Chiều 27/9, Tiến sĩ Đoàn Ngọc Khôi, Bảo tàng tổng hợp Quảng Ngãi cho biết, trong lúc đào đất làm hầm Biogas, ông Đặng Ngọc Anh ở xóm Gò Sành, thôn Phú Bình, xã Tịnh Châu, huyện Sơn Tịnh (Quảng Ngãi) đã phát hiện dấu tích lò nung gốm cổ.
Căn cứ vào những hiện vật gốm chưa tráng men chủ yếu là gốm sành có hình dáng, hoa văn với nhiều loại hình khác nhau, tiến sĩ Khôi cho rằng đây là dấu tích một lò nung gốm của người Việt cổ có niên đại vào khoảng thế kỷ 16, một trong những lò nung gốm sớm nhất của Quảng Ngãi.
Những hiện vật thể hiện rất rõ sự giao thoa giữa văn hóa Chămpa và văn hóa Việt. Các sản phẩm gốm cho thấy kỹ thuật sản xuất gốm của người dân bản địa (người Chăm) là nặn tay thủ công song hành với kỹ thuật làm gốm dùng bàn xoay của người Việt.
Việc phát hiện dấu tích lò nung gốm cổ này đã minh chứng rõ ràng bước chân của cư dân người Việt cổ từ phương Bắc di dân vào phương Nam định cư ở khu vực Thành Cổ Châu Sa từ rất sớm. Điều này đã phản ánh truyền thống sản xuất gốm lâu đời của kỹ thuật làm gốm cư dân Chăm-Việt.
Ông Đặng Ngọc Anh cho biết, khi đào sâu dưới lớp đất hơn 2m để làm hầm biogas gia đình đã phát hiện nhiều lớp gốm sành vỡ ken dày nằm chồng lên nhau, đặc biệt có nhiều hiện vật gốm sành như chum, bình vôi, hủ, vò, bát... còn khá nguyên vẹn.
Ông đã báo cáo sự việc với chính quyền địa phương và Bảo tàng tổng hợp Quảng Ngãi đến chứng kiến, phong tỏa hiện trường, lập thủ tục chờ khai quật mở rộng./.
Căn cứ vào những hiện vật gốm chưa tráng men chủ yếu là gốm sành có hình dáng, hoa văn với nhiều loại hình khác nhau, tiến sĩ Khôi cho rằng đây là dấu tích một lò nung gốm của người Việt cổ có niên đại vào khoảng thế kỷ 16, một trong những lò nung gốm sớm nhất của Quảng Ngãi.
Những hiện vật thể hiện rất rõ sự giao thoa giữa văn hóa Chămpa và văn hóa Việt. Các sản phẩm gốm cho thấy kỹ thuật sản xuất gốm của người dân bản địa (người Chăm) là nặn tay thủ công song hành với kỹ thuật làm gốm dùng bàn xoay của người Việt.
Việc phát hiện dấu tích lò nung gốm cổ này đã minh chứng rõ ràng bước chân của cư dân người Việt cổ từ phương Bắc di dân vào phương Nam định cư ở khu vực Thành Cổ Châu Sa từ rất sớm. Điều này đã phản ánh truyền thống sản xuất gốm lâu đời của kỹ thuật làm gốm cư dân Chăm-Việt.
Ông Đặng Ngọc Anh cho biết, khi đào sâu dưới lớp đất hơn 2m để làm hầm biogas gia đình đã phát hiện nhiều lớp gốm sành vỡ ken dày nằm chồng lên nhau, đặc biệt có nhiều hiện vật gốm sành như chum, bình vôi, hủ, vò, bát... còn khá nguyên vẹn.
Ông đã báo cáo sự việc với chính quyền địa phương và Bảo tàng tổng hợp Quảng Ngãi đến chứng kiến, phong tỏa hiện trường, lập thủ tục chờ khai quật mở rộng./.
Nguyễn Đăng Lâm (TTXVN/Vietnam+)