay từ những ngày đầu tiên của cuộc đời.
Vắcxin là một công cụ rất hiệu quả trong dự phòng các bệnh nhiễm trùng. Hiện nay, đã có hơn 30 bệnh nhiễm trùng có thể dự phòng được bằng vắcxin.
Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Trịnh Quân Huấn, chương trình tiêm chủng mở rộng được cộng đồng quốc tế đánh giá là một trong những chương trình chăm sóc sức khỏe thiết thực, hiệu quả nhất.
Ở Việt Nam, chương trình được triển khai trên toàn quốc từ năm 1985 và đã đạt được nhiều kết quả đáng kể. Trong những năm qua, nhờ triển khai thành công chương trình tiêm chủng mở rộng và các chương trình y tế khác, Việt Nam đã giảm đáng kể tỷ lệ tử vong ở trẻ em dưới 5 tuổi, từ 56 phần nghìn năm 1990 xuống còn 17 phần nghìn năm 2007 và đạt được mục tiêu thứ tư của thiên niên kỷ trước thời hạn 8 năm.
Đánh giá về những thành tựu trong tiêm chủng của Việt Nam, ông Kohei Toda – chuyên gia của Tổ chức Y Tế thế giới tại Việt Nam nhận xét Việt Nam là một trong những nước thực hiện tốt chương trình tiêm chủng trong khu vực Đông Nam Á từ năm 1981.
Hiện nay Việt Nam có 11 loại vắcxin được sử dụng trong chương trình tiêm chủng mở rộng và điều đáng mừng là 10 trong số 11 loại vắcxin đó đã được sản xuất ở trong nước./.
Tuần lễ tiêm chủng lần đầu tiên tổ chức ở Việt Nam nhằm hưởng ứng “Tuần lễ tiêm chủng” do Tổ chức Y tế thế giới khu vực Tây Thái Bình Dương phát động, sẽ diễn ra trên toàn quốc từ ngày 25-30/4.
Tại buổi lễ, phó giáo sư, tiến sỹ Nguyễn Trần Hiển cho biết mục tiêu của Tuần lễ tiêm chủng nhằm nâng cao nhận thức của người dân về tầm quan trọng của việc tiêm chủng và mở rộng độ bao phủ của việc tiêm chủng; tăng cường các cố gắng dự phòng cho trẻ em khỏi mắc những bệnh có thể dự phòng được bằng vắcxin ngay từ những ngày đầu tiên của cuộc đời.
Vắcxin là một công cụ rất hiệu quả trong dự phòng các bệnh nhiễm trùng. Hiện nay, đã có hơn 30 bệnh nhiễm trùng có thể dự phòng được bằng vắcxin.
Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Trịnh Quân Huấn, chương trình tiêm chủng mở rộng được cộng đồng quốc tế đánh giá là một trong những chương trình chăm sóc sức khỏe thiết thực, hiệu quả nhất.
Ở Việt Nam, chương trình được triển khai trên toàn quốc từ năm 1985 và đã đạt được nhiều kết quả đáng kể. Trong những năm qua, nhờ triển khai thành công chương trình tiêm chủng mở rộng và các chương trình y tế khác, Việt Nam đã giảm đáng kể tỷ lệ tử vong ở trẻ em dưới 5 tuổi, từ 56 phần nghìn năm 1990 xuống còn 17 phần nghìn năm 2007 và đạt được mục tiêu thứ tư của thiên niên kỷ trước thời hạn 8 năm.
Đánh giá về những thành tựu trong tiêm chủng của Việt Nam, ông Kohei Toda – chuyên gia của Tổ chức Y Tế thế giới tại Việt Nam nhận xét Việt Nam là một trong những nước thực hiện tốt chương trình tiêm chủng trong khu vực Đông Nam Á từ năm 1981.
Hiện nay Việt Nam có 11 loại vắcxin được sử dụng trong chương trình tiêm chủng mở rộng và điều đáng mừng là 10 trong số 11 loại vắcxin đó đã được sản xuất ở trong nước./.
Thùy Giang (Vietnam+)