Các nhà khoa học Mỹ vừa phát hiện hai khu vực cảm ứng với sự lo lắng trong đại não của khỉ Rhesus khi còn nhỏ.
Theo các nhà khoa học, khu vực trong đại não của trẻ em cũng có thể phát huy vai trò tương tự như vậy.
Bằng công nghệ chụp cắt lớp vi tính, các nhà khoa học thuộc Đại học Wisconsin-Madison đã tiến hành trắc nghiệm hoạt động đại não của gần 240 con khỉ Rhesus lúc còn nhỏ khi chúng đối mặt với sự đe dọa.
Kết quả cho thấy, khỉ Rhesus càng lo lắng, sự hoạt động của khu vực trung tâm hạch hạt nhân và khu vực phía trước hippocampus của đại não càng căng thẳng.
Ngược lại, căn cứ vào tình trạng hoạt động của hai khu vực kể trên có thể phán đoán được mức độ lo lắng của khỉ Rhesus.
Các nhà khoa học cho biết, một số trẻ em hoặc một số thanh thiếu niên thường xuất hiện hiện tượng lo lắng sớm, ví dụ như hay xấu hổ một cách kỳ lạ, sợ gặp người lạ.
Những trẻ em này sau khi trưởng thành rất có thể tự “giải thoát” bằng cách uống rượu và sử dụng ma túy.
Nếu như có thể chứng minh được hai khu vực kể trên cũng là khu vực phản ứng với sự lo lắng của trẻ em, điều này có lợi cho công tác điều trị sớm những trẻ có nguy cơ cao mắc chứng bệnh lo lắng./.
Theo các nhà khoa học, khu vực trong đại não của trẻ em cũng có thể phát huy vai trò tương tự như vậy.
Bằng công nghệ chụp cắt lớp vi tính, các nhà khoa học thuộc Đại học Wisconsin-Madison đã tiến hành trắc nghiệm hoạt động đại não của gần 240 con khỉ Rhesus lúc còn nhỏ khi chúng đối mặt với sự đe dọa.
Kết quả cho thấy, khỉ Rhesus càng lo lắng, sự hoạt động của khu vực trung tâm hạch hạt nhân và khu vực phía trước hippocampus của đại não càng căng thẳng.
Ngược lại, căn cứ vào tình trạng hoạt động của hai khu vực kể trên có thể phán đoán được mức độ lo lắng của khỉ Rhesus.
Các nhà khoa học cho biết, một số trẻ em hoặc một số thanh thiếu niên thường xuất hiện hiện tượng lo lắng sớm, ví dụ như hay xấu hổ một cách kỳ lạ, sợ gặp người lạ.
Những trẻ em này sau khi trưởng thành rất có thể tự “giải thoát” bằng cách uống rượu và sử dụng ma túy.
Nếu như có thể chứng minh được hai khu vực kể trên cũng là khu vực phản ứng với sự lo lắng của trẻ em, điều này có lợi cho công tác điều trị sớm những trẻ có nguy cơ cao mắc chứng bệnh lo lắng./.
Ngọc Thúy (Vietnam+)