Bộ tài liệu "Những kiến thức cơ bản về công nghệ thông tin và truyền thông cho lãnh đạo cơ quan nhà nước" vừa được Trường Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý thông tin và truyền thông hoàn thiện việc dịch ra tiếng Việt và phát hành rộng rãi.
Đây là bộ tài liệu được thực hiện nằm trong khuôn khổ chương trình hợp tác quốc tế giữa Bộ Thông tin và Truyền thông với Trung tâm đào tạo Công nghệ thông tin và Truyền thông Châu Á-Thái Bình Dương (APCICT).
Bộ giáo trình được xây dựng gồm 8 học phần với những nội dung: Mối liên hệ giữa ứng dụng công nghệ thông tin và sự phát triển ý nghĩa; Công nghệ thông tin và truyền thông cho phát triển chính sách, quy trình và quản trị; Ứng dụng chính phủ điện tử; Xu hướng công nghệ thông tin và truyền thông cho lãnh đạo cơ quan Nhà nước; Quản lý Internet; An toàn, an ninh thông tin và mạng lưới; Lý thuyết và thực hành về quản lý dự án công nghệ thông tin và truyền thông; Các hình thức huy động vốn đầu tư cho dự án công nghệ thông tin và truyền thông phục vụ phát triển.
Chương trình có sự liên kết chặt chẽ với nhau với mục tiêu truyền đạt kiến thức và kinh nghiệm cần thiết giúp các nhà lập pháp xây dựng và thi hành sáng kiến ICT (công nghệ thông tin) hiệu quả hơn.
Bộ Giáo trình không chỉ phục vụ cho việc xây dựng các kỹ năng công nghệ thông tin và truyền thông mà còn mở đường cho một phương thức mới về xây dựng chương trình giảng dạy - thông qua sự hợp tác của các thành viên và tự chủ về quy trình.
Bộ giáo trình được phát triển trên cơ sở kết quả khảo sát đánh giá nhu cầu một cách toàn diện được tiến hành trên 20 nước trong khu vực và có tham khảo ý kiến của các nhân viên thuộc cơ quan nhà nước, thành viên các cơ quan phát triển quốc tế, các Viện hàn lâm và cơ sở giáo dục cũng như sự trao đổi góp ý thẳng thắn của các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực ICT phục vụ phát triển.
Giám đốc UN - APCICT Hyeun Suk Rhee cho biết, APCICT đang xúc tiến nhiều kênh để đảm bảo nội dung Bộ giáo trình đến được nhiều người học nhất trong khu vực.
Ngoài phương thức học trực tiếp thông qua các tổ chức lớp học ở các khu vực và quốc gia, APCICT cũng tổ chức các lớp học ảo (AVA), phòng học trực tuyến cho phép những học viên tham gia bài giảng ngay tại chỗ làm việc của họ./.
Đây là bộ tài liệu được thực hiện nằm trong khuôn khổ chương trình hợp tác quốc tế giữa Bộ Thông tin và Truyền thông với Trung tâm đào tạo Công nghệ thông tin và Truyền thông Châu Á-Thái Bình Dương (APCICT).
Bộ giáo trình được xây dựng gồm 8 học phần với những nội dung: Mối liên hệ giữa ứng dụng công nghệ thông tin và sự phát triển ý nghĩa; Công nghệ thông tin và truyền thông cho phát triển chính sách, quy trình và quản trị; Ứng dụng chính phủ điện tử; Xu hướng công nghệ thông tin và truyền thông cho lãnh đạo cơ quan Nhà nước; Quản lý Internet; An toàn, an ninh thông tin và mạng lưới; Lý thuyết và thực hành về quản lý dự án công nghệ thông tin và truyền thông; Các hình thức huy động vốn đầu tư cho dự án công nghệ thông tin và truyền thông phục vụ phát triển.
Chương trình có sự liên kết chặt chẽ với nhau với mục tiêu truyền đạt kiến thức và kinh nghiệm cần thiết giúp các nhà lập pháp xây dựng và thi hành sáng kiến ICT (công nghệ thông tin) hiệu quả hơn.
Bộ Giáo trình không chỉ phục vụ cho việc xây dựng các kỹ năng công nghệ thông tin và truyền thông mà còn mở đường cho một phương thức mới về xây dựng chương trình giảng dạy - thông qua sự hợp tác của các thành viên và tự chủ về quy trình.
Bộ giáo trình được phát triển trên cơ sở kết quả khảo sát đánh giá nhu cầu một cách toàn diện được tiến hành trên 20 nước trong khu vực và có tham khảo ý kiến của các nhân viên thuộc cơ quan nhà nước, thành viên các cơ quan phát triển quốc tế, các Viện hàn lâm và cơ sở giáo dục cũng như sự trao đổi góp ý thẳng thắn của các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực ICT phục vụ phát triển.
Giám đốc UN - APCICT Hyeun Suk Rhee cho biết, APCICT đang xúc tiến nhiều kênh để đảm bảo nội dung Bộ giáo trình đến được nhiều người học nhất trong khu vực.
Ngoài phương thức học trực tiếp thông qua các tổ chức lớp học ở các khu vực và quốc gia, APCICT cũng tổ chức các lớp học ảo (AVA), phòng học trực tuyến cho phép những học viên tham gia bài giảng ngay tại chỗ làm việc của họ./.
N. Anh (TTXVN/Vietnam+)