Theo một nghiên cứu xuất bản trong chuyên mục các vấn đề mới nhất của tạp chí Cell, một nhóm các nhà khoa học Australia và Mỹ đã xác định được một gen có thể ảnh hưởng đến sự nhạy cảm của con người đối với sự đau đớn.
Các nghiên cứu liên quan đã chỉ ra rằng cơn đau cấp tính và mãn tính ảnh hưởng đến 20% số người trưởng thành trên khắp thế giới, gây ra gánh nặng về tài chính và tinh thần to lớn. Trong khi người ta bắt đầu nhận ra rằng con người cảm nhận nỗi đau mạnh mẽ thế nào đều có một lý do thừa hưởng thì rất ít người biết về sự tồn tại của “các gen đau” có thực cũng như chúng hoạt động thế nào.
Trong một thời gian dài, một nhóm nghiên cứu quốc tế bao gồm các nhà khoa học đến từ Viện Công nghệ sinh học phân tử ở Vienna, Đại học Y Harvard và cộng tác viên khác đã chỉ ra cách lý giải sự bí ẩn trên và cuối cùng đã tìm ra gen này.
Gen này đã được phát hiện trong khi họ tiến hành phân tích gen ở ruồi trái cây. Trong số 600 gen liên quan đến sự đau đớn, các nhà khoa học này đã tập trung chú ý vào những gen đột biến đặc trưng về sự đau đớn. Cuối cùng, một gen tên là alpha 2 delta 3 được lựa chọn để nghiên cứu sâu hơn.
Các nghiên cứu đối với chuột thiếu alpha 2 delta 3 đã chỉ ra rằng gen này kiểm soát sự nhạy cảm đối với sự giận giữ có hại ở các động vật có vú cũng như ở loài ruồi.
Do đó, họ đã quyết định tìm hiểu vai trò của gen này trong sự nhạy cảm về nỗi đau của con người thông qua nghiên cứu các trường hợp liên quan đến những người tình nguyện cũng như bệnh nhân.
Một số nhà khoa học nhấn mạnh rằng kết quả của nghiên cứu trên là một điểm mốc trong lĩnh vực nghiên cữu nỗi đau. Nó không chỉ đưa ra lời giải thích cho các nghiên cứu về những đau đớn trong cấp độ phân tử mà còn trong cả hành trình dài góp phần vào sự phát triển các loại thuốc giảm đau và các phương pháp điều trị hiệu quả hơn cho các bệnh nhân./.
Các nghiên cứu liên quan đã chỉ ra rằng cơn đau cấp tính và mãn tính ảnh hưởng đến 20% số người trưởng thành trên khắp thế giới, gây ra gánh nặng về tài chính và tinh thần to lớn. Trong khi người ta bắt đầu nhận ra rằng con người cảm nhận nỗi đau mạnh mẽ thế nào đều có một lý do thừa hưởng thì rất ít người biết về sự tồn tại của “các gen đau” có thực cũng như chúng hoạt động thế nào.
Trong một thời gian dài, một nhóm nghiên cứu quốc tế bao gồm các nhà khoa học đến từ Viện Công nghệ sinh học phân tử ở Vienna, Đại học Y Harvard và cộng tác viên khác đã chỉ ra cách lý giải sự bí ẩn trên và cuối cùng đã tìm ra gen này.
Gen này đã được phát hiện trong khi họ tiến hành phân tích gen ở ruồi trái cây. Trong số 600 gen liên quan đến sự đau đớn, các nhà khoa học này đã tập trung chú ý vào những gen đột biến đặc trưng về sự đau đớn. Cuối cùng, một gen tên là alpha 2 delta 3 được lựa chọn để nghiên cứu sâu hơn.
Các nghiên cứu đối với chuột thiếu alpha 2 delta 3 đã chỉ ra rằng gen này kiểm soát sự nhạy cảm đối với sự giận giữ có hại ở các động vật có vú cũng như ở loài ruồi.
Do đó, họ đã quyết định tìm hiểu vai trò của gen này trong sự nhạy cảm về nỗi đau của con người thông qua nghiên cứu các trường hợp liên quan đến những người tình nguyện cũng như bệnh nhân.
Một số nhà khoa học nhấn mạnh rằng kết quả của nghiên cứu trên là một điểm mốc trong lĩnh vực nghiên cữu nỗi đau. Nó không chỉ đưa ra lời giải thích cho các nghiên cứu về những đau đớn trong cấp độ phân tử mà còn trong cả hành trình dài góp phần vào sự phát triển các loại thuốc giảm đau và các phương pháp điều trị hiệu quả hơn cho các bệnh nhân./.
Anh Minh (Vietnam+)