Tại Bạc Liêu đã phát hiện bãi ốc dộp - một loại nhuyễn thể lớn cùng họ với loài hến, hơn 10 con/kg - có sản lượng lớn và rộng tới 80ha.
Hơn 10 ngày qua, tại tuyến sông Cái Lớn từ ấp Ba Đình đến ấp Bình Lộc, xã Vĩnh Lộc A, huyện Hồng Dân (Bạc Liêu), nơi giáp với sông Vàm Trắc Băng của huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang, người dân đã phát hiện bãi ốc dộp rộng khoảng 80ha với sản lượng khá lớn.
Giá ốc dộp bán tại xã từ 20.000-25.000 đồng/kg.
Theo khảo sát của chính quyền xã Vĩnh Lộc A, ốc dộp sinh sản và phát triển khá nhiều ở ven bìa rừng dừa nước thuộc đoạn sông Cái Lớn dài hơn 6km.
Theo ước tính, diện tích bãi bồi ốc dộp sinh sống rộng từ 70-80 ha. Ban đầu, một số người dân phát hiện và chỉ bắt để cải thiện bữa ăn gia đình, nhưng hiện nay, nhiều hộ đã khoanh vùng và khai thác ốc dộp để bán tại các chợ. Có những hộ mò bắt hàng chục kg ốc dộp lớn mỗi ngày, góp phần tăng thu nhập kinh tế gia đình.
Ốc dộp là một trong những loài thủy sản có giá trị kinh tế cao, gần đây được người tiêu dùng rất ưa chuộng, nguồn cung không đáp ứng được nhu cầu thị trường. Do có giá cao, ốc dộp bị khai thác đánh bắt ồ ạt mang tính tận diệt. Hiện chỉ còn một số diện tích nhỏ đưa vào nuôi ốc dộp kinh doanh, nhưng nguồn con giống rất hiếm, kỹ thuật nuôi khó nên loại thủy sản này ngày một giảm cả về diện tích nuôi, sản lượng và chất lượng.
Để bãi ốc dộp phát triển bền vững, mang lại hiệu quả kinh tế, trước mắt Ủy ban Nhân dân xã Vĩnh Lộc A đã chỉ đạo bà con không nên khai thác ồ ạt mà chỉ nên bắt những loại ốc dộp lớn, tạo điều kiện cho loài ốc này tiếp tục sinh sôi và phát triển để khai thác lâu dài.
Về lâu dài, ngành chuyên môn các cấp nhanh chóng khảo sát thực tế và đánh giá cụ thể về điều kiện môi trường thích nghi, để tạo điều kiện phát triển nghề nuôi trồng loại hải sản mới cho bà con nông dân./.
Hơn 10 ngày qua, tại tuyến sông Cái Lớn từ ấp Ba Đình đến ấp Bình Lộc, xã Vĩnh Lộc A, huyện Hồng Dân (Bạc Liêu), nơi giáp với sông Vàm Trắc Băng của huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang, người dân đã phát hiện bãi ốc dộp rộng khoảng 80ha với sản lượng khá lớn.
Giá ốc dộp bán tại xã từ 20.000-25.000 đồng/kg.
Theo khảo sát của chính quyền xã Vĩnh Lộc A, ốc dộp sinh sản và phát triển khá nhiều ở ven bìa rừng dừa nước thuộc đoạn sông Cái Lớn dài hơn 6km.
Theo ước tính, diện tích bãi bồi ốc dộp sinh sống rộng từ 70-80 ha. Ban đầu, một số người dân phát hiện và chỉ bắt để cải thiện bữa ăn gia đình, nhưng hiện nay, nhiều hộ đã khoanh vùng và khai thác ốc dộp để bán tại các chợ. Có những hộ mò bắt hàng chục kg ốc dộp lớn mỗi ngày, góp phần tăng thu nhập kinh tế gia đình.
Ốc dộp là một trong những loài thủy sản có giá trị kinh tế cao, gần đây được người tiêu dùng rất ưa chuộng, nguồn cung không đáp ứng được nhu cầu thị trường. Do có giá cao, ốc dộp bị khai thác đánh bắt ồ ạt mang tính tận diệt. Hiện chỉ còn một số diện tích nhỏ đưa vào nuôi ốc dộp kinh doanh, nhưng nguồn con giống rất hiếm, kỹ thuật nuôi khó nên loại thủy sản này ngày một giảm cả về diện tích nuôi, sản lượng và chất lượng.
Để bãi ốc dộp phát triển bền vững, mang lại hiệu quả kinh tế, trước mắt Ủy ban Nhân dân xã Vĩnh Lộc A đã chỉ đạo bà con không nên khai thác ồ ạt mà chỉ nên bắt những loại ốc dộp lớn, tạo điều kiện cho loài ốc này tiếp tục sinh sôi và phát triển để khai thác lâu dài.
Về lâu dài, ngành chuyên môn các cấp nhanh chóng khảo sát thực tế và đánh giá cụ thể về điều kiện môi trường thích nghi, để tạo điều kiện phát triển nghề nuôi trồng loại hải sản mới cho bà con nông dân./.
Huỳnh Sử (TTXVN/Vietnam+)