Các nhà khoa học Canada cho biết bộ hóa thạch khủng long được phát hiện cách đây 15 năm tại khu vực phía Nam sông Milk, đoạn giao nhau giữa tỉnh Alberta của Canada và bang Montana của Mỹ là chủng loại khủng long mới.
Bộ hóa thạch này do công ty hóa thạch Canada chuyên phụ trách việc thu thập hài cốt động vật cổ, phát hiện. Các nhà khoa học cho rằng đây chính là tổ tiên của loài khủng long ba sừng (Triceratops) nổi tiếng.
Loài khủng long mới được phát hiện này có chiều dài khoảng 7m, trọng lượng khoảng 2 tấn, sinh sống vào thời kỳ Kỷ Phấn trắng, có niên đại khoảng 80 triệu năm và được cho là tổ tiên của khủng long ba sừng. Đây là thành viên sớm nhất xuất hiện tại khu vực Bắc Mỹ thuộc chủng loại khủng long có sừng.
Điều gây sự chú ý của mọi người là phía sau hộp sọ của chúng có một “lá chắn” rất lớn, xung quanh có nhiều sừng hình móc câu.
Giáo sư sinh vật học cổ đại Michael Ryan, thuộc Đại học Carleton (Canada) cho rằng, “lá chắn” này có thể không phải dùng để đề phòng kẻ săn mồi, mà nhiều khả năng là để thu hút bạn tình./.
Bộ hóa thạch này do công ty hóa thạch Canada chuyên phụ trách việc thu thập hài cốt động vật cổ, phát hiện. Các nhà khoa học cho rằng đây chính là tổ tiên của loài khủng long ba sừng (Triceratops) nổi tiếng.
Loài khủng long mới được phát hiện này có chiều dài khoảng 7m, trọng lượng khoảng 2 tấn, sinh sống vào thời kỳ Kỷ Phấn trắng, có niên đại khoảng 80 triệu năm và được cho là tổ tiên của khủng long ba sừng. Đây là thành viên sớm nhất xuất hiện tại khu vực Bắc Mỹ thuộc chủng loại khủng long có sừng.
Điều gây sự chú ý của mọi người là phía sau hộp sọ của chúng có một “lá chắn” rất lớn, xung quanh có nhiều sừng hình móc câu.
Giáo sư sinh vật học cổ đại Michael Ryan, thuộc Đại học Carleton (Canada) cho rằng, “lá chắn” này có thể không phải dùng để đề phòng kẻ săn mồi, mà nhiều khả năng là để thu hút bạn tình./.
Ngọc Thúy (Vietnam+)